Thần thoại là gì? Chức năng và đặc trưng của thần thoại

Thần thoại là thể loại văn học giúp lưu giữ các di sản văn hóa tinh thần của nhân loại. Để có thể hiểu rõ hơn về thần thoại là gì, cũng như chức năng, đặc trưng của thể loại này như thế nào, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.

Truyện thần thoại là gì?

Thần thoại là những chuyện hoang đường, tưởng tượng về nhân vật chính là các vị thần, có nguồn gốc thần linh với năng lực siêu phàm,… tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới và các nhân tố như thiên nhiên, văn hóa. Qua đó giúp phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới, đời sống con người và muôn loài. 

Giới thiệu thể loại thần thoại
Giới thiệu thể loại thần thoại

Ngoài ra, thần thoại còn thể hiện sự nhỏ bé của con người trước thiên tai hoạn nạn, chiến tranh, với mong muốn có được một vị thần để đứng ra để bảo vệ họ. Chính khát vọng này đã giúp thần thoại được sinh ra và lưu truyền cho đến ngày nay.

Nhìn chung, thần thoại là thể loại tự sự nhằm kể lại sự tích về các vị thần sáng tạo ra thế giới. Sự tích về các vị thần dù có hoang đường đến đâu thì thần thoại vẫn luôn chứa đựng những hiểu biết, kinh nghiệm của người cổ đại. Thần thoại được xây dựng bởi những hình ảnh, chi tiết không có thực, tất cả chỉ là hư ảo được tưởng tượng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa của loài người.

Nguồn gốc thần thoại

Thần thoại ra đời khi nào?

Thần thoại được ra đời và phát triển trong thời nguyên thủy, khi trình độ hiểu biết, ngôn ngữ, văn hóa của con người còn thấp kém về mọi mặt. Nói về nguồn gốc của thần thoại Hy Lạp có rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng hầu hết đều không xác định được thời điểm bắt nguồn là từ khi nào.

Thời điểm xuất hiện thể loại thần thoại
Thời điểm xuất hiện thể loại thần thoại

Theo thuyết kinh thánh, mọi huyền thoại sẽ đều được bắt nguồn từ kinh sách tôn giáo. Theo lý thuyết lịch sử, các nhân vật được đề cập trong thần thoại đều là người có thật, những huyền thoại liên quan đến họ chỉ là sự bổ sung của những thời đại sau này.

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thần thoại

Sự ra đời của thần thoại là từ nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội của người cổ đại. Thời điểm đó thiên nhiên vừa gần gũi vừa đe dọa con người nguyên thủy, đánh thức khát vọng muốn được khám phá, lý giải, chinh phục thiên nhiên. Thần thoại chính là kết quả của sự khám phá tự nhiên.

Người nguyên thủy cổ đại với khả năng tư duy hạn chế nên không lý giải được các hiện tượng tự nhiên, vì vậy đã giải thích mọi thứ bằng cách quy chiếu hoạt động của thế giới tâm linh để tạo nên thế giới bên ngoài. Tự nhiên ở trong trí tưởng tượng của họ đều được tạo ra bởi các vị thần (thần mưa, thần gió, thần biển, thần sét,…) 

Nguyên nhân tạo nên thể loại thần thoại
Nguyên nhân tạo nên thể loại thần thoại

Vậy nên, thần thoại là chức năng nhận thức, cũng là kho tàng tri thức của con người ở trong hình thái xã hội cộng đồng nguyên thủy.

Đặc trưng của thể loại thần thoại

Tính nguyên hợp

Đây là đặc trưng nổi bật nhất của truyện thần thoại, bởi loại truyện này vừa có tính văn học, lại vừa có tính văn hoá. Thần thoại là khoa học cổ xưa tạo ra để nhằm giải thích thế giới. 

Chúng cũng là một tôn giáo nguyên thủy nhằm phản ánh sự tôn thờ tự nhiên của người cổ đại. Bên cạnh đó, trong thần thoại còn chứa đựng các yếu tố triết học, lịch sử, pháp luật,… 

Chức năng cơ bản của thần thoại

  • Chức năng nhận thức: Được thể hiện qua 2 mặt: nhận thức về cái đang có, đang xảy ra và nhận thức về nguồn gốc. Nói đơn giản là nhận thức về hai mặt hiện thực khách quan và suy diễn căn nguyên sự vật, sự việc.
  • Chức năng sinh hoạt thực hành: Truyện thần thoại luôn được gắn liền với các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng mang màu sắc tôn giáo, pháp thuật, ma thuật,… Chúng được xem là hình thức để ra đời, tồn tại, lưu truyền của thể loại truyện này.
Chức năng, ý nghĩa của thần thoại 
Chức năng, ý nghĩa của thần thoại
  • Chức năng thẩm mỹ: Thần thoại thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên qua trí tưởng tượng của con người. Qua đó, con người sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao.

Nghệ thuật

Thần thoại thường mang cốt truyện đơn giản, đó có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hay một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo nên hệ thần thoại).

Câu chuyện trong thần thoại được gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ, cùng với đó là không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn giúp tạo nên sức cuốn hút lâu bền cho thần thoại.

Nhân vật

Như đã giới thiệu ở trên, nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường,… 

Nhân vật của thần thoại thường là những vị thần
Nhân vật của thần thoại thường là những vị thần

Các nhân vật trong thần thoại có chức năng cắt nghĩa, lý giải những hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người và khát vọng tinh thần với ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

Xem thêm: Sử thi là gì? Đặc điểm, các loại sử thi và ví dụ về sử thi

Phân loại thần thoại

Thần thoại được chia thành hai nhóm là thần thoại suy nguyên và thần thoại sáng tạo (Theo ông Đỗ Bình Trị – người nghiên cứu lịch sử văn học dân gian Việt Nam).

Thần thoại suy nguyên

Thần thoại suy nguyên là cách mà người nguyên thủy dùng để giải thích nguồn gốc của một số sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội như: động đất, bão lũ, sóng thần, dịch bệnh,… từ đó làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp cao quý của con người.

Thần thoại sáng tạo

Thần thoại sáng tạo là gì? Đây là thể loại sáng tạo thần thoại với nội dung “anh hùng văn hóa”. Họ là những con người đã lập được những chiến công, có sức mạnh được thần thánh hóa để giúp các bộ lạc, làng mạc có được một cuộc sống tốt đẹp. 

Thần thoại sáng tạo nội dung về những người anh hùng lập được chiến công lớn
Thần thoại sáng tạo nội dung về những người anh hùng lập được chiến công lớn

Đồng thời, thể hiện ước mơ, mong ước của con người về cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.

Xem thêm: Truyển cổ tích là gì? Tổng hợp #20 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất cho bé

Tìm hiểu về lịch sử hình thành của thần thoại Việt Nam

Thần thoại Việt Nam được hình thành do nhu cầu nhận thức và lý giải những hiện tượng tự nhiên (Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Biển,…). Đồng thời, sự ra đời của thần thoại Việt Nam cũng do nhu cầu nhận thức, lý giải xã hội của người Việt xưa (Sơn Tinh Thủy Tinh, Họ Hồng Bàng).

Thần thoại Việt Nam được xuất hiện từ sớm cùng với nghề nông (Nữ Thần Lúa) thời đại đồ đá giữa hoặc đầu thời đại đồ đá mới. Đặc biệt, thần thoại Việt Nam được phát triển rực rỡ vào thời kỳ chuyển sang thời đại đồ đồng (từ xã hội thị tộc mẫu hệ đến việc thành lập quốc gia Văn Lang).

Thần thoại Việt Nam bị truyền thuyết hóa, một số bộ phận thần thoại có sự xâm nhập của các yếu tố lịch sử trở thành truyền thuyết. Điển hình là chuối truyền thuyết về các vua Hùng (vốn là thần thoại).

Qua những chia sẻ trên đây chúng ta đã hiểu rõ được thần thoại là gì, cũng như những kiến thức cơ bản về thể loại này. Bạn đọc đừng quên thích và theo dõi Thapgiainhietliangchi.com để cập nhật cho mình những thông tin hữu ích nhất nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *