Giới hạn sinh thái là gì? Đây là những kiến thức vô cùng thú vị về những sinh vật trên trái đất. Bài viết sau đây Thapgiainhietliangchi sẽ giới thiệu cho bạn thế nào là giới hạn sinh thái và các thành phần của giới hạn sinh thái.
Giới hạn sinh thái là gì?
Giới hạn sinh thái là gì? Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của một sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, trong giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại cũng như phát triển ổn định theo thời gian, còn nằm ngoài giới hạn sinh thái sinh vật sẽ không tồn tại được.
Thành phần và Ý nghĩa của giới hạn sinh thái
Trong giới hạn sinh thái sẽ có điểm giới hạn trên (là max), điểm giới hạn dưới (là min), khoảng cực thuận (là khoảng thuận lợi) và các khoảng giới hạn chống chịu. Vượt ra khỏi, ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ bị chết.
Khoảng thuận lợi sẽ là khoảng của các nhân tố sinh thái của môi trường ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật nhất định thực hiện được các chức năng sống tốt nhất.
Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái môi trường gây ra ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.
Giới hạn sinh thái của từng loài sẽ là khác nhau.
Giới hạn sinh thái là gì hãy cho ví dụ? Một số ví dụ cụ thể về giới hạn sinh thái của sinh vật như sau:
Giới hạn sinh thái của Cá rô phi nuôi ở nước ta là có giới hạn sinh thái từ 5,6 độ C đến 42 độ C. Nhiệt độ 5,6 độ C được gọi là giới hạn dưới, 42 độ C gọi là giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi tốt cho các chức năng sống của cá rô phi là từ 20 độ C đến 35 độ C. Khoảng nhiệt độ chống chịu sẽ là từ 5,6 độ C đến 20 độ C và từ 35 độ C đến 42 độ C.
Giới hạn sinh thái là gì trong sinh 12, sinh 9? Những loài sinh vật có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sẽ có vùng phân bố rộng, những loài mà có giới hạn sinh thái nhỏ hẹp đối với nhiều nhân tố sẽ có vùng phân bố nhỏ hẹp. Khi cơ thể còn non hoặc khi cơ thể trưởng thành những trạng thái sinh lí sẽ thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố cũng bị thu hẹp.
Ổ sinh thái là gì?
Nơi ở và ổ sinh thái
Nơi ở chính là địa điểm cư trú của loài vật.
Ôr sinh thái là gì? Ổ sinh thái của một loài là cách sinh sống của loài vật đó, là một “không gian sinh thái” hay chính là không gian đa diện. Mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái, cho phép loài vật đó có thể tồn tại và phát triển.
Ví dụ về các ổ sinh thái trong tự nhiên
Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hay hình thức bắt mồi… của mỗi loài sẽ tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Ví dụ như chim ăn sâu bọ, chim ăn hạt của cây, trong đó lại có chim ăn các hạt lớn, chim ăn các hạt vừa, chim ăn các hạt nhỏ là do sự khác nhau về hình dáng, kích thước mỏ. Như vậy, tuy là chúng cùng một nơi ở nhưng lại thuộc các ổ sinh thái dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau.
Ý nghĩa của phân hóa ổ sinh thái
Trong tự nhiên, các loài vật sẽ có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những loài vật có ổ sinh thái giao nhau, khi có phần giao nhau càng lớn, thì sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt, có thể dẫn đến loại trừ nhau, loài thua cuộc sẽ bị tiêu diệt hoặc phải rời đi đến nơi khác.
Do đó, các loài vật gần nhau về nguồn gốc khi mà sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn, chúng sẽ có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh gây ra cạnh tranh.
Có nhiều loài tuy cùng nơi ở nhưng lại không hề cạnh tranh với nhau do chúng có ổ sinh thái hoàn toàn khác nhau.
Phạm vi của nơi ở rất có thể biến đổi, có khi hẹp, có khi rộng và thường sẽ bao gồm nhiều ổ sinh thái, nhất là các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau của các loài.
Chẳng hạn như, trên cùng một tán cây có rất nhiều loài chim cư ngụ. Chúng chung sống cùng nhau được ở đây vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng: loài ăn hạt, loài lại hút mật, loài ăn côn trùng sâu bọ, loài ăn thịt. Song nếu như số lượng các loài quá đông, không gian sẽ trở nên chật hẹp rất có thể chúng lại cạnh tranh với nhau về nơi ở.
Xem thêm: Đa dạng sinh học là gì? Nguyên nhân, biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
Theo nghiên cứu của Odum, nơi ở sẽ chỉ ra “địa chỉ” của sinh vật, còn ổ sinh thái sẽ chỉ ra “nghề nghiệp” của nó với hàm ý rằng sinh vật sống “ở đâu” và sống dựa vào “những cái gì”, “phương thức khai thác, kiếm ăn của chúng ra sao” để tồn tại và phát triển được một cách ổn định, lâu dài.
Trong các ổ sinh thái thì ổ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng nhất bởi vì chức năng dinh dưỡng sẽ chi phối tất cả các chức năng khác. Các loài sẽ cạnh tranh với nhau khi chúng có một ổ sinh thái trùng nhau. Mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu phụ thuộc còn tùy thuộc vào ổ sinh thái trùng nhau nhiều hay ít.
Bài viết trên là những kiến thức về ổ sinh thái, giới hạn sinh thái, ý nghĩa giới hạn sinh thái, hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về sinh vật, giúp bạn giải đáp những thắc mắc mà bạn đang tìm kiếm. Đồng thời hiểu được sự phân bố của các loài sinh vật, tại sao một số loài vật cạnh tranh nhau, một số lại không.