Ngày nay nền khoa học và công nghệ đã phát triển vượt bậc. Hầu hết mọi công việc, sinh hoạt của con người đều cần có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị điện. Các thiết bị điện quen thuộc với con người hàng ngày như: điều hòa, tủ lạnh, tivi,… đều có những thông số về công suất, mức tiêu thụ điện, thông số kỹ thuật điện,… Các thông số này được dán trên các thiết bị, nhằm mục đích giúp cho người sử dụng chủ động tính toán được lượng điện tiêu thụ trong gia đình mình. Cùng tìm hiểu chi tiết về công suất điện là gì qua bài viết này của thapgiainhietliangchi nhé.
Tìm hiểu công suất điện là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về công suất điện, công thức tính công suất điện, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về một số khái niệm có liên quan như điện năng, công của dòng điện.
Điện năng là gì?
Điện năng chính là nguồn năng lượng được cung cấp bởi dòng điện chạy qua. Hay cũng có thể hiểu đơn giản như dòng điện có khả năng thực hiện công. Và chúng có thể tạo ra được nguồn nhiệt lượng làm thay đổi nhiệt năng của các vật. Chính vì thế cho nên dòng điện có mang năng lượng.
Công của dòng điện
Công của dòng điện là định nghĩa cho số đo lượng điện năng, mà đoạn mạch đó đã tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Công suất điện là gì?
Công suất điện của một đoạn mạch chính là điện năng mà đoạn mạch đó đã tiêu thụ trong một đơn vị thời gian nhất định.
Công suất điện có giá trị bằng với điện năng mà đoạn mạch đó đã tiêu thụ trong một đơn vị thời gian nhất định nào đó. Hoặc có thể tính được bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Công suất điện đơn vị là gì? Công suất điện được kí hiệu là P, đơn vị đo công suất điện là W.
Ta có công thức tính công suất điện một chiều: P = A/t = U x I
Trong đó, ta có:
- I là cường độ của dòng điện (đơn vị A)
- U là hiệu điện thế dòng điện (đơn vị V)
- t là thời gian (đơn vị s)
Một số vấn đề liên quan đến công suất điện
Ý nghĩa của công suất điện trên thiết bị
Trên các thiết bị gia dụng sử dụng điện năng, nhà sản xuất sẽ luôn đề ra các chỉ số về công suất hay là công suất tiêu thụ điện.
Ví dụ thực tế dễ thấy như trên điều hòa sẽ có đề công suất là 850W. Thì tức là trong vòng 1h đồng hồ thì điều hòa đó sẽ tiêu thụ hết 850W điện.
Bên cạnh đó, trên thực tế số W được ghi trên một thiết bị điện cũng sẽ biểu thị cho công suất định mức của thiết bị đó. Chúng ta có thể hiểu đó là công suất điện của thiết bị khi mà nó hoạt động bình thường.
Lưu ý:
- Nếu trên các dụng cụ, thiết bị điện có ghi 220V – 300W. Thì có nghĩa là thiết bị điện đó phải được sử dụng ở hiệu điện thế định mức là 220V. Khi đó công suất tiêu thụ là 300W thì thiết bị mới hoạt động bình thường.
- Bên cạnh đó từ công thức tính lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị điện hay chính là công thức tính công suất điện. Việc xác định được lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng là việc hoàn toàn có thể tính toán dễ dàng được.
- Điện năng tiêu thụ sẽ được tính bằng các đơn vị kW/h hoặc W/h. Với 1kWh bằng với 1000Wh chính là 1 số điện
Công thức tính công suất điện ở trên có thể áp dụng được cho hầu hết mọi thiết bị điện phổ biến trong gia đình, có thể áp dụng để tính toán được lượng điện năng mà các thiết bị điện đã tiêu thụ trong một tháng là bao nhiêu.
Từ việc tổng hợp lại tất cả các công suất tiêu thụ điện trong gia đình. Ta thực hiện cộng các giá trị đó lại để có tổng công suất tiêu thụ điện của các thiết bị điện trong gia đình. Từ đó lên một kế hoạch sử dụng điện được hiệu quả nhất.
Công thức tính công suất dòng điện 3 pha
Hầu hết mọi thiết bị điện được sử dụng trong đời sống gia đình hiện nay đều sử dụng nguồn điện 3 pha để hoạt động. Chính vì thế có nhiều người khá quan tâm đến việc tính toán công suất tiêu thụ điện 3 pha của các thiết bị. Để quyết định có nên mua thiết bị đó hay là không.
Ta có các công thức tính công suất điện của dòng điện 3 pha:
- P = (U1*I1 + U2*I2 + U3*I3) *H
Trong đó :
– H là khoảng thời gian tính bằng giờ,
– U là điện áp,
– I là dòng điện,
- P = U.I.cosφ
Trong đó:
– I là cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua mỗi tải
– Cosφ là hệ số công suất trên mỗi tải
Phân biệt các đơn vị đo công suất điện
- kVA:
– k là viết tắt của kilo
– V là viết tắt của từ Volt
– A là viết tắt của Ampere
Trong một mạng điện xoay chiều, công suất biểu kiến S sẽ là vectơ tổng của công suất thực P và công suất phản kháng Q.
Volt-Ampere thường được viết tắt là VA chính là đơn vị đo công suất của dòng điện. Đơn vị này được tính bằng tích của hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện tính theo Ampere.
Trong mạch điện 1 chiều, VA sẽ tương đương với Watt (W). Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA sẽ thường được dùng để tính công suất biểu kiến còn Watt lại được dùng để tính công suất thực.
Trên một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường sẽ có độ lớn hơn so với công suất thực.
- kW:
– K là viết tắt của kilo
– W là viết tắt của Watt chính là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế. Đơn vị này được đặt theo tên của nhà khoa học James Watt.
Công suất sẽ cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong một khoảng thời gian Δt nhất định.
- Hiện tượng đoản mạch là gì?
Đoạn mạch AB được nối với nguồn điện và lúc này nguồn điện sẽ tạo ra một hiệu điện thế U giữa 2 điểm A và B. Từ đó sẽ sinh ra một dòng điện dịch chuyển trên đoạn mạch AB.
Dòng điện đi qua điện trở R và làm nó nóng dần lên. Như vậy, đoạn mạch đã tiêu thụ điện năng, sau đó chuyển hóa thành nhiệt năng.
Ta thay điện trở R bằng một bóng đèn dây tóc, bóng đèn sẽ sáng lên khi nó có dòng điện chạy qua. Như vậy điện năng của đoạn mạch trên đã chuyển hóa thành quang năng.
Khi trong đoạn mạch không được lắp đặt điện trở hoặc thiết bị tiêu thụ điện năng. Nếu nối trực tiếp cực âm và cực dương của nguồn điện với nhau (còn gọi là nối tắt) thì trong mạch sẽ xảy ra hiện tượng đoản mạch hay chính là ngắn mạch.
Hiện tượng đoản mạch này có khả năng sinh ra nguồn nhiệt lượng rất lớn và có thể gây ra cháy nổ dây dẫn rất là nguy hiểm.
Như vậy thapgiainhietliangchi.com đã cung cấp đến bạn mọi thông tin cần thiết có liên quan đến công suất điện cũng như các vấn đề khác. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đọc tính toán được lượng điện năng bạn tiêu thụ hằng ngày, để từ đó có kế hoạch sử dụng điện một cách hiệu quả nhất.