Cửu Huyền Thất Tổ là gì, gồm những ai? Nguồn gốc, ý nghĩa

Thờ cúng ông bà tổ tiên là văn hóa tâm linh đã có từ lâu đời của người Việt. Trong không gian thờ của nhiều gia đình thường hay có tấm bảng với dòng chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” được treo ngay chính giữa ban thờ. Vậy cửu huyền thất tổ là gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Cửu Huyền Thất Tổ là những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Thờ Cửu Huyền Thất Tổ bao nhiêu đời?,… là những thắc mắc chung mà nhiều người quan tâm hiện nay. Cửu Huyền Thất Tổ chữ hán được viết là: 九玄七祖 với ý nghĩa là 9 đời, 7 ông tổ trong thế hệ của một gia đình. Thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” nhằm bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng với ông bà tổ tiên, các bậc tiền nhân đã sinh ra, dạy dỗ con cháu cách làm người để phát huy sự nghiệp Tổ tiên.

Cửu Huyền Thất Tổ tức là 9 đời 7 ông tổ
Cửu Huyền Thất Tổ tức là 9 đời 7 ông tổ

Cụ thể Cửu Huyền có nghĩa là 9 đời bao gồm:

  • Cao Tổ: Ông sơ
  • Tằng tổ: Ông cố
  • Tổ phụ: Ông nội
  • Phụ: Cha
  • Bản thân
  • Tử: Con trai
  • Tôn: Cháu nội
  • Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
  • Huyền tôn: Chít (cháu sơ).

Thất Tổ bao gồm:

  • Thỉ Tổ (Tỷ Khảo): Thất Tổ
  • Viễn Tổ (Tỷ Khảo): Lục Tổ
  • Tiên Tổ (Tỷ Khảo): Ngũ Tổ
  • Cao Tổ (Tỷ Khảo): Tứ Tổ
  • Tằng Tổ (Tỷ Khảo): Tam Tổ
  • Nội Tổ (Tỷ Khảo): Nhị Tổ
  • Phụ thân (Tỷ Khảo): Nhứt Tổ

Nguồn gốc

Cửu Huyền Thất Tổ là cụm từ thường xuất hiện từ lâu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt với ý nghĩa là bao gồm ông bà tổ tiên thế hệ trước đã mất.

Thông thường khi khấn vái trước bàn thờ gia tiên, gia chủ sẽ khấn “Cửu Huyền Thất Tổ” nhằm mục đích gửi gắm những lời khấn nguyện với mong cầu những điều tốt đẹp đến với gia đình

Nhiều giả thiết cho rằng đây là từ được vay mượn từ Nho giáo, sau đó được kết hợp với Đạo giáo để đúc kết thành 4 từ Cửu Huyền Thất Tổ. Nếu như lấy thế hệ mình làm chính thì ngược lên tính 4 đời và ngược xuống tính 4 đời sẽ ra được 9 đời. 

Tìm hiểu nguồn gốc của Cửu Huyền Thất Tổ
Tìm hiểu nguồn gốc của Cửu Huyền Thất Tổ

Chữ “Huyền” có nghĩa là “đen”, trong vòng luân hồi sống chết khi thân xác rã rời, phân ly sẽ trả về cho tứ đại. Thịt xương máu sau khi chôn cất sẽ hình thành màu đen nên gọi là “huyền”. Cả 9 thế hệ đều nằm trong quy luật sống chết này nên được gọi là “Cửu huyền”.

Có giả thuyết khác cho rằng Cửu Huyền và Thất Tổ thể hiện 2 ý nghĩa khác nhau. Thời nhà Nguyễn, chỉ có Hoàng gia mới được thờ 7 đời, còn đan thường sẽ chỉ được thờ 3 đời trên bản thân của mình. Về Cửu Huyền được giải thích là cuộc sống chính là sự tương quan với nhau, đời người luôn theo quy luật nhân quả, quá khứ – hiện tại – tương lai. Việc thờ thêm 5 đời sau để nhằm nhắc nhở bản thân luôn làm điều thiện.

Cửu huyền thất tổ trong văn hóa của người Việt

Trong đó văn hóa tâm linh của người Việt, Cửu Huyền Thất Tổ mang giá trị giống như một tấm bảng nhằm để lưu giữ, tưởng nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, các bậc tiền nhân. Điều này thể hiện cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ trong văn hóa tâm linh của người Việt
Thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ trong văn hóa tâm linh của người Việt

Người Việt ta luôn tin rằng “âm phù dương trợ”, nếu như chăm non chu đáo cho phần âm, tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên cẩn thận mới nhận được phúc phần, mới được nâng đỡ, phù hộ trong mọi công việc.

Xem thêm: Giới định tuệ là gì? Ý nghĩa giới định tuệ trong Phật Pháp

Các loại Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu Huyền Thất Tổ hiện được chia làm 3 loại chính như sau:

– Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ: Đây là tinh hoa trong văn hóa tâm linh của người Việt nhờ thiết kế vô cùng tinh xảo và công phu. Bài vị bền, gọn, có thể đặt vị trí cố định tại những nơi thờ có chân đế.

– Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ: Loại này có rất nhiều kích thước khác nhau đáp ứng nhu cầu của gia chủ. Tranh Cửu Huyền thường có thêm chân đế để kê thẳng đứng cố định.

– Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ: Đây là loại tranh có giá cao hơn so với 2 loại trên. Liễn sẽ được đặt ở ngay chính giữa bàn thờ. Việc dùng liễn thờ có tác dụng làm nổi bật nên không gian thờ cúng. 

Mẫu liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Mẫu liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ đặt ở đâu? Ai được thờ Cửu Huyền Thất Tổ?

Cửu Huyền Thất Tổ sẽ được treo ở chính giữa và ở phía sau ban thờ, sát với tường trên cao. Cần chú ý căn chỉnh sao cho phù hợp để những đồ thờ phía trước không được che khuất đi tấm liễn, ngoài ra cũng nên tránh đặt quá cao làm ảnh hưởng đến sự cân bằng trong tổng thể. 

Ngoài liễn thờ, gia chủ có thể sắm thêm cuốn thư câu đối, bộ hoành phi để tăng thêm sự đầy đủ, sung túc cho không gian thờ cúng. Chú ý chọn kích thước liễn thờ phù hợp và treo cố định, hạn chế việc dịch chuyển, ngoài ra nên thường xuyên lau dọn liễn thờ sạch sẽ. 

Cửu Huyền Thất Tổ được đặt ở chính giữa và phía sau bàn thờ
Cửu Huyền Thất Tổ được đặt ở chính giữa và phía sau bàn thờ

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thông thường sẽ được thờ ở nhà thờ Họ, Tổ hoặc ban thờ gia đình là con trưởng. Tuy nhiên ngày nay không chỉ riêng con trưởng mà cả con thứ vẫn có thể thờ Cửu Huyền Thất Tổ được, điều quan trọng là sự thành tâm luôn hướng về cội nguồn. 

Lưu ý khi thực hiện đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Khi đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ, gia chủ cần đặc biệt chú ý và cẩn thận để không bị phạm phải lỗi phong thủy:

  • Không đặt Cửu Huyền Thất Tổ trong lồng kính, hộp kính hay bất cứ điều gì đó lên trên bởi điều này sẽ chèn ép bài vị.
  • Tránh đặt bài vị ở bên dưới chân Phật, gia chủ nên đặt lệch sang một bên hoặc có thể đặt ở phía dưới.
  • Nếu như trong nhà có cả bàn thờ gia tiên và thờ Phật thì cần đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ thấp hơn bàn thờ Phật.
  • Khi lập bàn thờ cần chú ý đảm bảo sạch sẽ, thường xuyên lau chùi nhằm thể hiện sự tôn kính, tôn nghiêm đối với không gian thờ cúng.
  • Đồ khi đặt trên ban thờ cần phải là đồ tươi như: hoa tươi, trái cây tươi,… thường xuyên thay nước và rượu mới.
Lưu ý quan trọng khi thực hiện đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ
Lưu ý quan trọng khi thực hiện đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Hướng dẫn để lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ chuẩn phong thủy

Các bước để lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ diễn ra như sau: 

– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ vật phẩm thờ cúng quan trọng, cần thiết trên bàn thờ.

– Bước 2: Tẩy uế vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ với rượu trắng pha với vài lát gừng. Phải dùng khăn sạch để lau chùi cẩn thận. 

– Bước 3: Dùng nước rượu pha gừng lau sạch bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ v

– Bước 4: Đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ lên, việc đặt bài vị cần chú ý:

  • Không đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ trong lồng kín, hộp kín, cũng không đặt vật nặng lên trên. 
  • Nếu gia chủ vừa thờ Phật vừa thờ gia tiên hãy đặt bàn thờ Phật cao hơn bài vị bàn thờ gia tiên để tránh phạm phải các đại kỵ trong thờ cúng. 
Cách thực hiện lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Cách thực hiện lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

– Bước 5: Khi đã bài trí xong bài vị, gia chủ cần đặt vật phẩm đồ thờ như: bát hương đồng, lọ hoa, mâm bồng, ngai chén thờ,… lên trên bàn thờ. 

– Bước 6: Dâng lễ cúng, đọc văn khấn Cửu Huyền Thất Tổ, sau đó thắp hương an vị cho bàn thờ. 

– Bước 7: Khi hương đã tàn thì gia chủ hạ lễ xuống để chia cho mọi người trong gia đình để cùng thụ hưởng lộc.

Như vậy qua những nội dung này chúng ta đã có thể hiểu được cửu huyền thất tổ là gì, cũng như những thông tin đầy đủ liên quan đến việc thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ. Từ đó để hiểu và thờ cúng sao cho phù hợp, tránh phạm phải những địa kỵ trong thờ cúng.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *