Trong thời đại internet bùng nổ, lĩnh vực giải trí cũng phát triển với vô vàn trò chơi trực tuyến. Những người chơi game online sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành riêng, một trong số các cụm từ phổ biến nổi lên dạo gần đây là thuật ngữ KS. Cùng tìm hiểu ý nghĩa KS là gì cùng những từ ngữ được dùng trong game online khác qua bài viết sau.
KS là gì?
Bạn có hiểu từ KS là gì mà được sử dụng phổ biến đến thế, nhất là trong game online không? Nếu là một người không chuyên chơi game điện tử, bạn có thể liên tưởng từ KS gắn với nhiều từ tiếng Việt viết tắt như: khách sạn, không sao, khảo sát… Một số thanh niên, đặc biệt là giới trẻ ở các quốc gia nói tiếng Anh, còn sử dụng ký hiệu KS như là biểu tượng viết tắt của từ kiss.
Tuy nhiên, đối với những game thủ – người chơi các trò chơi trực tuyến chuyên nghiệp, KS là viết tắt của từ gì mà lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhỉ? KS là viết tắt của “kill stealing”, thường xuyên được sử dụng trong các trò chơi online với ý nghĩa là cướp công.
Nếu tham gia vào trận chiến của các tựa game trực tuyến như: MOBA (Multiplayer Online Battle Arena), LOL (League of Legends – Liên Minh Huyền Thoại), Smite, Dota…, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thuật ngữ này.
Khi bạn đang cố gắng vận dụng toàn bộ kỹ năng và vật phẩm quý báu nhằm hạ gục mục tiêu nào đó và sắp thành công thì một đồng đội của bạn “nẫng tay trên” cướp mất chiến tích đó. Như vậy, tình huống đó chính là KS. Người đồng đội đó dù không có kinh nghiệm và chiến thuật chơi nhưng do may mắn mà kết liễu được mục tiêu, trong khi cả nhóm đều đang dồn lực chiến đấu.
Ngoài tình huống thường gặp trên, thuật ngữ KS còn được sử dụng trong một vài trường hợp khác tùy thuộc mỗi loại game online khác nhau. Dưới đây là 2 ví dụ thực tế để bạn hiểu rõ hơn KS nghĩa là gì trong các trò chơi trực tuyến:
Ví dụ 1: Trong tựa game Kiếm Thế, bạn đảm nhiệm vị trí nhân vật di chuyển trên bãi train của quái và cắm auto (tự động). Tuy nhiên ngay lúc sau lại có một nhân vật khác bất ngờ xuất hiện và cùng cắm auto chung vị trí của bạn. Lúc này, bạn có thể thấy điểm EXP – kinh nghiệm của mình đã bị tụt xuống rất thấp. Như vậy là bạn đã bị nhân vật vừa mới xuất hiện kia đến KS quái train.
Ví dụ 2: Ở các trận đấu của một số tựa game như LOL (Liên Minh Huyền Thoại), Defense of the ancients (Dota) hoặc Moba…, trong khi đang chiến đấu quyết liệt với đối thủ, gần kết liễu thành công và chỉ cần ra một đòn nữa là hạ gục thì một thành viên trong đội xuất hiện và bất ngờ ra một chiêu lấy đi toàn bộ công sức của bạn từ đầu trận đến giờ. Hành động đó chính là KS.
Cho dù LOL (Liên Minh Huyền Thoại) là tựa game chiến đấu phải đặt tinh thần đồng đội lên hàng đầu nhưng khó có thể tránh khỏi hiện tượng KS.
Để đưa ra kết luận chính xác về khái niệm KS là gì, ta có thể khẳng định những người chơi luôn trực chờ cơ hội cướp đi thành tích của đồng đội mình sau cả quá trình người ta dồn công sức chiến đấu chính là KS. Họ không tốn chút công sức nào vẫn có thể hạ gục đối thủ bằng cách đợi cơ hội để ra đòn cuối cùng kết liễu mục tiêu và cướp công về mình.
Lý do các game thủ tẩy chay KS
Tất nhiên vì là kẻ cướp công của người khác, nên những người chơi KS thường luôn gây khó chịu với đồng đội của mình. Trong khi người ta cũng cả nhóm đang dồn lực tập trung vào mục tiêu bằng toàn bộ vật phẩm cũng như kỹ năng chuyên nghiệp mà những người KS trong đội lại phá đám bằng cách tung một đòn kết thúc nhanh chóng, nghiệp dư.
Trong hoàn hoàn cảnh đó, không ai là không khó chịu và ức chế khi mọi công sức của toàn đội bỗng chốc bị cuỗm mất. Đáng lý ra thành tích này phải thuộc về những người chơi chuyên nghiệp, có năng lực thiện chiến tài giỏi.
Bởi thế mà trong các trận chiến game online, người chơi KS sẽ không bao giờ được phân làm trưởng nhóm hay chủ lực của trận đấu. Cho dù đồng đội khác có rơi vào tình huống yếu thế, họ cũng không nhờ tới sự hỗ trợ của KS. Bởi rất có thể, KS sẽ phá đám và cướp đi công sức của họ và khiến cho cả nhóm ức chế, gây nên bất hòa.
Với khái niệm về thuật ngữ KS là gì cùng các đặc điểm kể trên, dù là người mới biết đến trò chơi trực tuyến thì bạn cũng có thể hiểu phần nào lý do vì sao KS lại bị cộng đồng game thủ tẩy chay đến vậy. KS là lối chơi không tốt và thiếu công bằng trong lĩnh vực game online, gây ảnh hưởng tiêu cực trong các trận đấu về sau.
Trong tình huống mà người chơi nhường mạng của mình cho đồng đội, thì họ phải là người chủ lực của nhóm với năng lực sát thương mạnh nhất toàn đội, để có thể hỗ trợ cả nhóm về cuối trận. Trường hợp này không được gọi là KS, mà chỉ là chủ động nhường để tăng cao khả năng chiến thắng của cả nhóm mà thôi.
Những thuật ngữ hay dùng trong trò chơi trực tuyến ngoài KS
Với sự bùng nổ của internet, tốc độ phủ sóng của các trò chơi trực tuyến trong và ngoài nước trở nên chóng mặt. Ai cũng ít nhất một lần từng tham gia trò chơi offline hoặc online.
Bởi vậy, ngoài khái niệm KS là gì thì sự xuất hiện của vô vàn thuật ngữ chuyên ngành khác trong game trực tuyến dần trở nên phổ biến. Cùng theo dõi một số từ chuyên ngành, hữu ích trong game online dưới đây:
– AFK: Đây là viết tắt của cụm từ “Away from keyboard”, dịch sát nghĩa tiếng Việt là tránh xa bàn phím. Với các game thủ, cụm từ này thể hiện trạng thái đang vắng mặt hoặc hiện tại đang không hoạt động trong game.
– BAK: BAK là viết tắt của cụm từ “Back at keyboard”. Đây là từ trái nghĩa với AFK, nghĩa là người chơi đã trở lại hoạt động.
– DC: “Disconnect”, viết tắt là DC, hay còn gọi là bị mất tín hiệu kết nối với trò chơi trực tuyến.
– Gank: Từ này thể hiện hành động tấn công đối thủ cùng đồng đội của mình, nhằm mang về chiến thắng cho cả đội.
– Noob: Từ này dùng để chỉ những người chơi nghiệp dư, không có chuyên môn, trình độ về lĩnh vực game mà họ đang tham gia.
– Re: Re là ký hiệu viết tắt của “Reappear”. Từ này được dùng phổ biến trong game online, chỉ người chơi nào đó đã “rửa tay gác kiếm” một thời gian và sau đó quay trở lại chiến đấu, giống những nghệ sĩ khi quay trở lại sân khấu thì được gọi là comeback.
– Scrub: Đây có thể hiểu là từ nói về thái độ tự phụ, chỉ người nghiệp dư thiếu kỹ năng và kỹ thuật chơi game nhưng hay tự cho là mình chơi giỏi nhất. Những người chơi này thường sẽ không nghe lời khuyên từ người khác trong quá trình chơi nhưng khi thua trận lại đổ lỗi cho các game thủ khác.
– Smurf hoặc smurfing: Từ này dùng để chỉ những người chơi có nhiều kinh nghiệm nhưng lại lập một tài khoản mới để chơi, sau đó hạ gục các đối thủ nghiệp dư hoặc có ít kinh nghiệm. Những fan của series phim hoạt hình nổi tiếng xì trum chắc hẳn sẽ biết thuật ngữ này được lấy cảm hứng từ đây.
– Microtransactions: Thuật ngữ này dùng để chỉ những thao tác giao dịch mua vật phẩm ảo trong game online nhưng phải sử dụng tiền thật. Nếu tiến hành chơi bất cứ trò chơi trực tuyến nào, bạn cần cân nhắc xem có nên chơi hay không nếu có từ này xuất hiện.
– Mana: Từ này diễn tả mức năng lượng bị hạn chế và số lần giới hạn thực hiện của các nhân vật trong game.
– Mob: Từ này chỉ đám đông, tức là một nhóm địch thủ xuất hiện trong các video game.
– Moba: Đây là thuật ngữ viết tắt của “Multiplayer online battle arena”. Bạn có thể hiểu là một tựa game chiến thuật đối kháng mạng chơi, một bên chiến thắng sẽ chế nhạo bên còn lại.
– Quest: Từ này được hiểu là các vấn đề liên quan tới việc nhận và trả.
– Tactic: Thuật ngữ này ám chỉ một chiến lược đột ngột phát sinh trong quá trình chơi.
Tác hại của việc chơi quá nhiều trò chơi trực tuyến
Việt Nam là quốc gia có nhiều gia có số lượng người dùng internet đông đảo, số đông hầu hết là thế hệ trẻ. Dựa trên số liệu khảo sát, người dùng internet tại Việt Nam có độ tuổi trung bình là 29 tuổi, trong khi số liệu của thế giới là 36 tuổi.
Khoa học đã chứng minh, việc ngồi máy tính để chơi game online thường xuyên từ 2 tiếng trở lên sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, da bị khô, sức đề kháng kém và dễ mắc các bệnh như: cao huyết áp, giảm thị lực,… Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, nếu chơi trong thời gian quá dài thì sẽ phải đối mặt với nhiều tác hại khôn lường khác như:
– Làm việc không hiệu quả, học hành bê trễ: Nếu thường xuyên chơi game online với thời gian dài thì rất dễ bị nghiện bởi tính gay cấn của game online rất lôi cuốn các bạn trẻ. Vì thế mà bạn có thể sẽ tốn nhiều thời gian chỉ để cày game mà xao nhãng công việc, học tập của chính mình.
– Khả năng giao tiếp bị mài mòn dẫn đến trầm cảm, ít nói: Người chơi sẽ bị chìm đắm vào thế giới ảo, chỉ muốn cắm mặt vào máy tính không ngừng, quên mất cách giao tiếp thường ngày, dần xa cách với cộng đồng và khép kín bản thân với gia đình, xã hội.
– Gây ra các tệ nạn xã hội: Các bạn thanh thiếu niên nghiện game online, nhất là chơi quá nhiều các tựa game chiến đấu có các cảnh bạo lực trong thời gian dài sẽ gặp ảo giác, khiến tính cách trở nên nhạy cảm, dễ nổi nóng và mất kiểm soát. Kéo theo đó là hệ lụy bị sa đọa vào các tệ nạn xấu hoặc không làm chủ được bản thân, gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh một số tác hại điển hình được liệt kê, còn vô vàn những hệ lụy xấu có thể diễn ra tùy trường hợp cụ thể của mỗi người nếu bị nghiện game online. Hãy chủ động đặt ra mục tiêu và tối giản thời gian tiêu tốn vào trò chơi trực tuyến. Với những ai có mục đích giải trí lành mạnh, sắp xếp thời gian chơi khoa học, luôn làm chủ được mình thì game online hoàn toàn không có gì xấu.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu về KS nghĩa là gì cũng như lý do các game thủ tẩy chay KS là gì. Từ những thông tin hữu ích trên, hãy nhớ đừng “KS” mất mục tiêu của đồng đội mình và người chơi khác. Đôi khi, chỉ với một hành động đơn giản như vậy có thể khiến cả team bị thua trong phút chốc hoặc bị một game thủ khác “PK” vô cùng đáng tiếc.