[Tổng hợp] Phương thức thanh toán TTR là gì?

TTR là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết TRR là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi. 

TTR là gì? phân biệt với TT

TTR chính là tên viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement, nó được sử dụng trong các phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C). 

Với phương thức thanh toán TTR trả trước, người làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu chỉ cần đưa ra các chứng từ phù hợp với các quy định của pháp luật cho ngân hàng thì sẽ được thanh toán nhanh chóng và kịp thời. Ngân hàng sẽ có công văn hoặc liên lạc và bồi hoàn cho bên phát hành L/C.

Phương thức thanh toán ttr là gì
TTR payment là gì?

Chúng ta có thể phân biệt được TTR với TT qua những điều sau: 

  • TT là phương thức thanh toán quốc tế, nó chuyển tiền bằng điện độc lập và không liên quan tới các phương thức thanh toán khác.
  • TTR thì nằm trong phương thức thanh toán L/C. Nếu như L/C cho phép TTR, người bán khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng sẽ được thanh toán ngay thời hạn là 36 giờ (tức là trong vòng 3 ngày) còn bộ chứng từ sẽ được gửi tới sau cho bên mua.

Vai trò của phương thức TTR là gì?

Phương thức thanh toán quốc tế có những vai trò quan trọng sau: 

  • Quyết định được hình thức thanh toán của 2 bên mua bán và nắm được thời gian thanh toán đúng hạn.
  • Hình thành được những quy định chung về cách thức thanh toán và hạn chế được những rủi ro về địa lý và ngôn ngữ, cũng như phong tục tập quán thương mại giữa các nước.
  • Đảm bảo được tính chặt chẽ trong mối quan hệ mua bán và lấy đó làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm khi một trong hai bên xảy ra tranh chấp trong quá trình hợp tác với nhau.

Các phương pháp thanh toán quốc tế cơ bản

– Phương pháp thanh toán ghi sổ

Với phương pháp này nhà xuất khẩu sẽ mở tài khoản ghi nợ tại ngân hàng với những khoản như tiền hàng, những dịch vụ đã cung cấp cho bên mua. Qua đó, bên bán có thể quyết định được thời hạn thanh toán tiền hàng hợp lý bằng tiền hoặc bằng séc.

Phương pháp thanh toán ghi sổ
Quá trình thực hiện phương thức ghi sổ

Ở phương pháp này sẽ có 2 bên tham gia đó là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Còn ngân hàng chỉ đóng vai trò mở tài khoản và thực hiện thanh toán theo đúng thời điểm mà 2 bên công ty đã có sự thỏa thuận từ trước.

Quy trình thực hiện thanh toán bằng phương pháp ghi sổ được diễn ra như sau:

Bên bán giao hàng cho bên mua.

Bên bán ghi vào sổ nợ và có nhiệm vụ thông báo cho bên mua số tiền cần thanh toán cũng như ngày phải trả tiền.

Bên mua có nhiệm vụ thanh toán đúng và đầy đủ số tiền cho bên bán theo đúng hạn đã quy định trước đó.

– Phương thức nhờ thu

Với phương thức thanh toán này, sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho bên nhập khẩu thì sẽ gửi các chứng từ cho ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ bên nhập khẩu. Trong phương pháp này, vai trò của ngân hàng rất quan trọng vì nó nằm giữa và đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cả hai bên. 

Các chứng từ nhờ thu bao gồm: Chứng từ thương mại, chứng từ tài chính,…

– Phương pháp thư tín dụng

Khi sử dụng phương pháp thanh toán này, bên mua sẽ phát hành L/C ở ngân hàng nhằm cam kết sẽ trả tiền cho bên bán sau khi đã nhận được hàng. Do vậy, L/C này được gọi là L/C thương mại hoặc chứng từ.

– Phương thức chuyển tiền

Với phương thức này bên mua sẽ viết giấy yêu cầu chuyển tiền và cho ngân hàng đề nghị thanh toán cho bên mua. Giao dịch chuyển tiền này diễn ra rất nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian.

Lưu ý khi sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế

Khi sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế thì cả người bán lẫn người mua nên lưu ý những vấn đề sau:

Thanh toán quốc tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
Thanh toán quốc tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

– Trước khi ký hợp đồng, người bán nên nắm được năng lực và tình hình tài chính của người mua. Tránh trường hợp người mua không có đủ tiền để trả, gây tổn thất cho người bán và khó đòi nợ. 

– Bên bán cần tìm hiểu về ngân hàng và lựa chọn ngân hàng uy tín để mở L/C. Đồng thời bên bán cũng cần xem xét các điều kiện và yêu cầu sửa đổi nếu L/C có những điều kiện chưa phù hợp.

Xem thêm: Thẻ Platinum là gì? Có các loại thẻ Platium nào hiện nay?

– Lập các chứng từ theo các quy định của L/C một cách chính xác và rõ ràng nhất. Ngoài ra người bán cũng cần phải quan tâm đến những hạn chế ngoại hối của người mua, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền hàng.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên về TTR là gì và các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về TTR. Nếu như còn thắc mắc nào khác về vấn đề này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *