Taurine là gì? Là một loại amino axit tìm thấy trong cơ thể người, thực hiện vai trò chính là duy trì mức cân bằng điện giải trong tế bào. Bên cạnh đó, còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và kháng insulin của các bệnh nhân tiểu đường. Để có nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc theo dõi chia sẻ dưới đây.
Taurine là gì? Taurine là chất gì?
Taurine là một axit amin sulfonic mà cơ thể có thể tự sản sinh, chất này tập trung chủ yếu trong não, mắt, tim và cơ bắp. Khác với các loại axit amin khác, taurine không được sử dụng để xây dựng protein, mà nó được phân loại là một axit amin thiết yếu.
Taurine được phát hiện bởi các nhà khoa học của Đức là Friedrich Tiedeman và Leopold Gmelin vào năm 1827. Taurine có khả năng tan trong nước nên khó thâm nhập vào các mảng tế bào chất béo.
Taurine có trong những thực phẩm bổ sung là gì?
Các nguồn chính của taurine đó chính là thực phẩm động vật như thịt, cá và sữa. Mặc dù ở một số thực phẩm chay chế biến sẵn có chứa taurine nhưng không đảm bảo những thứ này thì cung cấp đủ số lượng cho cơ thể hàng ngày.
Taurine cũng thường được thêm liên tục vào nước soda, nước tăng lực, cung cấp đến 600 – 1000 mg taurine trong một phần 8 ounce (237ml). Thế nhưng bạn không nên uống soda hoặc nước tăng lực với số lượng lớn sẽ có thể gây hại.
Taurine được sử dụng trong các chất bổ sung và nước tăng lực thường được sản xuất tổng hợp nên chỉ phù hợp với người ăn chay. Chế độ ăn uống trung bình cung cấp từ 40 – 400 mg taurine hàng ngày
Xem thêm: Creatine là gì? Những thông tin cần biết về Creatine
Taurine có tác dụng gì?
Trong cơ thể, taurine có ở hầu hết các mô, nhưng tập trung chủ yếu ở mô xương, tim, thần kinh và võng mạng. Taurine giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe, cụ thể
Cải thiện sức khỏe cơ thể
- Điều hòa nhịp tim, cải thiện chức năng tim, phòng chống các bệnh về tim mạch.
- Chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại, đào thải các tế bào chết, chất độc ra khỏi cơ thể.
- Điều tiết lượng đường trong máu, kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tiểu đường.
- Taurine còn hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh về động kinh, phục hồi sức lực, cải thiện hiệu suất làm việc của cơ thể.
- Duy trì cân bằng hydrat, điện giải thích hợp trong các tế bào.
- Hình thành muối mật – đây là thành phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa.
- Điều hòa sức khỏe, hệ miễn dịch và các chức năng chống oxy hóa
- Taurine cùng với DHA và Choline là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, đặc biệt ở giai đoạn chào đời. Lượng Taurine tập trung ở não bộ của trẻ gấp 4 lần so với người lớn.
- Trẻ bị thiếu Taurine sẽ dễ bị tổn thương võng mạc, suy yếu thị lực và có thể mất khả năng nhìn nếu như nghiêm trọng.
Một số tác dụng khác của Taurine
Chống lại bệnh tiểu đường
Taurine có thể cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, chống lại bệnh tiểu đường. Kiểm soát lượng đường trong máu giữa vai trò vô cùng quan trọng, vì lượng đường trong máu cao là nhân tố chính của bệnh tiểu đường type 2 và nhiều bệnh lý mãn tính khác.
Một số nghiên cứu cho thấy lượng Taurine hấp thụ vào cơ thể có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 bằng cách giảm lượng đường trong máu và kháng insulin.
Vai trò của Taurine đối với hoạt động thể dục
- Loại bỏ các chất thải khiến cho cơ thể mệt mỏi, tránh quá trình “đốt cháy cơ”
- Bảo vệ các cơ khỏi tổn thương tế bào và áp suất oxi hóa ở người
- Tăng đốt chất mỡ trong quá trình tập thể dục.
- Taurine có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh tim, huyết áp và cholesterol.
- Làm giảm đáng kể độ cứng của động mạch, giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể dễ dàng.
- Ngoài ra còn có tác dụng làm giảm viêm, giảm mức độ dày của động mạch
Tác dụng phụ của taurine
Taurine không có tác dụng phụ nếu như bạn sử dụng với liều lượng được khuyến cáo. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội Dược sĩ Hoa Kỳ công bố xem xét mức độ an toàn của taurine trong nước tăng lực. Thông tin này cho biết hàm lượng trong taurine thấp và không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nhiều người tham gia nghiên cứu cho biết họ có triệu chứng tiêu chảy và táo bón nhẹ khi uống nước tăng lực có chứa taurine. Còn với những người suy tuyến thượng thận cũng có thể bị giảm nhiệt độ cơ thể và tăng nồng độ kali khi sử dụng quá nhiều taurine.
Với những người động kinh sử dụng 1,5gr mỗi ngày sẽ có các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn
- Đau đầu
- Chóng mặt.
Khi gặp phải các tác dụng phụ này, người mắc bệnh suy tuyến thượng thận, động kinh cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Dựa vào thể trạng và diễn biến bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về mức độ an toàn cũng như liều lượng phù hợp
Cách bổ sung taurine phù hợp
Liều dùng phổ biến nhất của taurine đó chính là từ 500 – 2.000 mg mỗi ngày. Với liều dùng trên 2000mg thì người dùng cũng không bị bất kỳ một tổn hại nào nhưng giới hạn trên lượng độc tố của cơ thể sẽ cao hơn rất nhiều.
Nghiên cứu về mức độ an toàn của taurine với liều lượng 3000mg mỗi ngày trong suốt cuộc đời thì sức khỏe của một người vẫn không hề bị nguy hiểm. Mặc dù thời gian nghiên cứu ngắn nhưng việc sử dụng 3000mg mỗi ngày sẽ giúp bạn tối đa hóa được lợi ích của taurine trong khoảng cách an toàn.
Để đạt được liều lượng này ngoài việc uống bổ sung thêm taurine thì bạn nên bổ sung từ các loại thực phẩm như thịt, cá, và sữa.
Với các chia sẻ trong bài viết “Taurine là gì? Lợi ích của Taurine với cơ thể”, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn; từ đó biết cách cân bằng và bổ sung lượng taurine phù hợp. Để chắc chắn thì bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.