Cuộc sống càng hiện đại thì xu hướng nghề nghiệp càng thay đổi. Một trong số những nghề nghiệp “thời thượng” nhất hiện nay không thể không kể tới Freelance. Cùng bắt kịp xu hướng nghề nghiệp của một Freelancer khi tìm hiểu Freelancer là gì, cơ hội việc làm Freelancer qua bài viết sau để quyết định có theo đuổi công việc này không nha!
Nghề Freelancer là gì?
Có không ít bạn thắc mắc không biết nghề Freelancer là gì hay làm freelancer như thế nào. Đây là khái niệm chỉ những người làm nghề freelancer (làm việc tự do). Nói một cách dễ hiểu thì họ có thể tự do thu xếp công việc của mình mà không vướng bận bất cứ giới hạn nào về thời gian cũng như địa điểm làm việc.
Họ tự quyết định làm việc bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, miễn sao vẫn đáp ứng được các tiêu chí thỏa thuận của người thuê. Freelancer là những lao động làm việc tự do trên mọi khía cạnh. Họ không phải chịu những quy định về đồng phục hay thời gian làm việc…
Freelancer cũng không cần phải tới công ty để làm việc. Chỉ cần có các công cụ như máy tính, điện thoại di động là họ có thể làm việc và trao đổi tất cả thông tin qua mạng dù đang ở nhà.
Ngoài ra, công việc này hầu như sẽ không ký hợp đồng lao động chính thức, đồng thời cũng sẽ không có những phúc lợi về chế độ bảo hiểm và một số đãi ngộ khác về an sinh xã hội. Nhiệm vụ chính của Freelancer cần làm là hoàn thành công việc đáp ứng tất cả yêu cầu của dự án.
Việc sử dụng một Freelancer chuyên nghiệp phù hợp trong một vài tình huống công ty phát sinh công việc đột xuất hoặc triển khai các dự án ngắn hạn mà không nhất thiết phải cần tới nhân viên toàn thời gian. Lựa chọn làm việc với Freelancer, doanh nghiệp sẽ được cộng tác với người đã từng triển khai nhiều dự án và có kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các công việc Freelancer phổ biến
Sau khi đã hiểu rõ Freelancer là nghề gì, bạn có thể tham khảo các công việc freelancer phổ biến nhất hiện nay. Đây đều là những công việc Freelancer được nhiều bạn trẻ tham gia nhất:
- Freelancer copywriter: Sáng tạo nội dung chuẩn SEO website, các bài PR, blog, kịch bản hoặc thông cáo báo chí…
- Freelancer dịch thuật: Biên dịch và phiên dịch những đầu sách, báo, bài luận… tiếng nước ngoài.
- Online Marketing: Các công việc cụ thể như quản trị Fanpage, Forum/Group seeding, quảng cáo Facebook, Google Adwords…
- Freelancer lập trình: Quản trị hệ thống dữ liệu, Freelancer nhập liệu, phân tích và lập trình website (WordPress, Magento, Joomla…), Freelancer IT support…
- Designer: Thiết kế đồ họa định dạng 2D/3D, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, những ấn phẩm truyền thông (logo, banner, poster), thiết kế nội/ngoại thất…
- Sản xuất ảnh và video: Quay – dựng video, chụp và chỉnh sửa ảnh, video theo yêu cầu,…
Những kỹ năng cần có của Freelancer là gì?
Kỹ năng chuyên môn:
Đây chính là yếu tố đầu tiên quyết định một Freelancer có nhận được dự án hay không. Nhiều bạn freelancer thường bắt đầu làm ở 1 doanh nghiệp trước, sau đó mới tách ra làm riêng khi đã tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm. Ngoài ra, cũng có trường hợp các bạn Freelancer có khả năng kết nối công việc cho những freelancer khác thì có thể không quá quan trọng yếu tố chuyên môn.
Kỹ năng “deal” cho dự án:
Nhiều bạn Freelancer mới vào nghề khi nhận 1 dự án riêng thường băn khoăn không biết định giá thế nào cho hợp lý. Đa số những dự án giao cho Freelancer thực hiện sẽ được ước tính dựa trên “hour rate”, tức là giá tiền/giờ. Từ đó mới ước lượng được tổng thời gian thực hiện xong dự án và tính thêm khoảng 15% thời gian phản hồi, chỉnh sửa từ khách hàng.
Kỹ năng sắp xếp độ ưu tiên:
Kỹ năng sắp xếp độ ưu tiên còn quan trọng hơn cả việc sắp xếp thời gian, bởi khi làm việc với khách hàng, bạn cần biết họ định hướng làm gì trong mỗi giai đoạn. Tránh bị tập trung làm phần backend nhiều quá. Nên cố gắng thể hiện cho khách hàng thấy sự thay đổi dựa trên tiến độ, đừng để tư duy “tech” ảnh hưởng quá lớn vì nhiều khách hàng không cần quan tâm phần sau thế nào.
Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Vì mỗi dự án sẽ có mỗi tính chất riêng, phát sinh nhiều vấn đề khác nhau và đòi hỏi bạn cần có khả năng nghiên cứu vững vàng, giải quyết vấn đề bằng mọi cách để hoàn thành. Phải luôn dựa trên số thời gian đã xác định ban đầu thì mới có thể đưa ra cách xử lý phù hợp, tránh tình trạng quá sa đà để bị chịu thiệt thòi. Tuy nhiên, mới đầu cũng nên chủ động chịu thiệt một chút để học hỏi thêm nhé.
Kỹ năng giao tiếp:
Một trong những hướng dẫn làm freelancer thành công đó chính là kỹ năng giao tiếp. Nên tạo cho mình 1 kênh riêng chuyên giao tiếp để giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng. Như vậy thì họ sẽ đánh giá rằng bạn là người làm việc chuyên nghiệp. Có nhiều bạn khi dự án trễ tiến độ hoặc gặp trục trặc sẽ rất sợ hãi và bắt đầu “mất tích” không dám phản hồi lại với khách hàng.
Đó không phải là cách hành xử hay. Hãy thẳng thắn trao đổi tình trạng bạn đang gặp phải với đối tác và cùng nhau đưa ra cách giải quyết. Nếu bạn bao biện bởi những lý do không thuyết phục mà không đưa ra được phương án để giải quyết vấn đề thì chỉ khiến khách hàng thấy khó chịu mà thôi. Họ thuê bạn không phải để xử lý vấn đề của bạn, mà là cần người có thể giải quyết vấn đề cho họ.
Xem thêm: Merchandiser là gì? Vui buồn nghề quản lý đơn hàng
Kỹ năng sắp xếp công việc – cuộc sống điều độ, hợp lý:
Điều cuối cùng mà bạn cần lưu ý là vấn đề sức khỏe. Hãy phân chia thời gian hợp lý để làm, đừng để tới giai đoạn nước đến chân mới nhảy thì rất dễ cạn kiệt sức lực. Con người kiếm tiền để tận hưởng những điều tuyệt vời chứ không phải là để mua thuốc chữa bệnh. Hãy làm việc thật khoa học và cân bằng thời gian, ăn uống điều độ mới có sức đảm nhận thêm nhiều dự án hơn nữa nha.
Ưu – nhược điểm khi kiếm tiền với công việc freelancer
Ưu điểm của nghề Freelance:
Dù là một trong những loại hình nghề nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam, tuy nhiên Freelancer đã thu hút đông đảo người tham gia ngành này, đặc biệt là giới trẻ. Cùng tìm hiểu ưu điểm của Freelancer là gì mà có sức hấp dẫn đến thế nhé!
– Có thể chủ động về thời gian và địa điểm làm việc:
Freelancer là một loại hình lao động tự do. Nhờ công nghệ ngày càng phát triển mà môi trường làm việc cũng thay đổi theo, vô vàn công việc ngày nay được chuyển từ online sang offline, và Freelancer là một trong số đó. Bởi vậy mà, công việc của một Freelancer trở nên chủ động và linh hoạt hơn rất nhiều.
– Địa điểm làm việc:
Ngoài yêu cầu công việc đã thỏa thuận thì bạn không phải chịu sự ràng buộc bởi bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào, cũng không cần tới cơ quan mỗi ngày để làm việc. Trở thành Freelanceer là bạn được quyền làm việc ở bất cứ đâu mà bạn muốn.
– Không phải lo nghĩ về quy định, kỷ luật nghiêm ngặt của doanh nghiệp:
Bạn sẽ không phải lo lắng về chuyện chấm công hay mặc đồng phục. Bạn có thể mặc quần đùi, áo phông nếu thích, khi nào buồn chán thì thoải mái vừa làm vừa xem phim hoặc lướt facebook… Miễn là vẫn đảm bảo được tiến độ và chất lượng công việc, bạn có thể tự do làm gì mình thích, dành thời gian cho sở thích và những người thân của mình.
– Chủ động về thời gian:
Thời gian làm việc của Freelancer là do họ tự quyết định. Freelancer sẽ có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn các công việc khác. Muốn ngủ nướng vào buổi sáng vì mệt cũng thoải mái, chỉ cần làm bù vào buổi tối là xong. Khi nào cảm thấy muốn đi du lịch tự do thì có thể tạm dừng việc 1 tuần hoặc nửa tháng mà không sợ bị ai phàn nàn, đuổi việc.
– Thu nhập hấp dẫn
Chỉ cần có đủ sức, một Freelancer có thể làm được rất nhiều công việc một lúc. Đồng nghĩa với đó là thu nhập của Freelancer đến từ nhiều nguồn, thay vì mức tiền lương cố định.
Một Freelancer đã có kinh nghiệm và đủ kiến thức sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp không chỉ ở các doanh nghiệp trong nước mà còn ở bất cứ doanh nghiệp quốc tế nào với mức đãi ngộ lên tới vài nghìn, hay vài chục nghìn đô hàng tháng.
– Trau dồi thêm kinh nghiệm, năng cao kỹ năng tay nghề:
Với công việc Freelancer, bạn sẽ được trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực, thực thi hàng chục dự án ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Vì thế mà bạn sẽ có thể tối ưu hóa tất cả khả năng của mình, có nhiều kinh nghiệm, nắm rõ toàn bộ thủ thuật và phương thức để giải quyết hiệu quả hơn và phát triển bản thân, cũng như những công việc liên quan.
– Mở rộng mối quan hệ, có thêm cơ hội hợp tác và phát triển
Với công việc Freelancer, bạn có cơ hội gặp gỡ với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có thể hoạt động trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Từ đó, bạn sẽ được làm quen, học hỏi kinh nghiệm, thậm chí là hợp tác với họ. Với những mối quan hệ này, các Freelancer sẽ nhận thêm nhiều dự án mới. Hãy cố gắng tận dụng các mối quan hệ để đánh dấu bước ngoặt phát triển sự nghiệp.
Nhược điểm của nghề Freelance:
– Khó khăn trong tìm kiếm dự án
Đối với Freelancer mới vào nghề, nếu chưa từng nhận dự án nào, đầu tiên sẽ thấy rất hào hứng để thử sức với các vai trò khác nhau. Tuy nhiên, sau vài tháng lăn xả theo đuổi nghề, nhiều bạn quyết định bỏ cuộc vì “đói dự án” bởi không dễ để thuyết phục các đơn vị giao dự án cho người ít kinh nghiệm.
Nếu đã hạ quyết tâm thôi việc để theo đuổi nghề Freelancer, hãy rèn luyện tính kiên trì. Thay vì ảo tưởng về các dự án lớn phức tạp, bạn có thể bắt đầu cộng tác từ những công việc nhỏ để lấy kinh nghiệm và khẳng định tên tuổi của mình. Thời gian sau mới có thể phát triển và nhận dự án lớn. Điều này sẽ khiến bạn dễ thành công hơn, cũng như tránh gặp khủng hoảng khi không có việc.
– Nếu công việc quá dễ dàng thì mức độ cạnh tranh là vô cùng lớn:
Cạnh tranh là điều không thiếu dù có ở bất kỳ lĩnh vực hay công việc nào. Cho dù Freelance có là ngành nghề mới với nhiều cơ hội phát triển đi chăng nữa thì cũng không ngoại lệ. Đối với các công việc đơn giản như tăng like hay dịch thuật… thì trên thị trường cũng có rất nhiều đối thủ làm được giống bạn.
Thậm chí, những người mới vào nghề còn bị cạnh tranh ở nhiều khía cạnh khác. Họ sẵn sàng có thể làm tốt hơn với giá cả hợp lý hơn mức giá bạn đưa ra. Vì thế, Freelancer lúc nào cũng cần nỗ lực trau dồi bản thân, có hiệu quả làm việc đột phá hơn thì về lâu dài mới nhận được nhiều lòng tin của khách hàng và bước đi vững chắc trên chặng đường trở thành Freelancer chuyên nghiệp.
– Không cẩn thận là gặp lừa đảo:
Hầu hết các Freelancer sẽ không được ký kết hợp đồng làm việc hay ràng buộc về pháp lý với công ty. Đôi khi, Freelance làm việc không cần lộ mặt, cũng chẳng quen biết mà chỉ cần giao tiếp, trao đổi online. Vì vậy mà khả năng gặp phải lừa đảo rất dễ xảy ra.
Không những thế, nếu đã hoàn thành xong dự án và gửi cho doanh nghiệp, Freelancer có thể bị “quỵt tiền” hoặc cắt giảm lương so với thỏa thuận bất cứ lúc nào. Vì vậy, trước khi triển khai bất cứ dự án nào, bạn cũng nên tìm hiểu trước về đối tác của mình là người ra sao. Ngoài ra, đừng quên thỏa thuận mức lương rõ ràng trước khi bắt tay tiến hành công việc.
– Thu nhập không ổn định:
Có thể linh hoạt và chủ động về thời gian và địa điểm làm việc với tiền lương hấp dẫn, tuy nhiên thì Freelancer lại không có điều gì đảm bảo về thu nhập hàng tháng của mình. Nếu làm nhân viên toàn thời gian thông thường, bạn sẽ được ký hợp đồng lao động với công ty, được trả mức thu nhập ổn định với chế độ đãi ngộ có bảo hiểm.
Tuy nhiên, Freelancer lại khác, nếu không có dự án sẽ không có thu nhập? Hàng tháng phải lo lắng về thu nhập, có tháng nhiều dự án một mình làm không kịp, có tháng lại nhàn rỗi không có việc. Thu nhập bấp bênh cũng khiến nhiều bạn thấy chán nản, muốn bỏ nghề. Vì thế, Freelance không phù hợp với ai đã có gia đình hoặc lao động ở tuổi trung niên, cần phụ thuộc vào cuộc sống ổn định.
Những yếu tố giúp freelancer thành công
Xác định thế mạnh và các lĩnh vực muốn hoàn thành:
Hiểu được đặc thù công việc Freelancer là gì, hãy xác định tâm thế sẵn sàng từ bỏ công việc đang làm để theo đuổi nghề Freelancer. Trước khi bắt đầu với nghề này, bạn cần hiểu khái niệm Freelancer là gì và xác định rõ thế mạnh và lĩnh vực mình có thể tham gia, ưu tiên các công việc đã từng tham gia hoặc có liên quan để chứng tỏ bạn có kinh nghiệm, không bị bỡ ngỡ.
Chuẩn bị một bộ hồ sơ giới thiệu bản thân thật sự thu hút:
Trong hồ sơ xin việc, Freelancer cần phải show ra một số thông tin cá nhân cơ bản như: thông tin liên hệ, đặc biệt là những thành tích đã đạt được, các dự án đã từng đảm nhiệm. Ngoài ra, nếu hồ sơ của bạn đính kèm thư giới thiệu có chữ ký của người quản lý dự án nào đó sẽ gây ấn tượng rất lớn tới nhà tuyển dụng.
Tìm Freelancer thông qua mạng xã hội:
Group Facebook hay tài khoản Linkedin là nơi có thể dễ dàng tìm freelancer và cả những tin tuyển dụng của các ngành nghề khác. Việc bạn cần làm là chọn lọc các vị trí công việc phù hợp rồi gửi hồ sơ đến email của người đăng tuyển.
Các trang web về Freelancer:
Nên nguồn tìm việc đáng tin cậy mà Freelancer nên tham khảo. Những công việc ở các website này mới có thể xác thực được thông tin của nhà tuyển dụng. Vì thế mà các Freelancer có thể tránh gặp phải nguy cơ lừa đảo. Ngoài ra, nếu có thời gian thì bạn nên tham khảo một số website uy tín sau:
- Một số website nước ngoài: Upwork.com, Fiverr.com, Guru.com, Freelancer.com, 99designers…
- Các website trong nước: Freelancerviet.vn, Vlance.vn, 50k.vn…
Như vậy, Freelancer là một trong những nghề có cơ hội việc làm rộng mở và thu nhập cũng khá hấp dẫn. Nếu bạn là tuýp người có đam mê, yêu tự do và thích trải nghiệm thì công việc này khá phù hợp với bạn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem công việc tuy gian truân nhưng thú vị này liệu có thực sự phù hợp để mình theo đuổi hay không nhé!