Con đường tơ lụa là con đường thương mại lịch sử vĩ đại của nhân loại từ xa xưa với nhiều điều vô cùng hấp dẫn và thú vị. Đây được xem là động lực cho sự phát triển của Châu Á và Châu Âu. Vậy con đường tơ lụa là gì? Ý nghĩa và lịch sử của con đường tơ lụa như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ ở bài viết sau đây nhé!
Con đường tơ lụa là gì?
Con đường tơ lụa có tên tiếng anh là Silk Road, con đường tơ lụa là con đường nối liền Trung Quốc nói riêng và Đông Á nói chung với các nước Tây Á, châu Âu.
Con đường tơ lụa đi qua bao nhiêu nước? Con đường này được đi qua Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Hy Lạp và Ý. Theo thống kê, chiều dài của con đường tơ lụa khoảng 4000 dặm, tương đương 6.437 km.
Đây là một tuyến đường vô cùng quan trọng trong lịch sử, mang tới sự giàu có cho những khu vực mà chúng đi qua.
Sở dĩ nơi đây gọi là con đường tơ lụa bởi vì mặt hàng được buôn bán nhiều nhất và nổi tiếng nhất tại đây chính là tơ lụa của Trung Quốc. Đây cũng chính là sản phẩm giúp làm nên tên tuổi của con đường này.
Qua nhiều năm lịch sử, mặc dù không còn được phồn vinh như trước đây, nhưng con đường tơ lụa vẫn là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều người đến thăm quan.
Ý nghĩa của con đường tơ lụa
Có thể nói con đường tơ lụa trung quốc mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tiến trình lịch sử phát triển của thế giới. Con đường này không chỉ nối liền vô số các quốc gia trên thế giới, mà còn giúp tạo ra tuyến đường liên thông cho việc di chuyển, thông thương hàng hóa.
Nhờ có con đường tơ lụa mà việc lưu thông số hàng hóa giữa các nước với Trung Quốc, Đông Á được thuận lợi, tạo nên thời kỳ thịnh vượng cho quốc gia tỷ dân này.
Cũng nhờ vào con đường này mà các thành tựu khoa học kỹ thuật của châu Âu đã tiếp cận, đến được châu Á và ngược lại. Nhờ con đường này mà có vô số các khu chợ, nhà trọ được mọc lên, tạo nên một khu vực giàu có, đông đúc.
Tìm hiểu về lịch sử con đường tơ lụa của Trung Quốc
Theo như các nghiên cứu về sự hình thành của con đường tơ lụa, thì tuyến đường này được thành lập từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Vào thời nhà Hán đã có một nhà thám hiểm tên là Trương Khiên với nhiệm vụ ngoại giao.
Nhưng trong quá trình làm việc của mình ông đã bị bắt và giam giữ suốt 13 năm. Sau này ông trốn thoát và tìm đường trở về Trung Quốc. Nhờ tuyến đường mà ông khám phá ra đã tạo tiền đề cho con đường tơ lụa sau này.
Con đường tơ lụa chính thức hoạt động và nổi tiếng vào thời nhà Đường, khi họ muốn mang tơ lụa của Trung Quốc đến với các nước Phương Tây để đổi lấy vàng bạc, châu báu.
Theo thời gian, ngoài tơ lụa thì còn có rất nhiều các mặt hàng khác nhau được bày bán trên tuyến đường này. Con đường tơ lụa còn được xem là phương tiện để giúp các nhà truyền giáo thực hiện truyền bá tư tưởng của mình, giúp cho sự giao thoa văn hoá của mình trở nên nổi bật hơn.
Quá trình suy tàn và sự hồi sinh của con đường tơ lụa
Thời kỳ suy tàn
Những cuộc chiến tranh liên miên cùng với nạn đạo tặc, cướp phá đã đẩy những đoàn người buôn bán luôn gặp nguy hiểm. Đó là lý do vì sao mà con đường tơ lụa vĩ đại dần suy thoái.
Sau khi đế quốc Nguyên Mông mở rộng bờ cõi ra khắp châu Á và châu Âu, công việc buôn bán của nơi đây dần thịnh vượng trở lại. Nhưng tại con đường này đã vô tình lại phát tán dịch bệnh “Cái chết đen” khắp châu Âu và Trung Á giai đoạn năm 1348 – 1350. Căn bệnh này giết hại gần 60% dân số châu Âu, làm tác động không nhỏ đến hoạt động của con đường tơ lụa.
Vì thế mà con đường tơ lụa đã tan rã vào thập niên 1400 với hàng loạt các sự kiện đáng buồn. Ở Trung Quốc, nhà Minh lên nắm quyền khống chế con đường tơ lụa. Việc phải nộp thuế cao khiến các thương gia phải tìm đến con đường vận chuyển khác.
Sự phát triển của đế chế Ottoman làm cho con đường nối phương Tây và phương Đông bị chặn đứng. Vì thế con đường này dần chìm vào dĩ vãng, chỉ còn lại các thành phố cổ heo hút.
Hồi sinh Con đường tơ lụa
Năm 2013, Trung Quốc bắt đầu khôi phục Con đường tơ lụa lịch sử với chiến lược trị giá 900 tỉ USD mang tên “Sáng kiến vành đai và con đường”. Đây là dự án nhằm để cải thiện khả năng kết nối của Trung Quốc với hơn 60 quốc gia khác ở Châu Á, Châu Âu, Đông Phi.
Trung Quốc xem động thái mới này như cải cách quan trọng giúp của thiện sự tăng trưởng trong nước. Được xem như một phương thức để mở ra thị trường thương mại mới cho hàng hóa Trung Quốc, giúp đất nước này có thể xuất khẩu nguyên liệu, hàng hóa dễ dàng hơn.
Như vậy qua đây chúng ta đã hiểu hơn về con đường tơ lụa là gì, cũng nhữ ý nghĩa và lịch sử của con đường từng vang danh một thời này.