Chổ hay chỗ? Chổ ở hay chỗ ở? Tại chổ hay tại chỗ là đúng

Chổ hay chỗ đâu là từ được viết đúng chính tả? Chắc hẳn đây là một trong những lỗi sai mà khá nhiều người thường hay gặp phải về dấu ngã và dấu hỏi. Những chia sẻ trong bài viết sau đây mà chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn đọc viết đúng chính tả về dấu ngã và hỏi để tránh gặp phải những lỗi sai cơ bản này!

Giải nghĩa chỗ và chổ nghĩa là gì?

– Từ “chỗ”: là danh từ được dùng để chỉ một khoảng không gian xác định được hay quan sát được như: Chỗ ở, cư trú, trú ngụ,… 

– Từ “chổ”: Đây là từ không có trong từ điển tiếng Việt, vì thế từ nay là từ dùng sai chính tả và không mang bất cứ ý nghĩa nào.

Như vậy, từ “chỗ” mới là từ đúng chính tả, còn từ “chổ” là từ dùng sai chính tả.

“Chỗ” là danh từ để chỉ khoảng không gian xác định hay quan sát được
“Chỗ” là danh từ để chỉ khoảng không gian xác định hay quan sát được

Cách sử dụng từ chỗ đúng nhất trong các trường hợp

Tại chổ hay tại chỗ

Như cách giải nghĩa trên thì từ “tại chỗ” đúng chính tả, được dùng phổ biến ở trong đọc và viết. Còn từ “tại chổ” là từ sai chính tả.

Ví dụ về cách dùng từ tại chỗ:

  • Khám xét ngay tại chỗ ở của nghi phạm
  • Nghỉ ngơi một chút ngay tại chỗ
  • Mở cuộc điều tra nhanh chóng ngay tại chỗ.

Chổ ở hay chỗ ở là đúng?

Từ “chỗ ở” là đúng chính tả, còn từ “chổ ở” là sai. Một số ví dụ cụ thể về cách dùng từ chỗ ở như sau:

  • Xác nhận đây là chỗ ở hợp pháp
  • Chỗ ở của tôi hiện nay
  • Nhiều nơi hiện nay chỗ ở chưa được đảm bảo.

Chổ ngồi hay chỗ ngồi

Từ “chỗ ngồi” là từ được dùng đúng chính tả, một số ví dụ cụ thể về từ “chỗ ngồi” như sau:

  • Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh
  • Chọn những chỗ ngồi dễ quan sát 
  • Chỗ ngồi dành cho người già.
Cách dùng từ “chỗ” đúng trong từng trường hợp cụ thể
Cách dùng từ “chỗ” đúng trong từng trường hợp cụ thể

Xem thêm: Che chở là gì? Che chở hay che trở mới là cách viết đúng?

Chổ nào hay chỗ nào

Từ “chỗ nào” được viết đúng chính tả. Cụm từ này thường được dùng trong các câu hỏi, câu nghi hay những câu nhằm thể hiện sự thắc mắc cần giải đáp. 

Ví dụ cụ thể về việc dùng từ chỗ nào:

  • Chỗ nào bán với mức giá rẻ hơn?
  • Chỗ nào đông học sinh hơn?
  • Chỗ nào nhiều đồ ăn ngon hơn?
  • Chỗ nào view đẹp nhất?

Chổ dựa hay chỗ dựa

Chỗ dựa là từ đúng chính tả, đây là danh từ nhằm để chỉ điểm tựa có thể dựa vào như bàn ghế, hay chỗ dựa về mặt tinh thần như: Chỗ dựa vững chắc, chỗ dựa tinh thần,…

Ví dụ cụ thể về việc dùng từ chỗ dựa:

  • Anh là chỗ dựa vững chắc của em
  • Tôi muốn trở thành chỗ dựa tinh thần cho cô ấy. 

Chổ này hay chỗ này

Chỗ này đúng chính tả, chúng ta có một số ví dụ về cách sử dụng chỗ này như sau:

  • Chỗ này đông vui quá!
  • Chỗ này bình yên hẳn
  • Không gian chỗ này rất lãng mạn
  • Chỗ này là chỗ ngồi của tôi.

Chổ trống hay chỗ trống

Chỗ trống là từ viết đúng, một số ví dụ về cách sử dụng chỗ trống:

  • Chỗ trống của cậu ấy chưa có ai có thể thay thế vào
  • Chỗ trống kia hiện vẫn chưa có ai ngồi

Chỗ làm hay chổ làm

Chỗ làm là đúng chính tả, ta có một số ví dụ về cách sử dụng chỗ làm:

  • Chỗ làm ở công ty này có mức lương khá cao
  • Chỗ làm này không đảm bảo an toàn

Hướng dẫn phân biệt dấu hỏi, dấu ngã trong Tiếng Việt

Dùng từ láy theo quy ước

Ta có quy ước như sau:

– Dấu hỏi thường đi với dấu sắc và dấu ngang

– Dấu ngã thường đi với dấu huyền và dấu nặng

  • Hỏi đi với sắc: Gởi gắm, thổn thức, rẻ rúng, tử tế, cảnh cáo, hảo hán, phản phúc, phản kháng, khủng khiếp, khỏe khoắn, nhảm nhí, lở loét, thưởng thức, hiển hách, nhỏ nhắn, sản xuất,…
  • Ngã đi với huyền: Bẽ bàng, vững vàng, sẵn sàng, kỹ càng, não nề, đẫy đà, phũ phàng, vẫy vùng, nõn nà, bão bùng, sỗ sàng, vỗ về, hỗn hào, hãi hùng, khẽ khàng, mỡ màng, rõ ràng, vẽ vời, sững sờ, ngỡ ngàng, lỡ làng, bừa bãi, thừa thãi, đằng đẵng, mò mẫm, lầm lũi, nhàn nhã, bằng hữu,…
  • Hỏi đi với ngang: Nhỏ nhen, lẻ loi, hỏi han, nở nang, nể nang, nhởn nhơ, ngẩn ngơ, vẩn vơ, lẳng lơ, ngổn ngang, thở than, mỏng manh, dở dang, giỏi giang, sửa sang, chỉn chu, dửng dưng, chăm chỉ, thon thả, thoang thoảng, trong trẻo, trăn trở, hư hỏng, căng thẳng, phe phẩy, đông đủ,… 
  • Ngã đi với nặng: Hãm hại, nhẫn nhịn, mẫu mực, chững chạc, dõng dạc, dữ dội, nhễ nhại, rõ rệt, vạm vỡ, lặng lẽ, rực rỡ, rộn rã, vội vã, hụt hẫng, dựa dẫm, nhẹ nhõm, rộng rãi, rệu rã,… 
  • Từ kép từ thường đi một cặp dấu hỏi hay ngã. 
Hướng dẫn phân biệt dấu hỏi và ngã trong tiếng Việt
Hướng dẫn phân biệt dấu hỏi và ngã trong tiếng Việt

Từ hán việt mở đầu là M, N, NH, L, V, D, NG dùng dấu ngã, chữ khác dấu hỏi

Ví dụ các từ như:

  • M: Mãn nguyện, miễn nhiệm, mãng xà, mãnh lực,…
  • N: Não bộ, nỗ lực, truy nã,..
  • Nh: Nhẫn tâm, nhã nhặn, thổ nhưỡng,… 
  • L: Lão gia, lễ nghi, lữ khách, lẫm liệt, lãnh địa,.. 
  • V: Vãn hồi, vũ trang, vĩ đại, võ sư, vĩnh hằng, vững chãi,..
  • D: Diễm phúc, dĩ nhiên, dưỡng dục, dã ngoại, dõng dạc, dã tâm,…
  • Ng: Nghĩa hiệp, ngũ cốc, ngẫu nhiên, ngưỡng mộ,… 

Họ và trạng từ: Dấu ngã

– Họ: Nguyễn, Võ, Vũ, Đỗ, Liễu, Doãn, Lữ, Lã, Mã,…

– Trạng từ: Cũng, vẫn, sẽ, lẽ ra, mỗi, nữa, dẫu, mãi, đã, những, hỡi, hễ,…

Dùng dấu thông qua việc suy luận theo nghĩa

Ta có thể xét theo những ví dụ cụ thể sau đây:

– Nổi – nỗi: Từ nào mang tính biểu cảm sẽ dùng dấu ngã như khổ nỗi, đến nỗi nào, nỗi niềm, nỗi hận, nỗi nhớ,… Còn từ chỉ sự trội hơn mức bình thường thì dấu hỏi như: Nổi trội, nổi bật, nổi tiếng, nổi mụn, nổi dậy,… 

– Nghỉ – nghĩ: Nếu thể hiện cảm xúc sẽ dùng dấu ngã, như: Nghĩ ngợi, suy nghĩ, thầm nghĩ, nghĩ bậy,… Còn nếu liên quan đến việc dừng lại một hoạt động thì sẽ dùng dấu hỏi, ví dụ như: Nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc, nghỉ mát,…

– Mảnh – mãnh: Từ gợi hình dáng dùng dấu hỏi, như: Mảnh trăng, mảnh đất, mảnh vỡ, mảnh vá,… Từ thể hiện tính chất sẽ dùng dấu ngã như: Dũng mãnh, mãnh liệt, mãnh thú, mãnh lực,… 

Qua đây chúng ta đã hiểu được ý nghĩa cụ thể của từ “chỗ”, cũng như xác định được chổ hay chỗ mới là từ được viết đúng chính tả. Từ đó, để giúp bạn đọc có thể sử dụng từ sao cho đúng nhất!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *