CMO là gì? Vai trò và công việc của CMO trong doanh nghiệp

Nếu tìm hiểu thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phía sau mỗi doanh nghiệp thành công luôn có của sự hỗ trợ của các chiến lược marketing. Phía sau quá trình phát triển của doanh nghiệp từ tất cả các chiến dịch marketing là năng lực và  trí tuệ điều hành công việc của một vị trí được gọi là CMO. Vậy bạn hiểu khái niệm CMO là gì? Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể về vị trí CMO để làm bàn đạp phát triển sự nghiệp nhé!

CMO là gì?

Để giải đáp thắc mắc CMO là gì, thì CMO là viết tắt của cụm từ “Chief Marketing Officer” trong tiếng Anh. Vậy Chief Marketing Officer là gì trong tiếng Việt? Đây chính là vị trí Giám đốc Marketing, là chức vụ quản lý cấp cao của một doanh nghiệp.

CMO là gì
Bạn có từng nghe về khái niệm CMO là gì hay Chief Marketing Officer là gì chưa?

Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về Marketing và báo cáo trực tiếp tới Giám đốc điều hành (CEO). Hiện nay, chức danh CMO này nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của các công ty hiện đại.

Vai trò, trách nhiệm của những CMO thể hiện từ những hoạt động như: quá trình phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, hoạt động truyền thông và tiếp thị, phát triển kênh phân phối, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng (PR), quản trị bán hàng… 

Vai trò của CMO

 

  • Một giám đốc Marketing có trách nhiệm xây dựng và khẳng định thương hiệu của công ty:

Quản trị và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp chính là cam kết và trách nhiệm của vị trí CMO. Một thương hiệu mạnh sẽ có sức mạnh thu hút người tiêu dùng và gia tăng lòng trung thành của họ, gây dựng tài sản thương hiệu cho công ty.

Bởi vì, thương hiệu là điều mà khách hàng không thể nào chạm vào hay cảm thấy nó. Thế nhưng, chắc rằng thương hiệu có thể được nhìn thấy trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thương hiệu là loại tài sản khổng lồ để đánh giá sự tín nhiệm, cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với giá trị sản phẩm/dịch vụ công ty mang lại.

Vai trò của CMO
Bạn đã thử tìm hiểu về vai trò của vị trí Chief Marketing Officer là gì chưa?

Vị trí CMO có trách nhiệm phải bảo vệ tài sản vô hình “thương hiệu” này với sự quan tâm thích đáng. Trong kinh doanh, để làm được việc này thì cần phải đo lường tài sản thương hiệu. Thương hiệu của mỗi doanh nghiệp đã và đang được đánh giá giống như một loại tài sản. Doanh nghiệp nào sở hữu được thương hiệu mạnh thì có thể tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đồng thời củng cố lòng trung thành của khách hàng.

  • Nắm bắt các xu hướng Marketing mới:

Nhắc đến các kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhiệm vị trí Giám đốc Tiếp thị là gì, không thể bỏ qua việc hiểu biết xu hướng Marketing. Dù có hàng trăm xu hướng kinh doanh cùng tồn tại ở một thời điểm đi chăng nữa thì cũng chỉ có một số xu hướng liên quan và có thể áp dụng thực tế vào mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư những khoản chi phí khổng lồ cho quá trình theo đuổi xu hướng mới vừa xuất hiện.

Nếu lựa chọn đúng xu hướng để theo đuổi sẽ có thể mở ra một thị trường tiềm năng và có thêm tệp khách hàng hoàn toàn mới cho mình. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là mọi xu hướng đều có “tuổi thọ” lâu dài. Vì vậy nên doanh nghiệp mới cần một Giám đốc Tiếp thị để liên tục cập nhật cũng như nắm bắt một số trend trên thị trường làm xu hướng marketing mới, tạo “đòn bẩy” giúp công ty như một con thuyền băng ra biển khơi.

  • Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá, đo lường hiệu quả hoạt động Marketing của công ty:

Đánh giá hiệu quả Marketing là phương pháp hiệu quả để doanh nghiệp có thể đo lường mọi mục tiêu marketing của mình thông qua các con số cụ thể như: tỷ lệ gia tăng doanh số, doanh thu bán hàng theo tuần/tháng/quý/năm.

CMO đem lại hiệu quả thành công cho chiến dịch
Vai trò của Chief Marketing Officer là gì đối với sự phát triển bền vững của tổ chức?

Vì thế, việc đánh giá các chiến dịch Marketing có hiệu quả không còn tùy thuộc vào mức độ cụ thể, minh bạch mà Giám đốc Tiếp thị xây dựng ra sao trước khi công ty tiến hành chiến dịch Marketing. CMO chính là những người có khả năng đem lại hiệu quả thành công cho chiến dịch.

Các hoạt động của công ty có thể được kết nối bởi một quy trình tốt. Không những thế, xây dựng quy trình hiệu quả có thể giúp cho kinh nghiệm của nhân viên qua đó cũng được sử dụng và hỗ trợ. Hầu hết ai đảm nhận vị trí CMO cũng đều mong muốn đạt được điều đó. 

Tuy nhiên, muốn vậy thì CMO cần nêu lên yêu cầu cần được các bộ phận liên quan, các chuyên gia điều hành ở mọi bộ phận cùng những giám đốc cấp cao ủng hộ và góp sức để đạt được điều này, CMO cũng cần đạt được sự ủng hộ và góp sức của ban lãnh đạo cấp cao cũng như của toàn công ty.

  • Khả năng tạo dựng môi trường làm việc, văn hóa hợp tác với các nhân viên:

Làm việc tách biệt với tập thể không phải điều một CMO nên làm. Với tư cách người đứng đầu phòng ban/nhóm, các Giám đốc Tiếp thị cũng cần có hoặc phát triển khả năng lãnh đạo. Tìm kiếm tài năng và phát triển thành các nhân tài để họ phát huy toàn bộ tiềm năng của mình thì quá trình tạo dựng văn hóa hợp tác, nơi mà mọi người được lắng nghe và thể hiện mình khi xử lý những vấn đề cấp bách.

Một Giám đốc Tiếp thị giỏi sẽ luôn áp dụng một số nguyên tắc vào công việc thường ngày để khơi nguồn cho những ý tưởng mới khi xây dựng hoạt động marketing. Thông qua các hoạt động nội bộ, CMO sẽ nhìn nhận nhiều chiều các vấn đề dưới một góc độ mới, đồng thời cũng dẫn đến những giải pháp hiệu quả, kích thích được những ý tưởng, một số vấn đề và xóa tan khoảng cách của mỗi vách ngăn bàn làm việc đang bị gò bó.

Xem thêm: CFO là gì? Các công việc của CFO cần phải làm

  • CMO phải trực tiếp đứng trên cương vị của người dùng để thấu hiểu khách hàng:

Để trả lời câu hỏi trưởng phòng Marketing làm gì để phát triển hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, họ sẽ không phải là trực tiếp bán sản phẩm hay dịch vụ. Thay vào đó, người trưởng phòng Marketing kết hợp với CMO sẽ chăm sóc cho tài sản lớn nhất của công ty – trải nghiệm của khách hàng. 

Giống như giám đốc tài chính cần bám sát lợi nhuận ròng, giám đốc bảo mật bảo vệ tài sản của công ty thì nhiệm vụ của vị trí CMO là bảo vệ và cải thiện những trải nghiệm của khách hàng. Điều này đòi hỏi một tầm nhìn xa, sự hiểu biết căn bản về tư duy thiết kế cũng như sẵn sàng đứng lên đại diện cho người tiêu dùng trên cương vị là ban lãnh đạo của doanh nghiệp.

Các công việc của CMO

Một số công việc của một Giám đốc Tiếp thị – CMO, một vị trí chuyên đảm nhận thực hiện quản trị mọi hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh cùng một số các hỗ trợ quá trình triển khai một số thương hiệu thương mại như:

  • Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing của công ty.
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường và tập khách hàng tiềm năng
Công việc của CMO
CMO và trưởng phòng Marketing làm gì để đưa hoạt động Marketing nói riêng và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung đạt được hiệu quả?
  • Xây dựng bộ công cụ đo lường hiệu quả các hoạt động Marketing.
  • Tham mưu cho ban quản trị của công ty về kế hoạch truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đơn vị đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan mật thiết đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.
  • Huấn luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên phòng marketing thuộc phạm vi phụ trách.
  • Thấu hiểu vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Xác định cách thức cũng như phân khúc thị trường mà công ty sẽ được định vị trong tương lai.
  • Phát triển chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp tiếp cận phân khúc thị trường tiềm năng và chịu trách nhiệm phân công các bộ phận có liên quan nhằm thực thi chiến lược đó.

Với các nỗ lực tiếp thị nhằm đạt mục tiêu nâng cao nhận thức về thương hiệu, sự công nhận và lòng trung thành cuối cùng cũng có thể dẫn đến tăng doanh số. Bởi vậy nên một người nắm giữ chức vị CMO luôn cần phải hợp tác chặt chẽ với bộ phận bán hàng của doanh nghiệp.

Những kỹ năng mà CMO cần phải có

Để có thể trở thành một CMO, ngay từ hôm nay, hãy cố gắng trau dồi và tích lũy những kỹ năng cần có của một CMO sau đây nhé:

  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng làm động lực để thúc đẩy các bộ phận khác
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Hiểu biết thấu đáo về các nguyên tắc tiếp thị, quản trị thương hiệu của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Hiểu biết sâu sắc về những biến động, thay đổi của thị trường.
  • Tinh thần doanh nhân.
Kỹ năng cần có của CMO
Những yếu tố kỹ năng để có thể vươn tới vị trí giám đốc Marketing là gì?

Nghề Marketing là một nghề nghiệp có nhiều thử thách. Tuy nhiên cũng sẽ mang đến nhiều vinh quang cho ai biết làm chủ nó. Một khi đã trở thành Marketer thành công, họ thường là những nhân viên tận tụy và rất yêu nghề, làm việc cật lực, quên mình vì đam mê và sáng tạo. Những nhãn hiệu mới hay sản phẩm/dịch vụ mới mà doanh nghiệp cho ra đời đều được họ xem như một đứa con tinh thần của mình vậy.

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi về yêu cầu cho vị trí CMO là gì, CMO và trưởng phòng marketing làm gì để dẫn dắt hoạt động marketing của doanh nghiệp. Vị trí Giám đốc Tiếp thị – CMO dẫu phải đối mặt với nhiều thử thách, thế nhưng nếu là một lãnh đạo có thái độ vững vàng trước cám dỗ thì sự nghiệp tương lai ắt sẽ gặt hái được nhiều vinh quang.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *