Điện toán đám mây là gì? Lợi ích, đặc điểm, phân loại

Điện toán đám mây là gì? Công nghệ điện toán đám mây hiện nay đang là đề tài phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng, nhất là trong thời kỳ 4.0 như hiện nay. Để hiểu rõ điện toán đám mây là gì, thapgiainhietliangchi.com xin chia sẻ đầy đủ thông tin qua bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Điện toán đám mây là gì?

Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), đã định nghĩa điện toán đám mây như sau: Điện toán đám mây có tên gọi tiếng Anh là Cloud Computing, điện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (như mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ,…) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo như yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc nhanh chóng hủy bỏ bởi người dùng mà không cần có sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ.

Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây là gì?

Sự ra đời và phát triển mạnh của mạng xã hội Facebook vào năm 2004, sàn thương mại điện tử Amazon,… càng chứng tỏ được tầm quan trọng, lợi ích của điện toán đám mây đối với hầu hết các lĩnh vực liên quan tới mạng Internet.

Google Drive, Dropbox, iCloud hay OneDrive,… là những ví dụ điển hình của dịch vụ điện toán đám mây. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây miễn phí và chỉ cần trả phí theo nhu cầu của bản thân. Họ sẽ giúp lưu trữ các tài liệu của bạn lên tài khoản “đám mây” của mình và có thể truy cập vào sử dụng từ bất cứ vị trí nào, bất cứ lúc nào miễn thiết bị có kết nối mạng.

Lịch sử ra đời của điện toán đám mây

Vào những năm 2000, với sự bùng nổ vô cùng nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cao, đặc biệt chính là ngành công nghiệp kỹ thuật cao với hàng loạt sự ra mắt đình đám như mạng xã hội Facebook năm 2004, Amazon ra mắt vào quý 3 của năm 2006, Apple lần đầu tung ra Iphone năm 2007, Google Apps ra mắt vào năm 2009 đã đánh thức được tiềm năng của dịch vụ điện toán đám mây.

Để hình dung rõ hơn về lịch sự ra đời của điện toán đám mây, chúng ta bắt đầu điểm lại các mốc sự kiện quan trọng nhé: 

Sau khi khái niệm Điện toán đám mây được giới thiệu vào năm 1960, trong những năm sau đó, rất nhiều công ty công nghệ thông tin trên thế giới đã được thành lập và mạng Internet đã bắt đầu được khởi nguồn. 

Vào năm 1971, Intel đã giới thiệu đến công chúng bộ vi xử lý đầu tiên, và Ray Tomlinson – một kỹ sư tin học của hãng này đã viết được một ứng dụng gửi tin nhắn từ máy tính này đến các máy tính khác , tương tự như những cách chúng ta gửi email bây giờ.

Cùng vào khoảng thời gian đó, vào năm 1974 Bill Gates và Paul Allen đã sáng lập Microsoft, còn Steve Wozniak và Steve Jobs thành lập Apple Computers vào năm 1976 và cũng giới thiệu Apple trong năm này. Và đặc biệt năm 1976, Robert Metcalfe của Xerox đã lần đầu trình bày khái niệm của Ethernet.

Định nghĩa điện toán đám mây là gì?
Định nghĩa điện toán đám mây là gì?

Đến những năm 80 đã có sự bùng nổ vô cùng lớn trong ngành công nghiệp máy tính, đến năm 1980 thế giới đã có hơn 5 triệu máy tính đã được sử dụng, chủ yếu là trong các chính phủ hoặc trong các doanh nghiệp. Vào năm 1981 IBM đã đưa ra mẫu máy tính đầu tiên dành cho người dùng cá nhân và chỉ chưa đầy sau đó 1 năm, Microsoft cũng tung ra hệ điều hành MS-DOS mà hầu hết những máy tính tại thời điểm đó đều chạy trên nền tảng này. Và tiếp đó là sự ra đời của Macintosh.

Tất cả những sự kiện trên đều như là những hạt giống đầu tiên cho sự nảy mầm của mạng Internet giai đoạn sau này.

Vào năm 1990, thế giới đã có thể chiêm ngưỡng một phương thức kết nối chưa từng có từ trước đó, chính là phương thức World Wide Web được phát hành bởi hãng CERN và được đưa vào sử dụng năm 1991. Vào năm 1993, trình duyệt web đầu tiên đã xuất hiện và được cấp phép cho các công ty tư nhân sử dụng để có thể truy cập internet.

Khi đã có thêm những bước tiến công nghệ lớn mạnh như vậy, các công ty công nghệ trên thế giới đã bắt đầu suy nghĩ đến khả năng áp dụng internet vào làm thương mại, tiếp cận với đông đảo mọi người một cách nhanh hơn. Điều đó đã thúc đẩy sự ra đời, phát triển vượt bậc của một số công ty công nghệ có tiếng tăm sau này. Vào năm 1994, Netscape đã được thành lập, chỉ một năm sau đó Amazon & Ebay cũng chính thức ra đời.

Sự kết thúc của thập niên 90 và sự khởi đầu của thập niên 2000, cùng với những sự phát triển vô cùng vượt trội của công nghệ máy tính. Điện toán đám mây đã chính thức có môi trường thích hợp để tung cánh bay cao, bay xa và trong thời gian này đã có những tiêu chuẩn nhất định được phát triển đó chính là tính phổ biến cao, băng thông lớn và khả năng tương tác.

Xu hướng tiến lên các mô hình điện toán đám mây trong doanh nghiệp

Salesforce.com được ra mắt vào năm 1999 và là trang web đầu tiên cung cấp các ứng dụng kinh doanh thương mại từ một trang web “bình thường” – chính là những gì bây giờ gọi là điện toán đám mây.

Trong thời gian này, một số công ty công nghệ thông tin chỉ mới bước đầu đầu tư chứ không thu về được lợi nhuận trực tiếp. Ví dụ như chúng ta có thể thấy Amazon và Google là các công ty chỉ hoạt động và đều không thu được lợi nhuận trong những năm đầu tiên khi họ ra đời. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại, họ đã phải suy nghĩ đến và cải tiến rất nhiều trong mô hình kinh doanh và nâng cao khả năng đáp ứng dịch vụ của họ cho khách hàng.

Năm 2002, Amazon đã giới thiệu với thị trường Amazon Web Services. Điều này đã cho phép người sử dụng có khả năng lưu trữ dữ liệu và khả năng xử lý công việc lớn hơn trước rất nhiều.

Năm 2004, sự ra đời chính thức của mạng xã hội Facebook đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng hóa giao tiếp giữa người với người, mọi người có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu riêng tư của mình cho bạn bè, điều này đã vô tình tạo ra được một định nghĩa mà hiện nay chúng ta thường gọi là đám mây dành cho cá nhân.

Năm 2006, Amazon cũng đã từng bước mở rộng các dịch vụ điện toán đám mây của mình, đầu tiên chính là sự ra đời của Elastic Compute Cloud (EC2), ứng dụng này cho phép mọi người dùng truy cập vào các ứng dụng của họ và thao tác với chúng thông qua điện toán đám mây. Sau đó, họ tiếp tục đưa ra Simple Storage Service (S3), Amazon S3 là dịch vụ giúp lưu trữ trên mạng Internet. Nó được thiết kế cho bạn có thể sử dụng lưu trữ và lấy bất kỳ số lượng dữ liệu, bất cứ lúc nào, từ bất cứ vị trí nào trên web.

Năm 2008,hãng HTC đã công bố điện thoại đầu tiên sử dụng phần mềm Android.

Năm 2009, Google Apps cũng đã chính thức được phát hành.

Trong những năm 2010, các công ty đã tích cực phát triển điện toán đám mây để cải thiện dịch vụ và khả năng đáp ứng của mình, phục vụ các nhu cầu của người sử dụng một cách tốt nhất.

Đúng như dự đoán trong năm 2013, trên thế giới sẽ có khoảng 1 tỷ người sử dụng Smartphone, và năm 2015 thì thị trường máy tính bảng đã thu hút được khoảng 44 triệu người. Các con số này đang không ngừng tăng lên từng ngày.

Điều này đã góp phần không nhỏ giúp các dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển một cách vượt bậc, mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người dùng, kết nối thế giới ở khắp mọi nơi và mọi lúc chỉ cần thông qua môi trường internet.

Đặc điểm của Điện toán đám mây

Điện toán đám mây có 5 điểm đặc trưng cơ bản để phân biệt với các hình thức máy chủ khác trước đây.

Đặc điểm của điện toán đám mây

Tự phục vụ nhu cầu (On-demand self-service)

Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cho phép bạn sử dụng tất cả các yếu tố cần thiết khi sử dụng tài nguyên số bao gồm như mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ,… Người dùng hoàn toàn chủ động sử dụng mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp hosting.

Truy cập mọi lúc mọi nơi (Broad network access)

Người dùng có thể truy cập vào tài khoản điện toán đám mây của mình và làm việc ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào mà không bắt buộc phải tới văn phòng hay đăng nhập vào máy chủ vật lý của công ty.

Chỉ cần thiết bị có kết nối mạng Internet và máy tính cá nhân là người dùng có thể làm việc ngay tại nhà vfa vẫn kết nối ra thế giới bên ngoài.

Xem thêm: Ultraviewer là gì? Lý do Ultraviewer được dùng nhiều hơn Teamview

Hồ chứa tài nguyên (Resource pooling)

Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ luôn có các trung tâm dữ liệu với cơ sở hạ tầng vô cùng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lưu trữ điện toán đám mây đa dạng của người dùng.

Co giãn nhanh chóng (Rapid elasticity or expansion)

Dịch vụ cloud cho phép người dùng chủ động nâng cấp hay giảm lượng tài nguyên cần sử dụng theo như nhu cầu của mình vào từng thời điểm.

Đo lường dịch vụ (Measured service)

Dịch vụ cloud sẽ có hệ thống ghi nhận và báo cáo lưu lượng sử dụng của khách hàng. Nhờ đó, khách hàng mà có thể biết chính xác lưu lượng tài nguyên mình đã sử dụng để thanh toán và điều chỉnh thiết bị sử dụng, tăng giảm lưu lượng cho phù hợp với nhu cầu.

Các loại điện toán đám mây

Điện toán đám mây ảo được phân loại thành 2 nhóm chính là mô hình cung cấp và phương pháp triển khai. Dựa vào cách phân loại này, người dùng sẽ lựa chọn được loại hình phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Phân loại theo mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Ba mô hình cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây bao gồm IaaS, PaaS và SaaS. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt như sau:

Phân loại theo mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
Phân loại theo mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Infrastructure as a Service (IaaS) 

IaaS sẽ chuyên cung cấp các tính năng cơ bản nhất như là mạng, máy tính ảo, không gian lưu trữ dữ liệu hay CPU, RAM, HDD/SSD,…

Khi sử dụng các dịch vụ này, người dùng phải đã có một máy chủ ảo trên không gian đám mây để làm việc. Họ không cần phải quan tâm tới các khía cạnh khác như là máy chủ nằm ở trung tâm dữ liệu nào, sử dụng mạng viễn thông nào,…

Platform as a Service (PaaS) 

PaaS lại cho phép người dùng lựa chọn các phần mềm mong muốn, triển khai và sử dụng các phần mềm đó mà không cần phải quan tâm tới việc cập nhật các phiên bản mới RAM, CPU,…

Software as a Service (SaaS)

Dịch vụ SaaA cho phép người dùng đăng nhập và sử dụng phần mềm mà không cần phải có kiến thức hay am hiểu về các yếu tố kỹ thuật, cài đặt,…

Phân loại theo phương pháp triển khai điện toán đám mây

Public Cloud

Public Cloud chính là hạ tầng điện toán đám mây đang được dùng cho tất cả các khách hàng trên hạ tầng dùng chung của các nhà cung cấp dịch vụ. Public Cloud phù hợp với các tệp khách hàng có quy mô vừa và nhỏ, dữ liệu không yêu cầu độ bảo mật ở mức cao.

Private Cloud

Dịch vụ Private Cloud chuyên phục vụ cho các doanh nghiệp hay các cá nhân có nhu cầu sử dụng máy chủ ảo đám mây riêng, không muốn chia sẻ với người ngoài. Mô hình này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp lớn vì họ có nhu cầu sử dụng máy chủ nhiều và muốn đảm bảo được tính bảo mật cao.

Hybrid Cloud

Đây chính là loại hình kết hợp giữa Public cloud và Private cloud, cho phép người dùng lựa chọn cùng lúc các dịch vụ của 2 để phù hợp với từng nhu cầu của bản thân.

Phân loại theo phương pháp triển khai điện toán đám mây
Phân loại theo phương pháp triển khai điện toán đám mây

Community Cloud

Dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu chia sẻ hạ tầng và dữ liệu cho những doanh nghiệp và các cá nhân khác, nhằm mục đích chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng.

Hệ thống dữ liệu đám mây

Khi sử dụng hệ thống dữ liệu đám mây từ các dữ liệu lưu trên đám mây, chủ sở hữu có thể chia sẻ các dữ liệu này tới nhiều người dùng khác nhau

10 lợi ích của Điện toán đám mây

Điện toán đám mây ngày càng được sử dụng một cách phổ biến hơn hẳn các mô hình khác như là máy chủ ảo VPS, máy chủ vật lý bởi sở hữu những lợi ích vượt trội. Điển hình như là:

Mang đến sự linh hoạt nhất cho người dùng

Điện toán đám mây cho phép người dùng có thể truy cập để làm việc sử dụng mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể chủ động nâng cấp/giảm tài nguyên hoặc lựa chọn các loại dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Khả năng tự phục hồi dữ liệu sau sự cố

Mô hình điện toán đám mây sở hữu cơ chế dự phòng sao lưu thường xuyên trên mạng Internet. Nhờ đó, mà người dùng không phải lo lắng các dữ liệu quan trọng có thể bị mất đi khi gặp các sự cố bất ngờ trong quá trình sử dụng.

Chia sẻ dữ liệu

Điện toán đám mây cho phép người dùng chia sẻ các dữ liệu qua mạng Internet. Nhờ đó, những người dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ cần được kết nối Internet là có thể truy cập vào dữ liệu được chia sẻ và sử dụng.

Một số lợi ích của Điện toán đám mây
Một số lợi ích của Điện toán đám mây

Tiết kiệm được chi phí

Người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khi sử dụng máy chủ ảo đám mây vì họ chỉ cần phải trả tiền cho các dịch vụ và những nhu cầu sử dụng của mình. 

Thêm nữa, người dùng cũng không cần phải tốn chi phí mua thêm các thiết bị, lắp đặt, vận hành và bảo trì như là máy chủ vật lý, hay là phải trả tiền cấu hình như với máy chủ ảo (VPS).

Xem thêm: VPN là gì? Cách cấu hình và cài đặt mạng riêng ảo VPN cho máy tính

Đảm bảo an toàn, sử dụng liên tục và tính bảo mật cao

Những đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ ảo lớn mạnh, uy tín sẽ có những trung tâm dữ liệu lớn, là nơi có hệ thống máy chủ vật lý hiện đại. Cơ sở hạ tầng như là điện, cáp quang, hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ luôn sẵn sàng để đảm bảo không gây ra tình trạng gián đoạn cho người dùng.

Thêm nữa, điện toán đám mây sẽ được thiết kế với nhiều lớp bảo mật nên đảm bảo được tính bảo mật rất cao cho người dùng.

Ví dụ về của Điện toán đám mây
Ví dụ về của Điện toán đám mây

Vô cùng thân thiện với môi trường

Doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây sẽ chỉ sử dụng những hạ tầng đúng với nhu cầu mà họ cần, việc này sẽ giúp giảm thiểu được sự lãng phí, giảm thiểu được năng lượng cần sử dụng, việc hạn chế tiêu thụ năng lượng và khí thải ra môi trường cũng từ đó sẽ ít hơn nhiều rất nhiều so với truyền thống.

Điều này là khá quan trọng, bởi khi chúng ta tiến tới kỷ nguyên Green (xanh), có nghĩa là việc sử dụng những ứng dụng bảo vệ hoặc hạn chế ảnh hưởng tới môi trường cần được chú trọng hơn.

Nâng cao mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp

Điện toán đám mây hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với công nghệ và “đẳng cấp” của các doanh nghiệp lớn. Một phần nào đó, nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao được năng lực, tầm vóc cũng như khả năng hoạt động tốt hơn so với các doanh nghiệp mới thành lập khác mà không sử dụng điện toán đám mây. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng điện toán đám mây sẽ thường sử dụng các phương pháp sao lưu truyền thống khác, điều này sẽ chậm chạp và mất nhiều thời gian trong khi đó sử dụng điện toán đám mây thì mọi việc sao lưu, chia sẻ sẽ hoàn toàn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Tự động cập nhật

Theo một số nguồn tin có được, thì thông thường các doanh nghiệp sẽ mất gần 18 ngày mỗi tháng chỉ để quản lý và xem xét các vấn đề liên quan đến bảo mật trên hệ thống của mình. Tuy nhiên, khi sử dụng các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây, các nhà cung cấp đã làm giúp công việc bảo trì cho doanh nghiệp, như mức độ bảo mật, cập nhật liên tục các gói phần mềm mới..v.v. Điều này tiết kiệm được đáng kể thời gian cho doanh nghiệp.

Dễ dự toán được chi phí cần đầu tư

Khi sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, trước khi bắt đầu dùng các doanh nghiệp đã có thể hình dung được mức chi phí cần bỏ ra là bao nhiêu, đặc biệt là sẽ giảm thiểu được các chi phí triển khai các hệ thống. Các doanh nghiệp khi sử dụng điện toán đám mây sẽ tự dự đoán được trước chi phí với tính chính xác cao, khác xa với việc sử dụng các dịch vụ truyền thống trước đây, hay phát sinh thêm một số chi phí vượt ngoài kế hoạch đã đề ra trước đó.

Gia tăng hiệu suất quản lý

Khi sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây nói chung, lưu trữ các điện toán đám mây nói riêng, các nhân viên trong công ty có thể làm việc trên hệ thống ở nhiều địa điểm thực tế khác nhau và có thể tương tác thời gian thực và đồng bộ các tài liệu, dữ liệu với các phòng ban ở nơi khác, và đặc biệt hơn nữa là các dịch vụ điện toán đám mây thường có tính liền mạch cao, khả năng các sự cố xảy ra đương nhiên sẽ có nhưng được xử lý nhanh hơn rất nhiều lần so với các dịch vụ sử dụng máy chủ truyền thống. Điều này giúp mang đến hiệu suất quản lý tốt hơn và lợi ích nhiều hơn cho các doanh nghiệp.

Bài viết trên là những nội dung về Điện toán đám mây là gì? Lợi ích, đặc điểm, phân loại. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết đã có thể giúp bạn có thêm hiểu biết nền tảng về điện toán đám mây. Sử dụng điện toán đám mây là việc vô cùng cần thiết trong thời kỳ chuyển đổi số. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *