DDU là gì? Tổng hợp điểm khác nhau giữa DDU và DDP

DDP và DDU là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ DDU là gì, DDP là gì và chúng có gì khác nhau. Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.

Điều kiện DDU là gì?

DDU là gì?
DDU là gì?

DDU là điều kiện giao hàng chưa thanh toán. Thuật ngữ này đề cập đến quy trình làm việc thực tế, nhà xuất khẩu sẽ phải giao hàng ở một địa điểm nhất định tại nước nhập khẩu. Nhà sản xuất sẽ phải chịu mọi rủi ro, chi phí vận chuyển để hàng hóa đến nơi chỉ định và các chi phí thủ tục hải quan. Tuy nhiên, thuế hải quan, thuế cũng như các chi phí chính thức khác của hàng hóa nhập khẩu thì nhà sản xuất không cần chi trả. Bên nhập khẩu cần xử lý các chi phí và rủi ro bổ sung kịp thời cho trình thông quan nhập khẩu hàng hóa.

Nghĩa vụ của các bên khi thực hiện DDU

Trách nhiệm của bên bán hàng

  • Thanh toán cước phí giao nhận, xếp dỡ. 
  • Làm thủ tục xuất khẩu. 
  • Vận chuyển và chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao tới địa điểm chỉ định của bên mua. Người bán cũng không phải nộp thuế nhập khẩu và các khoản thuế, lệ phí nhập khẩu khác.

Trách nhiệm của bên mua hàng

  • Làm thủ tục nhập khẩu.
  • Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí nhập khẩu cũng như bố trí nhận hàng, dỡ hàng từ trên các phương tiện vận tải xuống.

Lợi ích của việc áp dụng dịch vụ DDU

điều kiện ddu
DDU mang lại lợi ích cho cả hai bên bán và mua

DDU mang lại lợi ích đến cho cả bên bán và bên mua. Người bán hàng dù phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và các chi phí có liên quan thì người mua cũng có trách nhiệm về các thủ tục nhập khẩu và thông quan kèm theo mọi chi phí phát sinh thêm. 

Vận chuyển theo DDU cũng giúp cho việc theo dõi các lô hàng được vận chuyển một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Vì trên thực tế, việc theo dõi một lô hàng trong nước sẽ đơn giản hơn với việc theo dõi lô hàng được vận chuyển ra nước khác. Do vậy, khi áp dụng hình thức DDU, người bán có thể dễ dàng kiểm tra xem lô hàng của bạn hiện đang đi đến đâu, lúc nào sẽ đến nơi và người mua đã nhận được hàng hay chưa.

DDU cũng giúp cho cả bên mua và bên bán tiết kiệm được chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa. Bên bán có thể giảm bớt chi phí xuất khẩu còn người mua thì có thể thương giảm giá các mặt hàng vì họ đã chịu các khoản phí khi nhận hàng và các trách nhiệm có liên quan. 

Phân biệt DDU và DDP

Nội dung phân biệt 

DDU

DDP

Ý nghĩa  Giao hàng chưa thanh toán. Đã trả thuế giao hàng.
Nghĩa vụ của người bán Chịu mọi chi phí và rủi ro trước khi hàng hóa đến nơi được chỉ định. Ngoài ra người bán cũng phải chịu rủi ro về thủ tục hải quan, không cần chịu thuế hải quan, thuế, các chi phí chính thức khác để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.  Chịu trách nhiệm cho các rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa cho đến khi nó đến nơi được chỉ định, thanh toán thuế, thủ tục hải quan tại cảng đích. Ngoài ra, người bán phải thanh toán thuế, phí xử lý và các chi phí liên quan khác.
Nghĩa vụ của người mua  Bên mua cần xử lý các chi phí và rủi ro bổ sung để nhập khẩu, thông quan hàng hóa.   Chịu mọi rủi ro và chi phí phát sinh ngay sau khi hàng nằm trong quyền định đoạt của mình.
Khi nào nên lựa chọn DDU thường được sử dụng khi bên xuất khẩu không có khả năng xử lý các vấn đề liên quan hoặc không xử lý được các thủ tục nhập khẩu, chi phí và giả định rủi ro. DDP được chọn nếu bên xuất khẩu có khả năng hoàn thành khai báo nhập khẩu. 

Sự khác biệt giữa DAP và DDU

Sự khác biệt lớn nhất giữa điều kiện DDU và DAP đó là. DAP (Delivered at Place) là thuật ngữ mới của quy tắc chung năm 2010. Còn DDU (Delivered at Place) lại là thuật ngữ của 2000 quy tắc chung, nhưng không có trong năm 2010.

Như vậy bên trên chúng tôi đã giải thích cho bạn hiểu DDU là gì, trách nhiệm của các bên khi theo điều kiện DDU cũng như cách phân biệt DDU với DDP và DAP. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong công việc và cuộc sống. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *