Cấp trên gọi là sếp hay xếp? Nguồn gốc của từ Sếp

Sếp hay xếp là cặp từ thường bị nhầm lẫn trong cả văn nói và văn viết. Vậy cấp trên được gọi là sếp hay xếp? Giữa 2 từ này đâu là đúng chính tả Tiếng Việt mời bạn cập nhật qua bài viết sau đây!

Cấp trên gọi là sếp hay xếp?

Để có thể biết được cấp trên được gọi là sếp hay xếp thì chúng ta cần phải giải nghĩa của từng từ để từ đó biết cách sử dụng sao cho phù hợp nhất:

Sếp là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt từ “sếp” là danh từ mang nghĩa là người chỉ huy, người cai quản. Sếp là cách gọi, xưng hô mà các nhân viên cấp dưới thường dùng để gọi những người có cấp bậc lãnh đạo, vị trí quản lý ở trong công ty, tổ chức.

Sếp để chỉ người đứng đầu tổ chức
Sếp để chỉ người đứng đầu tổ chức

Xếp là gì?

Trong từ điển Tiếng Việt, từ “xếp” có những cách hiểu sau đây:

  • Xếp: là động từ để chỉ hành động đặt từng cái một theo đúng vị trí, hàng lối, trật tự nhất định hoặc đặt vào vị trí trong hệ thống phân loại, đánh giá. Ví dụ: xếp quần áo, xếp sách vở lên kệ, xếp loại học lực khá,…
  • Xếp: là động từ có nghĩa là gấp. Ví dụ: xếp giấy thành hình con thuyền.
  • Xếp: là danh từ nhằm để chỉ tập hợp những vật cùng loại có hình tấm mỏng được xếp chồng lên nhau để làm thành một đơn vị. Ví dụ: xếp giấy, xếp vải hoa,…

Vậy xếp hàng hay sếp hàng đúng? Từ đúng trong cụm từ này là từ xếp hàng.

Cấp trên là sếp hay xếp đúng chính tả?

Với phân tích trên có thể thấy cả sếp và xếp đều là từ có nghĩa, nhưng tùy vào văn cảnh sử dụng mà ngữ nghĩa và cách sử dụng sẽ khác nhau. Chúng ta sử dụng từ “sếp” để xưng hô và để gọi các chức danh.

Còn đối với “xếp” dùng khi muốn chỉ một hành động nào đó, từ “xếp” thường được đi kèm với các từ bổ nghĩa khác nhau.

Sếp là từ đúng chính tả
Sếp là từ đúng chính tả

Vậy, gọi cấp trên là sếp mới là từ đúng chính tả. Không ít người sử dụng sai gọi “sếp” thành “xếp”, chính điều này đã gây ra sự mất thiện chí trong công việc, cũng như trong giao tiếp.

Lưu ý: Từ “sếp” chỉ dùng để xưng hô khi gọi lãnh đạo hay quản lý ở môi trường công ty, doanh nghiệp. Khi ở trong môi trường nhà nước sẽ không gọi là sếp, thay vào đó sẽ gọi theo cấp bậc lãnh đạo.

Xem thêm: Xót xa hay sót xa là đúng chính tả? Ý nghĩa xót xa là gì?

Nguồn gốc từ sếp

Vốn dĩ trong từ điển Tiếng Việt sẽ không có từ “sếp”, từ này có nguồn gốc từ tiếng Pháp được du nhập khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta. Có thể thấy trong thời kỳ này tiếng Việt đã tiếp thu rất nhiều nét văn hóa Pháp, bao gồm cả ngôn ngữ. Một số cụm từ mà ta phải kể đến như: mùi xoa -mouchoir, lắc lê – la clé và tuýp – tube,… 

“Sếp” được phiên âm từ từ “Chef” trong tiếng Pháp, có nghĩa là lãnh đạo, người đứng đầu, người quản lý, thủ lĩnh,… của một cơ quan hay tổ chức nào đó.

Những cách xưng hô dùng “sếp” như: sếp tổng, sếp phó, sếp trưởng, ông sếp,…

Từ sếp được bắt nguồn bởi tiếng Pháp
Từ sếp được bắt nguồn bởi tiếng Pháp

Từ “sếp” được dùng với sự thân mật và tôn trọng, từ này mang tính khẩu ngữ hơn là trang trọng, cho nên chúng thường được dùng trong văn nói và giao tiếp nhằm để thể hiện cách gọi thân mật, nhưng không được sử dụng trong các văn bản.

Đối với các văn bản, hợp đồng sẽ dùng những từ ngữ trang trọng hơn như: Chủ tịch, Giám đốc, Trưởng phòng,… nhằm để thể hiện sự quyền uy, trách nhiệm của người lãnh đạo.

Sếp tổng là gì? Sếp tổng là cụm từ được dùng để chỉ người đứng đầu có vai trò quản lý toàn bộ một tổ chức, công ty hay tổ hợp doanh nghiệp.

Xem thêm: Nỡ hay lỡ là đúng? Chi tiết cách sử dụng của từng từ

Nguyên nhân dùng sai lỗi chính tả sếp và xếp

Đa số người dùng thường mắc lỗi chính tả khi viết các từ có âm đầu s-x. Đây là một trong những nhầm lẫn âm đầu tiêu biểu của người dân miền Bắc. Nguyên nhân là vì mọi người phát âm sai, khi phát âm đại đa số sẽ phát âm cả s và x đều theo âm x.

Âm s thuộc trong nhóm 3 phụ âm quặt lưỡi r, s, tr, điều này đã gây ra khó khăn trong việc phát âm của người dân miền Bắc. Để khắc phục lỗi sai chính tả giữa sếp và xếp bạn cần:

  • Hiểu rõ nghĩa của từng từ
  • Đọc nhiều sách
  • Luyện viết 
  • Cố gắng phát âm chuẩn.

Cho dù là Sếp hay xếp thì cả 2 từ này đều có nghĩa, tuy nhiên cần tùy vào văn cảnh để có thể dùng chúng sao cho chính xác nhất!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *