Chắc hẳn bạn từng nghe về vị trí Giám đốc điều hành, Giám đốc Marketing – CMO là gì trong một tổ chức đúng không nào? Vậy liệu bạn đã hiểu về CFO là gì, hay Giám đốc Tài chính là ai không? Công việc của Giám đốc Tài chính trong công ty là gì? Cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin cần biết về vị trí CFO là gì, vai trò của CFO để biết đâu lại trở thành thông tin tham khảo quý giá cho sự nghiệp của mình đấy!
CFO là gì?
Có một số bạn thắc mắc Giám đốc Tài chính tiếng Anh là gì. CFO là tên viết tắt của Chief Finance Officer trong tiếng Anh. Dịch sang tiếng Việt, vị trí này có nghĩa là Giám đốc Tài chính. Vai trò của Giám đốc Tài chính là đảm nhiệm quá trình quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, công việc của Giám đốc Tài chính là xây dựng nên các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn với doanh nghiệp qua bản phân tích tài chính, làm cơ sở để đưa ra những dự báo đáng tin cậy cho tương lai.
Có một vài người hiểu lầm rằng CFO là một nghề nghiệp. Tuy nhiên, để gọi như vậy thì quá rộng so với ý nghĩa của từ này, vì đây chỉ là công việc của Giám đốc Tài chính – những hoạt động có liên quan đến tài chính mà thôi. Trong đó, từ “chief” tức là Người đứng đầu, trong khi nghề nghiệp thì không có người đứng đầu, vì thế chữ “Chief” trong CFO đã thể hiện rằng Giám đốc Tài chính không phải là một loại nghề nghiệp.
Giám đốc Tài chính CFO thực ra là một thuật ngữ được dùng để chỉ chức danh vô cùng quan trọng của mỗi công ty. Họ cũng chính là những người phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và Hội đồng Quản trị của công ty về những công tác tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, sau phần giải thích tóm lược về vị trí CFO trong doanh nghiệp trên đây, bạn đã hiểu thông tin về chức vụ CFO là gì chưa? Hãy cùng khám phá vai trò của CFO là gì, công việc và những kỹ năng cần có để đáp ứng cho vị trí CFO là gì để từ đó chuẩn bị cho mình kế hoạch phát triển sự nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
Vai trò của CFO
Công việc của Giám đốc Tài chính làm gì mà ở mỗi công ty của các quốc gia phát triển lại không thể thiếu? Vai trò của Giám đốc Tài chính CFO là cần phải tập trung để hoàn thành tốt trách nhiệm trong việc vận dụng các công cụ tài chính để thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể:
- CFO có vai trò như một nhà cố vấn chiến lược của công ty:
Nhiệm vụ đầu tiên mà CFO cần hoàn thành đó là trở thành nhà tư vấn chiến lược với Giám Đốc Điều Hành (CEO). Những người nắm giữ vị trí CFO có vai trò tuân thủ chặt chẽ từng chuẩn mực trong báo cáo tài chính cũng như kiểm soát một số yêu cầu khác.
Họ phải là người có thể bao quát tình hình, có kỹ năng đọc-hiểu và phân tích số liệu, quản lý chức năng tài chính cũng như phản hồi lại dữ kiện trong quá trình giải quyết vấn đề. Đồng thời, CFO cần có tư duy phân tích một cách nhạy bén về tài chính nhằm đưa ra các chiến lược tài chính, đáp ứng các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
- Vai trò của Giám đốc Tài chính – CFO chính là một nhà lãnh đạo:
Vai trò của Giám đốc Tài chính cũng được thể hiện thông qua quá trình điều hành mang cấp chiến lược của công ty. Mỗi CFO ở từng công ty sẽ đảm nhận quyền sở hữu các kết quả tài chính của tổ chức và của đội ngũ quản lý cấp cao. Nhiệm vụ của họ là làm sao để sử dụng hợp lý mô hình tài chính để nâng cao hiệu quả, mức độ dịch vụ. Đồng thời, CFO cũng chịu trách nhiệm cân bằng chi phí một cách hợp lí và linh hoạt nhất có thể.
- Để hiểu vai trò của Chief Financial Officer là gì, họ chính là một nhà ngoại giao:
Ở hầu hết mọi tình huống thì CFO chính là bộ mặt quyết định năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, vai trò của Giám Đốc Tài Chính vô cùng quan trọng trong việc quyết định có thể duy trì bền vững mối quan hệ giữa công ty với các khách hàng, nhà cung cấp và ngân hàng hay không. CFO sẽ hỗ trợ hết sức để cho công ty, doanh nghiệp có thể hòa hợp với đối tác trong các chiến lược kinh doanh.
- Vai trò của CFO đồng thời cũng là một trưởng nhóm:
Cuối cùng và cũng là vai trò vô cùng quan trọng đó là chịu trách nhiệm lãnh đạo nhóm cho các thành viên khác dù họ ở trong hay ngoài chức năng tài chính. CFO cần vạch ra cho nhóm những hướng đi mới trong tương lai để có thể nâng hiệu suất kinh doanh. Cùng với đó là việc cung cấp tới các quản lý cấp cao về kế hoạch tài chính để đột phá, gia tăng lợi nhuận. Vai trò của CFO là làm thế nào để tập hợp nhiều nhất có thể các nhóm cá nhân tài năng nhằm đạt mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Các công việc của CFO
Nhiệm vụ bao quát của người đảm nhận vị trí CFO là hoàn thiện bộ máy tài chính của doanh nghiệp với các công việc quản lý tài chính: Nghiên cứu, phân tích, triển khai và xử lý tất cả các vấn đề, kiểm soát rủi ro với các mối quan hệ về tài chính.
Một Giám đốc Tài chính CFO có thể sử dụng các công cụ tài chính, xây dựng các kế hoạch về tài chính nhằm giúp thực hiện tối đa hóa hiệu quả dùng nguồn vốn. Từ đó đưa ra những cảnh báo về các nguy cơ tiềm ẩn, giúp tiết kiệm chi phí với các hoạt động kinh doanh được đánh giá là không có hiệu quả nhờ nghiệp vụ phân tích tài chính. Cùng tìm hiểu chi tiết về công việc cần làm của Giám đốc Tài chính là gì sau đây.
- Lãnh đạo/ giám sát là công việc của Giám đốc Tài chính:
Trước hết, Giám đốc Tài chính sẽ trực tiếp lãnh đạo bộ phận Tài chính – Kế toán (gồm các nhân sự kiểm soát viên, thủ quỹ và nhân viên phân tích tài chính), giám sát tất cả các hoạt động nội bộ như phân tích lợi nhuận và chi phí, đồng thời phản hồi lại thị trường. Đối với công việc này, Giám đốc Tài chính sẽ đánh giá và đảm bảo sự nhất quán từ các mục tiêu tài chính đến chiến lược ngắn hạn và dài hạn của công ty.
Giám đốc tài chính cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc toàn bộ bản phân tích về ngân sách, xu hướng tài chính được bộ phận tài chính đưa ra có chính xác và kịp thời không, và toàn bộ doanh nghiệp đều có khả năng tiếp cận.
CFO còn có chức năng giám sát hệ thống xử lý những giao dịch kinh doanh cũng như quá trình tiến hành thực thi nhiệm vụ của bộ phận tài chính nói riêng và toàn công ty nói chung. Giám đốc Tài chính CFO cũng sẽ thiết lập và giám sát cả hệ thống công nghệ thông tin tài chính.
Ngoài ra, CFO có trách nhiệm xây dựng nên bộ tiêu chuẩn văn hóa làm việc trong sạch, văn minh cùng lãnh đạo công ty khi đưa ra những quy định, tiêu chuẩn cho các phòng ban khác lấy làm cơ sở để thực hiện.
Giám đốc tài chính đồng thời cũng sẽ lãnh đạo, chuẩn bị và trình bày báo cáo về người tiêu dùng cũng như hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân sự bởi họ là những người đảm bảo hiệu quả lao động của mỗi bộ phận. Nhân sự cũng là bộ phận sẽ hướng dẫn, cố vấn và khuyến khích năng lực nghề nghiệp cũng như tổ chức training, bồi dưỡng nhân lực để tương lai có người tiếp nối vị trí Giám đốc Tài chính.
- Công việc của CFO không thể bỏ qua hoạt động quản lý tài chính:
CFO là người sẽ quản lý tất cả những quy trình liên quan đến ngân sách của công ty. Họ cần chắc chắn rằng dòng tiền được lưu thông một cách phù hợp trong mỗi hoạt động kinh doanh. CFO cũng đảm bảo các thông tin tài chính được trình bày một cách minh bạch và chính xác, vì tất cả các thông tin này có thể tác động đến những quyết định của công ty.
Giám đốc tài chính cần tiến hành tổng hợp thông tin, phân tích và trình bày kết quả về tài chính của công ty đến những bên liên quan. Họ trực tiếp tham gia vào việc xây dựng ngân sách, trình bày các dự báo về xu hướng tài chính trên thị trường. Từ các dự báo trên, những chiến lược liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty mới có thể được đưa ra một các chuẩn xác và phù hợp nhất.
- Công việc của Giám đốc Tài chính thể hiện ở quá trình kiểm soát nguy cơ:
Giám đốc tài chính thực hiện việc quá trình kiểm soát nguy cơ thông qua việc phân tích những khoản nợ và rủi ro của công ty khi thực hiện các hoạt động kinh doanh và hợp tác; giám sát mọi vấn đề pháp lý có liên quan tới doanh nghiệp và rộng hơn là ảnh hưởng đến ngành.
Họ cần đảm bảo việc doanh nghiệp tuân thủ tất cả các quy định pháp luật Nhà nước. Để thực hiện công việc này, Giám đốc Tài chính sẽ xây dựng những hệ thống kiểm soát đáng tin. Hệ thống này duy trì kiểm soát nội bộ để đảm bảo công ty luôn hoạt động bám sát các quy tắc kế toán và luật pháp của Nhà nước. CFO cũng sẽ quan tâm đến những vấn đề về bảo hiểm của doanh nghiệp, đồng thời tiến hành duy trì hoặc thay đổi một cách phù hợp.
Về hồ sơ và tài liệu, Giám đốc Tài chính sẽ phải lưu trữ sao cho đáp ứng đầy đủ toàn bộ yêu cầu từ phía cơ quan kiểm toán hoặc các cơ quan Nhà nước khác. Họ có thể duy trì mối quan hệ với các nhân sự kiểm toán và hiểu rõ các khuyến nghị mà họ đưa ra. Với những trường hợp rủi ro có thể xảy ra, CFO sẽ báo cáo lên Ban Giám đốc để cùng tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
- Công việc của Giám đốc Tài chính là đưa ra dự đoán và chiến lược ngắn hạn – dài hạn về kinh tế:
Giám đốc tài chính không những phải nắm rõ các vấn đề tài chính trong quá khứ cũng như hiện tại của công ty, mà họ sẽ phải đưa những dự đoán mang tính chiến lược cho tương lai. Từ các kết quả phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu, họ sẽ dự đoán về các lĩnh vực phù hợp tiềm năng mà doanh nghiệp có thể thành công dựa trên nền tảng mình đã có (đồng nghĩa với việc gia tăng năng lực tài chính).
Họ làm việc cùng những đơn vị bên liên quan và ban điều hành, sau đó tư vấn về tình trạng tăng trưởng kinh tế, nhờ đó hoạch định các chiến lược tài chính – thuế, quản lý những quy trình xây dựng ngân sách và kêu gọi vốn đầu tư. Họ đồng thời cũng là người đưa ra các giải pháp để doanh nghiệp hoàn thành những mục tiêu về tài chính.
Xem thêm: CMO là gì? Vai trò và công việc của CMO trong doanh nghiệp
- Giám đốc Tài chính làm gì để chịu trách nhiệm trong việc xây dựng mối quan hệ với các bên thứ ba?
Với công việc này, Giám đốc Tài chính sẽ thực hiện việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các ngân hàng cùng những nhà đầu tư bằng việc tham gia các cuộc họp, hội nghị, sự kiện chăm sóc khách hàng và đại diện cho công ty trong các dự án cộng tác.
- Một số nhiệm vụ khác được giao cho vị trí CFO là gì?
Ngoài các nhiệm vụ chính phía trên, Giám đốc Tài chính có thể tiến hành một số công việc khác liên quan đến những vấn đề tài chính trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
Những kỹ năng cần trang bị để trở thành CFO là gì?
Sau khi đã hiểu về những công việc được giao cho vị trí CFO là gì, để trở thành 1 CFO tài năng, bạn cần chuẩn bị cho mình 4 kỹ năng tài chính quan trọng sau:
- Kỹ năng phân tích tài chính: Đây được xem là kỹ năng quan trọng hàng đầu. Từ kỹ năng này mà Giám đốc Tài chính CFO mới có thể tiến hành phân tích, nắm bắt về tình trạng năng lực tài chính của công ty một cách tổng thể. Đồng thời nhanh chóng tìm ra lỗ hổng trong tài chính để ứng phó một cách kịp thời.
- Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: CFO có thể hình dung ra những kế hoạch sử dụng kinh phí cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Kỹ năng quản trị dòng tiền: Nhằm tránh tình trạng không có khả năng chi trả, hoặc bị thâm hụt lớn, các CFO cần chú ý nắm rõ kỹ năng điều chỉnh dòng tiền ra vào doanh nghiệp một cách hợp lý.
- Kỹ năng quản trị tài chính dự án: CFO sẽ cần có kỹ năng này để quản lý dòng tiền cho mỗi dự án và tìm ra phương án tài chính phù hợp nhất khi thực thi dự án.
Ngoài những kiến thức cơ bản về tài chính cần nắm vững như đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính, quản lý tài chính, thì người nắm vị trí CFO cũng buộc phải chuẩn bị một số kỹ năng mềm để quản lý và làm việc hiệu quả như:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Vị trí công việc nào thì cũng gặp một số vấn đề nảy sinh và ngành tài chính cũng không ngoại lệ. Lĩnh vực này sẽ phát sinh những sự cố liên quan đến số liệu và dòng tiền. Để xử lý hiệu quả thì các CFO cần có kỹ năng phân tích, trực giác và năng lực xử lý vấn đề tốt mới có thể mang lại kết quả tốt và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
- Kỹ năng thuyết phục: Ở vai trò là một nhà ngoại giao đã nói ở trên, CFO cần rèn luyện một kỹ năng đàm phán tốt để có thể trình bày, hoạch định phương hướng chiến lược, đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc sao cho thuyết phục được đối tác.
- Kỹ năng xây dựng tương lai: CFO phải có tầm nhìn xa trông rộng khi vận dụng các nhân tố, con số, thấy được cơ hội và cả rủi ro tiềm ẩn, không được vì những lợi ích vụn vặt trước mắt mà bị cám dỗ.
- Kỹ năng nhẫn nại: Mục tiêu hoạt động vì tương lai của công ty là mục tiêu dài hạn, vì vậy các CFO phải nhẫn nại, rèn luyện tính kiên trì, học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia và làm việc thật nghiêm túc.
- Kỹ năng quan sát: Những ai rèn luyện được kỹ năng quan sát thường sẽ thành công trên thương trường. Với một cái đầu nhạy bén và khả năng quan sát nắm bắt sự việc ở nhiều khía cạnh khác nhau sẽ khiến CFO nắm bắt được bản chất của vấn đề, không chỉ là bề nổi của sự việc nữa.
- Kỹ năng ứng biến: Kỹ năng này là sự kết hợp của quá trình quan sát cẩn thận và xử lý vấn đề nhanh nhạy nhằm ứng phó với các thay đổi bất chợt. Các CFO cần bình tĩnh đối mặt và tìm cách giải quyết đối với mọi tình huống chưa hề dự tính trước, chưa được nghĩ tới có thể vì nền kinh tế gây ra.
- Kỹ năng tập trung: Trong công việc, chẳng có vị trí nào lại không cần đến khả năng tập trung của nhân viên. Tuy nhiên, đối với vị trí CFO thì yêu cầu dành cho tiêu chí tập trung là cực cao. Là một Giám đốc Tài chính, bạn cần rèn luyện tư duy và kỹ năng tập trung cao độ để làm việc hiệu quả, nhất là khi phân tích dữ liệu.
Bài viết đã chỉ ra những vai trò đặc biệt quan trọng của vị trí Giám đốc Tài chính – CFO là gì trong mỗi công ty. Cơ hội việc làm đối với vị trí này hiện nay còn khá rộng mở. Chỉ cần đảm bảo có thể đạt được những yêu cầu về năng lực và kỹ năng nêu trên thì bạn có thể tự tin ứng tuyển vị trí này vào đơn vị nào phù hợp với mong muốn của mình.