Hiện nay những công nghệ mới ra đời đã giúp cho con người có những trải nghiệm mới mẻ hơn. Một trong số đó là công nghệ rfid. Bạn đã từng nghe đến cái tên này nhưng chưa hiểu về những ứng dụng của nó. Vậy công nghệ rfid là gì? Cùng tháp giải nhiệt liangchi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Rfid là gì
RFID(Radio Frequency Identification): là việc nhận dạng qua tần số vô tuyến. RFID là công nghệ kết nối sóng vô tuyến để xác định tự động và theo dõi thẻ nhận dạng được gắn vào vật thể. Công nghệ này cho phép nhận biết đối tượng thông qua hệ thống thu và phát sóng radio để giám sát, quản lý cho từng đối tượng.
Cấu tạo hệ thống
Cấu tạo thẻ rfid gồm hai phần chính: thẻ RFID (RFID tag) và đầu để đọc (reader). Thẻ RFID sẽ được gắn chip silicon và ăng ten radio để gắn vào đối tượng quản lý như hàng hóa, sản phẩm, động vật… Thẻ RFID có kích thước rất nhỏ, chỉ vài cm. Tuy nhiên, bộ nhớ của con chip lại có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu.
Đặc điểm
– RFID sử dụng hệ thống không dây để thu phát sóng radio, không sử dụng tia sáng giống như mã vạch.
– Tần số được sử dụng trong hệ thống RFID thường là 125Khz hoặc 900Mhz
– Thông tin được truyền qua những khoảng cách rất nhỏ mà không cần một sự tiếp xúc vật lý nào.
– Có thể đọc thông tin xuyên qua nhiều môi trường và vật liệu như: băng đá, bê tông, sơn, tuyết, sương mù, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch thường sẽ không thể phát huy hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động
Thiết bị RFID reader sẽ phát ra sóng điện từ ở tần số nhất định, thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động thì có thể cảm nhận được sóng điện từ này sẽ thu nhận năng lượng rồi phát lại cho thiết bị RFID Reader biết được mã số của mình. Do đó thiết bị RFID reader có thể nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.
Tính bảo mật
Thẻ chip RFID có rất nhiều mã nhận dạng khác nhau, thường là 32bit tương ứng với khoảng hơn 4 tỷ mã số khác nhau. Ngoài ra, trước khi xuất xưởng mỗi thẻ chip RFID sẽ được gán một mã khác nhau . Do vậy khi một vật được gắn chip RFID thì khả năng nhận dạng nhầm thẻ chip RFID là rất thấp, xác suất được tính toán là 1 phần 4 tỷ.
Khi dùng thẻ rfid, nhiều người không biết rfid protection là gì. Thực tế, thiết kế của tấm thẻ này được thiết kế như tấm nhựa bình thường và mỏng hơn thẻ thanh toán. Rfid protection là một loại thẻ dùng để bảo vệ, có khả năng ngăn cản việc đánh cắp thông tin cá nhân. Chỉ cần chèn thẻ này với thẻ thanh toán cùng nhau thì một mạng lưới bảo vệ đã được xung quanh ví của người dùng.
Nói tóm lại, với cách thức hoạt động như vậy thì RFID có độ bảo mật và an toàn rất cao. Vì thế, chúng ta có thể sử dụng trong các hoạt động giám sát đối tượng mà không lo về vấn đề bảo mật.
Ứng dụng của công nghệ rfid là gì?
Rfid là công nghệ từ lâu đã được rất nhiều nước trên thế giới. Thời gian gần đây, công nghệ rfid tại việt nam cũng đang được chú trọng sử dụng ở nhiều lĩnh vực.
– Nhà thông minh
RFID là cách tiết kiệm để giúp cho vật dụng trong nhà trở nên “thông minh” hơn. Việc gắn chip RFID trên các vật dụng sẽ không tốn quá nhiều tiền bạc hay thời gian. Ví dụ với một chiếc áo thông minh và một máy giặt thông minh có thể đọc được nhãn RFID, bạn có thể kiểm soát việc giặt và sấy cho chiếc áo đó.
Một trong những ứng dụng tuyệt vời trong thương mại của RFID là Nest Tag. Một chiếc móc khóa có giá khoảng 25$ (580.000VNĐ) có thể kích hoạt được hệ thống báo động Nest của Google.
– Chăm sóc sức khỏe
Bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện hiện sẽ được cấy con chip RFID. Dữ liệu sức khỏe của họ sẽ được tự động ghi lại và cập nhật hàng ngày trong hệ thống EHR. Tuy nhiên, việc này cũng có thể có sự xâm phạm quyền riêng tư của bệnh nhân.
– Giao thông thông minh
Các đoàn xe thông minh ở các thành phố lớn trên thế giới sử dụng tag RFID để có thể kiểm soát giao thông. Tag RFID có thể đọc được các dữ liệu hành khách cũng như giữ cảnh báo về hệ thống đường, phương tiện giao thông để cập nhật thường xuyên và liên tục.
– Ứng dụng rfid trong logistics và quản lý kho
Nhiều người thắc mắc rfid là gì trong logistics? Thực tế, thông qua việc nhận dạng bằng thẻ rfid thì nhà quản lý sẽ ghi nhận được tình trạng xuất hoặc nhập hàng hoá, vị trí cũng như đường đi của đơn hàng. Ngoài ra, rfid trong logistics đã và đang được ứng dụng vào nhiều công việc khác nhau.
Riêng với quản lý kho thì nó giúp phân loại các vật tư, sản phẩm trong kho. Mỗi vật tư sẽ được gắn tag RFID, thông qua thiết bị đọc tag RFID thì nó có thể nhận diện được từng vật. Các dữ liệu thực tế của kho như số lượng, vị trí, phân loại sẽ được thu thập lại thông qua hệ thống rfid và đưa về lưu trữ và hiển thị tại hệ thống máy chủ của kho. Từ đó việc xuất và nhập kho được kiểm soát nhanh và hiệu quả hơn.
– Trong sản xuất theo dây chuyền, hệ thống RFID được sử dụng để kiểm soát tốt dây chuyền sản xuất, xác định bán thành phẩm đang được gia công ở giai đoạn nào và kiểm soát theo thời gian. Ngoài ra, việc kiểm soát như vậy cũng giúp tránh lỗi phát sinh hoặc sự tồn đọng bán thành phẩm trên dây chuyền.
– Trong việc bảo quản, vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ, hệ thống RFID được sử dụng để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và truyền những dữ liệu này về trung tâm kiểm soát. Dựa vào những dữ liệu này sẽ kiểm soát tốt sản phẩm ở điều kiện tốt nhất.
– Dùng trong thư viện
Mô hình kho mở là nơi mà bạn được tự do tiếp cận tài liệu. Người ta thường dùng công nghệ điện từ, được gọi là hệ thống cổng từ, gồm cổng từ, dây từ, máy nạp khử, và dây từ. Công nghệ mới này chỉ giúp quản lý tốt về an ninh, chống trộm cho tài liệu. Để định danh tài liệu, người ta dùng máy mã vạch, sẽ gồm máy in và đầu đọc barcode. Một hệ thống cổng từ và barcode thường là đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của một thư viện, gồm quy trình mượn/trả, kiểm kê số lượng tài liệu.
– Ứng dụng trong siêu thị và trung tâm mua sắm
Chống trộm hàng hoá là ứng dụng tiêu biểu nhất và chúng ta thường gặp nhất của công nghệ này. Thiết bị thẻ RFID (tag) được gắn với hàng hóa trong siêu thị. Thiết bị Reader và anten được gắn ở ngay các cửa kiểm soát ra vào. Nếu đồ vật chưa được tháo chip ra mà bạn mang nó đi qua cửa thì thiết bị Reader sẽ nhận dạng và phát ra cảnh bảo.
Nội dung bài viết đã cho chúng ta thấy được công nghệ chip rfid là gì và những ứng dụng của nó trong đời sống. Mong rằng, bạn đã có được tài liệu về rfid từ bài viết trên để áp dụng vào công việc của mình.