Tín chỉ là gì? Niên chế là gì? Sự khác nhau giữa tín chỉ và niên chế

Đối với những bạn “tân sinh viên” khi mới bước chân vào cánh cửa đại học sẽ có rất nhiều điều bỡ ngỡ, cần phải làm quen dần. Trong đó, hầu hết các bạn đều không hiểu rõ về quy chế đào tạo niên chế và tín chỉ là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại hình đào tạo này như thế nào? Theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi để giúp bạn có thể giải đáp được vấn đề này!

Đào tạo theo tín chỉ là gì?

Tín chỉ là một đại lượng để đo toàn bộ thời gian bắt buộc của người học nhằm để hoàn thành môn học cụ thể, bao gồm thời gian lên lớp, thời gian thực hành, thực tập, tự học

1 tín chỉ là bao nhiêu tháng? Khóa học đào tạo theo tín chỉ theo học kỳ, một năm sẽ có 2-3 học kỳ. Trung bình 1 kỳ, người học có thể học được từ 15 – 30 tín chỉ. Khóa học được tính theo sự tích lũy của sinh viên, sinh viên cần phải hoàn thành đủ số tín chỉ được tích lũy theo quy định mới được cấp bằng tốt nghiệp và ra trường.

Tín chỉ là gì?

Học phần và tín chỉ là gì? Học phần là khối lượng kiến thức trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy khi học tập. Phần lớn các học phần đều có khối lượng từ 2-4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn, phân bố đều trong một học kỳ.

Nợ tín chỉ là gì? Đây là việc các bạn sinh viên chưa hoàn thành số lượng tín chỉ theo yêu cầu. Để đủ điều kiện ra trường, các bạn sinh viên cần hoàn thành hết số lượng tín chỉ theo quy định.

Tín chỉ đại học là gì?
Tín chỉ đại học là gì?

Đặc điểm đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ:

  • Khóa học linh hoạt, người học có thể chủ động trong việc sắp xếp thời gian, đăng ký lịch học, số lượng môn học
  • Sinh viên được chủ động hơn khi học
  • Yêu cầu người học sẽ mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tự học
  • Người học có thể chủ động học nhanh để ra trường sớm hoặc cùng lúc học nhiều ngành, nhiều trường khác nhau theo thời gian linh hoạt mình đăng ký.

Xem thêm: Chứng chỉ HSKK là gì? chứng chỉ HSK có bao nhiêu cấp độ?

Đào tạo niên chế là gì?

Đào tạo niên chế là học theo đơn vị năm học, mỗi lớp học của một ngành, nghề sẽ được quy định học theo số tháng, năm học nhất định. Người học cần hoàn thành khối lượng kiến thức được ấn định học bắt buộc trong năm học đó. 

Thường thì mỗi năm học sẽ được tổ chức thành 2 kỳ. Sau khi sinh viên hoàn thành hết chương trình học theo thời gian quy định, không bị lưu ban sẽ được cấp bằng và ra trường.

Tìm hiểu về đào tạo theo niên chế
Tìm hiểu về đào tạo theo niên chế

Đặc điểm của việc đào tạo theo niên chế: 

  • Khóa học theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm có 2 học kỳ, lớp học đã được thiết kế sẵn. Yêu cầu sinh viên cần hoàn thành chương trình học.
  • Một năm thường có 2-3 kỳ học, học theo từng học phần. Với hình thức học theo niên chế, sinh viên khó để có thể ra trường trước thời hạn.
  • Khuyến khích sinh viên tự học nhưng không bắt buộc.
  • Sinh viên hoàn thành thụ động.
  • Các vấn đề về khóa học, nội dung, thời gian, tiến độ sẽ được ấn định sẵn.
  • Sinh viên cần chấp hành tốt lịch học, lịch thi, cũng như các quy chế của nhà trường
  • Khó để liên thông học cùng lúc các ngành, trường khác.

Xem thêm: IELTS là gì? Thi IELTS như thế nào? Lợi ích của chứng chỉ IELTS

So sánh giữa đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo niên chế

Tiêu chí Đào tạo theo niên chế Đào tạo theo tín chỉ
Tính tự chủ của người học Sinh viên học theo tiến độ chung do nhà trường sắp xếp.

Khó học như nhau với tất cả sinh viên và sinh viên không được lựa chọn

Sinh viên có thể sắp xếp lớp học, lịch học với lượng kiến thức sao cho phù hợp với bản thân mình.

Khi đã đối chiếu với học phần tự chọn, sinh viên có thể chọn cho mình một môn học sao cho phù hợp.

Khóa học Được thiết kế chuẩn theo năm và chỉ có học phần bắt buộc. Khóa học được thiết kế theo từng kỳ gồm học phần bắt buộc và học phần tự chọn. 
Liên thông Chỉ liên thông được trong cùng ngành học. Khó để liên thông dược sang ngành học khác, trường khác Có thể liên thông sang ngành khác, trường khác nếu như đáp ứng đủ yêu cầu xét tuyển của trường
Phương pháp giảng dạy Lấy người dạy làm trung tâm, vai trò của người học ít được quan tâm Người học là trung tâm, vì thế người học cần phải dành thời gian nghiên cứu, tự học
Phương pháp nhận định, đánh giá học tập Đánh giá theo kết quả của một năm học. Nếu không đạt yêu cầu sinh viên sẽ phải ở lại năm đó. Kết quả được tính theo tổng số tín chỉ tích lũy. Sinh viên sẽ buộc thôi học nếu như không đạt đủ điểm trung bình tích lũy.
Điều kiện ra trường Sinh viên phải thi đạt toàn bộ môn học Sinh viên hoàn thành tất cả tín chỉ
Phương pháp tính điểm Điểm tính theo thang điểm 10 Tính theo thang 4 và thang điểm chữ
Quản lý sinh viên Sinh viên quản lý và sinh hoạt theo lớp. Được tư vấn bởi giáo viên chủ nhiệm Sinh viên được quản lý theo các lớp học phần. Được tư vấn bởi cố vấn học tập

Những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp người học có thể hiểu rõ hơn về tín chỉ là gì, niên chế là gì, cũng như những ưu điểm, hạn chế của 2 hệ đào tạo này. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới trên đây sẽ thật sự hữu ích đối với các bạn sinh viên mới nhập học về vấn đề đào tạo bậc đại học, cao đẳng như thế nào.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *