Tài nguyên thiên nhiên là gì? Là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh tế – xã hội. Bao gồm những của cải, vật chất trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng, chế biến, phục vụ cho cuộc sống của con người. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ những nội dung thông tin trong bài viết dưới đây.
Tài nguyên là gì?
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được dùng để tạo ra của cải, vật chất hoặc tạo ra các giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên là đối tượng sản xuất chính của con người. Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng các loại hình tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.
Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau mà người ta chia tài nguyên thành 3 loại đó là:
- Theo quan hệ con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội
- Theo phương thức và khả năng tái tạo: Gồm tài nguyên tái tạo và không tái tạo
- Theo bản chất tự nhiên: Bao gồm tài nguyên nước, đất, rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng,….
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật, nhiều giá trị của tài nguyên bị thay đổi và nhiều tài nguyên khác bị cạn kiệt và trở nên quý hiếm; nhiều loại tài nguyên có giá trị cao trước đây trở nên phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp chế biến hiệu quả.
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tài nguyên thiên nhiên còn được biết đến với tên gọi khác là tài nguyên môi trường. Là những thành phần tồn tại trên Trái Đất mà không do con người tạo ra, giữ vai trò thiết yếu đối với sự sống của con người cũng như của các loài sinh vật. Nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay đang bị cạn kiệt do hoạt động khai thác, sử dụng quá mức. Chính vì thế nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam luôn đẩy mạnh hoạt động quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Hiểu một cách đơn giản, khái niệm tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên bao gồm cả đất đai, không khí, nước và các loại năng lượng, những khoáng sản trong lòng đất,…Con người có thể khai thác, sử dụng những lợi ích mà tài nguyên thiên nhiên đem lại để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của mình. Tài nguyên thiên nhiên có tên gọi trong tiếng anh là Natural resources.
Tài nguyên đất là gì?
Tài nguyên đất có tên tiếng anh là Land resources, là một loại tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành các vật chất để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống.
Đất là một loại tài nguyên thiên nhiên, là hỗn hợp phức tạp gồm các hợp chất vô cơ, các mảnh vụn hữu cơ đã và đang bị phân rã, nước, không khí và vô số các loài sinh vật sinh sống trong đó. Đất cũng là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây, cho các sinh vật trong đất một cách trực tiếp và gián tiếp, cung cấp nguồn thực phẩm gỗ, sợi và nhiều loại nguyên liệu khác,…đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người.
Xem thêm: Năng lượng mặt trời là gì? Vai trò của năng lượng mặt trời trong đời sống
Tài nguyên nước là gì?
Nước là hợp chất hóa học của oxi và hidro gồm 2 nguyên tử hidro và một nguyên tử oxi, có công thức hóa học là H2O. Nước là một trong những nhân tố quyết định tới chất lượng môi trường sống và nước có thể tài táo được, cần thiết cho hoạt động kinh tế – xã hội của con người.
Tài nguyên nước là toàn bộ lượng nước có trong khu vực có nước trên Trái Đất mà con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, tồn tại, phát triển nền kinh tế – xã hội. Tài nguyên nước sẽ bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.
Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Phân loại theo công dụng
Tài nguyên thiên nhiên phân loại theo công dụng gồm có
- Nguồn năng lượng
- Khoáng sản
- Nguồn tài nguyên rừng
- Đất đai
- Nguồn nước
- Biển và thủy hải sản
- Khí hậu
- …
Phân loại theo khả năng tái sinh
Chúng được chia thành:
- Tài nguyên hữu hạn
- Nhóm tài nguyên không thể tái tạo được: Là các loại tài nguyên có quy mô không thay đổi như đất đai và những loại tài nguyên khi sử dụng sẽ mất dần hoặc biến đổi tính chất hóa, lý giống như các loại khoáng sản, kim loại, than đá,…
- Nhóm tài nguyên có thể tái tạo: Bao gồm rừng, thổ nhưỡng; các loại động – thực vật trên cạn, dưới nước;…
- Tài nguyên vô hạn: Là các loại tài nguyên có thể tái tự tái tạo liên tục được, không cần tới sự tác động của con người.
Các dạng tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên theo cơ sở nguồn gốc
- Nhóm tài nguyên thiên nhiên sinh học sẽ bao gồm:
- Rừng
- Động vật
- Nhiên liệu hóa thạch
- Than đá, dầu mỏ
- Nhóm tài nguyên thiên nhiên phi sinh học gồm có:
- Đất
- Nước
- Không khí
- Đất hiếm
- Kim loại nặng như vàng, bạc, kim cương,…
Tài nguyên thiên nhiên theo giai đoạn phát triển
- Tài nguyên thiên nhiên tiềm năng là những tài nguyên có thể được sử dụng trong tương lai như dầu mỏ trong đá trầm tích
- Tài nguyên thiên nhiên thực tế: Là những tài nguyên đã được khảo sát, định lượng và có đủ điều kiện đang được sử dụng như chế biến gỗ.
- Tài nguyên thiên nhiên dự trữ: Là một phần nhỏ của tài nguyên thiên nhiên thực tế có thể được phát triển lợi nhuận cao trong tương lai.
- Tài nguyên thiên nhiên chứng khoán: Là nhóm tài nguyên được khảo sát nhưng không thể sử dụng do thiếu công nghệ.
Tài nguyên thiên nhiên theo thành phần
- Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo gồm có ánh sáng mặt trời, không khí, gió, nước. Đây là các nhóm tài nguyên thiên nhiên có số lượng lớn và liên tục. Mặc dù có thể tái tạo nhưng tốc độ phục hồi không nhanh, nếu sử dụng quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt.
- Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo: Bao gồm các kim loại nặng như đồng, vàng, sắt, bạc,….Là những nhóm tài nguyên không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất chậm.
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với sự phát triển kinh tế
Tài nguyên thiên giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, cụ thể:
- Là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất đặc biệt là trong việc phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên – nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác
- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tích lũy vốn và sự phát triển ổn định. Với hầu hết các quốc gia, việc tích lũy đòi hỏi phải được thực hiện dài lâu. Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng mà nhiều quốc gia trên thế giới có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các nguồn tài nguyên thô để bán.
- Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên còn giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào các quốc gia khác, tạo cơ hội phát triển kinh tế ổn định.
- Tài nguyên thiên nhiên còn giúp ích cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên liệu cho ngành kinh tế khác; đồng thời giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện nay
Nguồn tài nguyên thiên nhiên đang suy giảm một cách nghiêm trọng cả về chất lượng và số lượng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này đó chính là do việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức của con người.
Diện tích tài nguyên rừng đang bị thu hẹp do hoạt động chặt phá, cháy rừng xảy ra thường xuyên. Điều này cũng làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật quý hiếm mất đi. Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng 100 loài động vật và 100 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Tài nguyên nước cũng đang là vấn đề “nóng” hiện nay. Dự báo đến năm 2025, có khoảng 75% dân số sống trên thế giới phải sống trường thiếu nước trầm trọng trong đó có Việt Nam. Các loại tài nguyên khoáng sản, quặng kim loại cũng đang dần cạn kiệt do khai thác bừa bãi, không có quy hoạch. Tài nguyên đất cũng trở nên hạn hẹp do sự ô nhiễm và phát triển quả các hoạt động công nghiệp, dịch vụ làm tăng diện tích đất nhiễm mặn, hoang mạc hóa.
Biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Bên cạnh việc khai thác thì con người cũng cần phải có các biện pháp bảo vệ tài nhiên thiên nhiên để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, đời sống được cải thiện. Các biện pháp giúp hạn chế tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đó là:
Tài nguyên rừng
- Đối với rừng phòng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng diện tích rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống – đồi núi trọc.
- Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học về sinh vật của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo việc duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, tăng độ phì và chất lượng đất rừng.
- Bên cạnh đó thực hiện một số biện pháp khác như: Giao quyền sử dụng đất cho người dân; triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng,….
Tài nguyên sinh vật
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên
- Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”
- Quy định về việc khai thác các nguồn tài nguyên như cấm sử dụng chất nổ đánh bắt cá; cấm gây độc hại cho môi trường nước;….
Tài nguyên đất
- Đối với vùng đồi núi
- Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng biện pháp nông – lâm kết hợp
- Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh – định cư cho dân cư miền núi
- Hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng nhiều biện pháp như thủy lợi, canh tác làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá,…
- Đối với đồng bằng
- Cần phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ và kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Thực hiện biện pháp thâm canh để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, canh tác và sử dụng đất hợp lý, chống bạc màu, nhiễm mặn.
- Cần có biện pháp để chống ô nhiễm, làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp,….
Các tài nguyên thiên nhiên khác
- Tài nguyên nước: Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng, chống ô nhiễm nước
- Tài nguyên khoáng sản: Quản lý chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí, ô nhiễm môi trường.
- Tài nguyên du lịch: Bảo tồn, tạo ra giá trị tài nguyên, bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm
- Khai tahcs và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên khác như khí hậu, tài nguyên biển.
Với nội dung bài viết “Tài nguyên thiên nhiên là gì? Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên” hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Để bảo vệ môi trường sống của chính mình, mỗi một cá nhân tổ chức hãy cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.