Mỗi ngày chúng ta đều tiếp xúc rất nhiều với túi nylon, có thể thấy đây chúng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Mặc dù gần gũi nhưng chắc hẳn khá nhiều người không hiểu rõ về bản chất của túi nylon là gì, cũng như tác hại của chúng đối với sức khỏe ra sao. Vậy hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này ngay bài viết dưới đây.
Nylon là gì?
Nylon là tên gọi chung cho 1 nhóm polymer tổng hợp thuộc nhóm nhựa công nghiệp Polyamide (nhựa PA). Nylon sở hữu đặc tính mềm, mịn, không thấm nước và đặc biệt chịu được các hiện tượng thời tiết, kháng lại được ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc, côn trùng.
Nylon hiện được ứng dụng và sử dụng phổ biến trong cuộc sống và mọi ngành nghề hiện nay.
Từ sợi nylon hay nylon miếng sẽ giúp chế tạo ra nhiều sản phẩm khác như: lau chân, áo mưa, khăn trải bàn, găng tay, túi rác, màng bọc thực phẩm,…
Tác hại của túi ni lông đối với môi trường
Túi ni lông làm bằng nguyên liệu gì mà lại gây hại cho môi trường cũng như sức khỏe người dùng tới như vậy? Thành phần của túi ni lông bao gồm các hóa chất phụ gia như phẩm màu, kim loại nặng (chì, cadimi,..), chất hóa dẻo,… đây đều là những chất vô cùng nguy hiểm đối với sức khoẻ của con người.
Khi ở nhiệt độ 70-80oC, các chất độc hại chứa trong túi nylon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Rất nhiều chất hóa dẻo có thể làm tổn thương, thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống, gây độc và 1 số dị tật bẩm sinh khi thường xuyên tiếp xúc với chúng.
Dùng túi nylon để đựng thực phẩm có tính axit như dưa muối, cà muối, hay thực phẩm nóng, thì sẽ khiến cho chất hoá dẻo ở trong túi nylon tách khỏi thành phần nhựa, gây độc cho thực phẩm và có thể gây ra ung thư.
Túi nylon sản xuất từ PE và PP là những vật liệu rất khó để phân hủy trong điều kiện chôn lấp bình thườn; phải mất đến hàng trăm năm mới bị phân huỷ hoàn toàn, cho nên chúng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, điển hình là những vấn đề như: Gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, khiến cây trồng chậm tăng trưởng,… Việc hạn chế dùng túi ni lông là điều hết sức cần thiết để tránh những tác hại trên.
Chú ý với rác túi ni lông bạn nên phân loại riêng, không được tự ý đốt, chôn lấp để tránh gây ô nhiễm đất, nguồn nước, cũng như làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Xem thêm: Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
Các loại túi nylon theo chất liệu
Nhựa PE
Đây là loại nhựa nhiệt dẻo, màu trắng hơi trong, không dẫn nhiệt và điện, nước và khí không bị thấm qua. Loại nhựa này không phản ứng với các chất chứa axit, kiềm, brom, ít bị hòa tan trong nước, dung môi, chất tẩy,…
Nhựa PE hấp thụ, giữ mùi trong bản thân bao bì, khả năng hấp thụ ngược trở lại thực phẩm chứa trong nó.
Mỗi loại PE có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, khoảng 120 độ C. Tùy mật độ PolyEthylene mà người ta chia nhựa PE thành nhiều loại. Phổ biến nhất là 2 loại: HDPE và LDPE.
Nhựa HDPE
HDPE là nhựa sở hữu mật độ PolyEthylene cao, loại nhựa này có độ bền cao, có khả năng chống chịu được va đập, ít biến dạng hay trầy xước. HDPE có thể chịu được nhiệt độ 120 độ C trong thời gian ngắn, không tiết ra độc tính.
HDPE hiện được xem là một trong những loại nhựa tốt và an toàn nhất hiện nay, thường được dùng để làm bao bì, sản xuất các sản phẩm bằng nhựa như: chai nhựa, bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, bình chứa dầu ăn, đồ chơi, túi nhựa,…
Những sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa này thường được ký hiệu số 2 trên bề mặt để nhận biết.
Nhựa LDPE
Loại nhựa này có mật độ PolyEthylen thấp, trơ về mặt hóa học, kém bền về mặt vật lý hơn so với HDPE. Mặc dù chịu được nhiệt độ ở 95 độ C, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, vì thế nhựa này không dùng được trong lò vi sóng, dễ gãy vỡ và trầy xước.
Hiện loại nhựa này được dùng chủ yếu trong việc chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon,…
Các sản phẩm làm từ nhựa LDPE thường được ký hiệu số 4.
Nhựa PP
Loại nhựa này có tính bền cơ học cao (khó bị xé hay kéo đứt), nếu có 1 vết cắt hay vết thủng nhỏ sẽ rất dễ bị xé rách. Nhựa này cứng, không mềm dẻo như PE, thường được chế tạo thành dạng sợi.
Loại nhựa này hơi trong suốt với độ bóng bề mặt cao, giúp in ấn trên bề mặt rõ nét. Nhựa có thể chịu được tối 130 – 170 độ C. Hiện nhựa PP được dùng rộng rãi trong việc chế tạo hộp đựng thực phẩm,, bao bì đựng lương thực hay ngũ cốc.
Sản phẩm làm từ chất liệu nhựa PP được ký hiệu số 5 trên sản phẩm.
Túi nylon loại nào an toàn cho sức khỏe, môi trường?
Nếu dùng túi ni lông nên chọn loại nhựa HDPE hoặc nhựa PP để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường.
Hiện nay, lựa chọn túi nylon sinh học tự hủy được đánh giá cao và tối ưu hơn so với các túi nylon truyền thống. Nhưng nếu hướng đến việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, mọi người nên tạo thói quen sử dụng túi giấy, lá để gói thực phẩm hoặc có thể mang túi nhiều lần khi đi chợ, đi siêu thị.
Để nhằm làm giảm thiểu tối đa tác hại của túi nylon, mỗi người dân nên chú ý hạn chế sử dụng túi ni lông, nên tái sử dụng chúng nhiều lần. Tránh dùng túi nylon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm,. Đặc biệt tránh dùng túi ni lông để đựng thực phẩm nóng hay có vị chua.
Khi sử dụng xong túi ni lông chú ý không được tự ý đốt, chôn lấp, mà chỉ nên phân loại riêng túi nylon để công ty môi trường thu gom, tiêu huỷ theo đúng quy trình.
Túi nylon mặc dù rất thuận tiện và hữu ích, tuy nhiên mỗi chúng ta cần biết cách sử dụng hiệu quả để giảm thiểu rác thải ra môi trường. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được cho câu hỏi nylon là gì, cũng như những loại nylon an toàn được khuyên dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường.