Chuỗi thức ăn là gì? Phân loại và ví dụ về chuỗi thức ăn

Mỗi loài sinh vật trên Trái Đất đều có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Cùng tìm hiểu mối quan hệ thú vị này trong bài viết chuỗi thức ăn là gì, phân loại và ví dụ cụ thể trong bài viết sau đây! 

Thế nào là chuỗi thức ăn?

Chuỗi thức ăn là dãy với nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, trong đó loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài vừa là mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, nhưng cũng là loài bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. 

Chuỗi thức ăn là dãy với các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau
Chuỗi thức ăn là dãy với các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau

Những chuỗi thức ăn dày đặc giúp tạo nên được một mạng lưới thức ăn. 

Thành phần của chuỗi thức ăn

Trong chuỗi thức ăn bao gồm có 3 loại sinh vật như sau: 

– Sinh vật sản xuất: Đây là sinh vật bắt đầu của chuỗi thức ăn, bởi chúng trực tiếp tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Chúng còn được gọi là sinh vật tự dưỡng hay sinh vật cung cấp. 

Ở nhóm sinh vật tự dưỡng lại được chia thành 2 loại: Một loại dùng năng lượng của ánh sáng mặt trời nhằm tổng hợp chất hữu cơ, còn 1 loại sẽ dùng nguồn năng lượng từ những phản ứng hóa học. 

Các thành phần ở trong chuỗi thức ăn
Các thành phần ở trong chuỗi thức ăn

Ví dụ: Vi khuẩn, cây xanh, một số loài tảo. 

– Sinh vật tiêu thụ: Là các sinh vật dị dưỡng, chúng không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, thay vào đó chúng phải lấy chất hữu cơ bằng cách tiêu thụ sinh vật dị dưỡng hay sinh vật tự dưỡng. 

– Sinh vật phân hủy: Là các vi khuẩn dị dưỡng hay nấm thực hiện phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ.

Xem thêm: Lưới thức ăn là gì? Vai trò và ví dụ về lưới thức ăn

Các loại chuỗi thức ăn

Chuỗi thức ăn được chia thành các loại như sau:
– Chuỗi thức ăn là sinh vật sản xuất mở đầu

Ví dụ: cỏ => thỏ => hổ=> xác chết => vi khuẩn
Chuỗi thức ăn là sinh vật phân hủy mở đầu:
Ví dụ: mùn hữu cơ => giun đất => Gà => chó sói => cọp => vi khuẩn.

Mắt xích trong chuỗi thức ăn là gì?

Mắt xích trong chuỗi thức ăn nhằm để nói về vị trí của một loài sinh vật trong chuỗi thức ăn. Tại đó sinh vật này sẽ dùng loài sinh vật đứng trước (mắt xích phía trước) làm thức ăn, khi đến lượt chúng lại trở thành thức ăn của loài sinh vật đứng sau (mắt xích phía sau).

Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích quan trọng
Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích quan trọng

Ví dụ chuỗi thức ăn: Cỏ => châu chấu => ếch => rắn => đại bàng. Có thể thấy trong chuỗi thức ăn này có 5 mắt xích bao gồm: cỏ, châu chấu, ếch, rắn và đại bàng.

Vai trò của chuỗi thức ăn

Sau khi đã hiểu được chuỗi thức ăn là gì chúng ta có thể thấy chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở trong hệ sinh thái và hệ thống tự nhiên với nhiều lợi ích như:

Giúp truyền năng lượng

Chuỗi thức ăn có vai trò truyền đạt năng lượng từ một mức dinh dưỡng sang mức khác trong hệ sinh thái. Năng lượng ban đầu được xuất phát từ các nhà sản xuất, thông thường là cây xanh. Cây xanh sau khi quang hợp sẽ được người tiêu dùng ăn sau đó chuyển năng lượng vào cấp tiêu dùng cao hơn trong chuỗi thức ăn.

Kiểm soát số lượng loài trong hệ sinh thái

Chuỗi thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng các loài trong hệ sinh thái. Đối tượng ăn thịt cao cấp (top predators) thường kiểm soát dân số của các loài trong chuỗi thức ăn. Nhờ đó giúp duy trì sự cân bằng trong cộng đồng sinh vật, cũng như ngăn ngừa việc gia tăng không kiểm soát của loài nào đó cụ thể.

Chuỗi thức ăn giúp kiểm soát số lượng loài hiệu quả
Chuỗi thức ăn giúp kiểm soát số lượng loài hiệu quả

Bảo vệ đa dạng sinh học

Chuỗi thức ăn còn giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học, nếu 1 loài bị loại bỏ khỏi chuỗi thức ăn hay có biến đổi dân số sẽ gây ra sự thay đổi trong cộng đồng sinh vật, chúng có thể làm tác động đến các loài khác.

Bảo vệ các mức dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn giúp duy trì sự đa dạng, đảm bảo ổn định của hệ sinh thái.

Xem thêm: Vi sinh vật là gì? Đặc điểm, cấu tạo, vai trò của vi sinh vật

Thể hiện mối quan hệ sinh thái

Chuỗi thức ăn còn thể hiện cho mối quan hệ sinh thái giữa các loài. Nhờ chuối thức ăn mà chúng ta hiểu được cách mà các sinh vật tương tác với nhau thông qua việc ăn và bị ăn, cũng như làm thế nào để hệ thống tự nhiên có thể duy trì sự cân bằng.

Chuỗi thức ăn thể hiện cho mối quan hệ sinh thái giữa các loài
Chuỗi thức ăn thể hiện cho mối quan hệ sinh thái giữa các loài

Giúp chuyển dưỡng chất

Chuỗi thức ăn còn đóng vai trò chuyển dưỡng chất qua các mức dinh dưỡng. Khi sinh vật ăn thức ăn từ mức thấp hơn ở trong chuỗi thức ăn, các dưỡng chất của thức ăn ban đầu sẽ được chuyển đổi thành nhiều dạng khác nhau và trở thành phần của cơ thể của người tiêu dùng cao hơn.

Nhìn chung, chuỗi thức ăn là một trong những khía cạnh vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái, chúng giúp duy trì sự ổn định và cân bằng ở trong tự nhiên. Bên cạnh đó chúng còn thể hiện cách năng lượng, dưỡng chất di chuyển trong hệ sinh thái, cũng như quan hệ tương tác giữa các loài.

Hy vọng với những chia sẻ mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn đọc hiểu có được cái nhìn tổng quan về chuỗi thức ăn là gì. Có thể thấy các loài đều có tác động qua lại lẫn nhau, giúp mang đến sự ổn định, bền vững cho hệ sinh thái tự nhiên.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *