Bên cạnh IQ, chỉ số EQ cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của cá nhân trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về chỉ số này. Hãy cùng tìm hiểu EQ là gì và những điều cần biết trong bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số EQ là gì?
EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient, có nghĩa là chỉ số trí tuệ cảm xúc. Đây là chỉ số dùng để đánh giá khả năng tưởng tượng và mức độ sáng tạo của mỗi người.
Một số nghiên cứu đã chứng minh và đưa ra thang điểm chỉ số EQ cụ thể như sau:
- Dưới 84: EQ thấp, chiếm khoảng 16% dân số thế giới.
- Từ 85 đến 115: EQ trung bình của thế giới, tương đương với 68%.
- Từ 116 – 130: EQ cao, chiếm khoảng 14% dân số thế giới.
- Từ 131 trở lên: EQ cao tối ưu, chỉ chiếm khoảng 2% dân số thế giới.
Chỉ số IQ là gì?
IQ viết tắt của từ Intelligence Quotient, có nghĩa là chỉ số thông minh của não bộ con người. Đây là chỉ số đánh giá khả năng tư duy, phản xạ của một người có nhanh nhạy hay không và ngược lại.
Bảng chỉ số IQ cụ thể như sau:
- Chỉ số dưới 85, thấp hơn IQ trung bình của con người, chiếm 16%.
- Chỉ số IQ của người bình thường là từ 85 – 115, chiếm 68%.
- Chỉ số IQ từ 115 đến 130 là thông minh, chiếm 14%.
- Chỉ số IQ từ 145 trở lên là thiên tài hoặc cận thiên tài, chỉ chiếm 0,1%.
Người có chỉ số IQ cao là 115 trở lên sở hữu trí tuệ tuyệt vời, rất dễ thành công trong học tập và sự nghiệp.
Vậy làm sao để biết chỉ số IQ của mình? Bạn có thể biết được chỉ số IQ của bạn là bao nhiêu thông qua các bài kiểm tra, test trên mạng. Đây là cách tính, cách xác định chỉ số IQ khá phổ biến trên thế giới.
Hiện nay, người có chỉ số IQ cao nhất là 230, nhà toán học người Úc – Mỹ, gốc Trung Quốc, Terence Tao.
Tại Việt Nam, đa số không quan tâm đến cách đo IQ thông qua các bài kiểm tra mà thường chỉ được chú trọng khi tham gia tuyển dụng trong các công ty, tập đoàn lớn như Samsung, FPT… Do đó, hiện nay chưa có thông tin ghi nhận người có chỉ số IQ cao nhất Việt Nam là ai cả. Chỉ số IQ của người Việt Nam trung bình là 94, khá cao so với mức trung bình trên thế giới.
Sự khác nhau giữa chỉ số IQ và EQ là gì?
Người có chỉ số IQ cao
IQ là chỉ số thông minh, đánh giá trí tuệ của một người. Người ta thường đánh giá khả năng tư duy logic, trí nhớ của cá nhân thông qua đánh giá IQ.
Người có IQ cao thích hợp với các nghề nghiệp đòi hỏi tư duy logic cao như: nhà khoa học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên…
Tuy nhiên, một số người có IQ cao thường có thái độ tự tin thái quá và coi thường người khác, có lối sống thích cô lập, không thân mật.
Người có chỉ số EQ cao
EQ là chỉ số trí tuệ cảm xúc của một người, thể hiện khả năng nhận định, kiềm chế cảm xúc của mình và mọi người xung quanh.
Người có EQ cao thích hợp với các nghề nghiệp đòi hỏi tính kiên nhẫn và định hướng cho người khác như: Nhà văn, triết gia, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, lãnh đạo…
Người có chỉ số EQ cao rất giàu tình cảm, hay thấu hiểu, giúp đỡ người khác và được nhiều người yêu mến nên có khả năng thành công trong cuộc sống hơn là trên sách vở.
EQ và IQ, chỉ số nào quan trọng hơn?
Đây đều là hai yếu tố quan trọng và cần thiết với con người. Theo các chuyên gia, để trở thành người thành công cần đến 80% EQ và 20% IQ. Chỉ số IQ cao giúp tư duy, tính toán chính xác. Chỉ số EQ cao giúp bình tĩnh đưa ra các quyết định có tầm nhìn xa hơn.
Vì vậy, không thể nói rằng IQ hay EQ quan trọng hơn, mà cần biết cân bằng và linh hoạt vận dụng hai chỉ số này để hoàn thiện bản thân và thành công hơn trong cuộc sống.
Cách kiểm tra chỉ số EQ của bạn chính xác nhất
Bạn có thể test chỉ số EQ thông qua các bài kiểm tra, bài test EQ chính xác trên mạng. Vậy chỉ số EQ bao nhiêu là cao? Chỉ số EQ của người bình thường là từ 85-115, dưới 84 điểm là thấp và trên 116 điểm là cao.
Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính tương đối, không thực sự chính xác như chỉ số IQ. Khác với IQ, hiện nay chưa có số liệu cụ thể về người có chỉ số EQ cao nhất.
Những dấu hiệu của người có EQ cao
Nỗ lực kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của minh
Họ biết khi nào thì nên tạm dừng và suy nghĩ trước khi nói hoặc hành động, giúp tránh khỏi những khoảnh khắc lúng túng hoặc các quyết định sai lầm chỉ vì xúc động nhất thời. Họ biết cách kiểm soát suy nghĩ, không trở thành nô lệ cho cảm xúc, sống hài hòa với mục tiêu và giá trị của bản thân.
Biết đồng cảm với người khác
Họ đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu suy nghĩ và cảm xúc, thay vì phán xét hoặc định kiến. Điều này cho phép họ xây dựng các mối quan hệ sâu sắc và gắn kết hơn.
Biết lắng nghe những lời chỉ trích
Những phản hồi tiêu cực là cơ hội để học hỏi, hoàn thiện bản thân và biết được suy nghĩ của người khác.
Hay đưa ra những lời nhận xét tích cực
Họ biết cách công nhận và đánh giá những điều tốt đẹp của người khác và truyền cảm hứng cho họ. Thay vì tập trung vào phản hồi tiêu cực, họ khéo léo điều chỉnh lời chỉ trích thành phản hồi mang tính xây dựng, hữu ích cho người khác.
Học cách tha thứ
Thay vì oán hận, họ chọn cách tha thứ và quên đi để tiến về phía trước.
Luôn giữ đúng cam kết
Họ tạo thói quen giữ lời trong cả việc lớn và nhỏ, tạo dựng hình ảnh cá nhân có uy tín và độ tin cậy cao.
Luôn giúp đỡ người khác
Đây là một trong những cách tốt nhất để tác động tích cực đến cảm xúc của người khác. Mọi người thường không quan tâm nhiều đến trình độ học vấn, thành tích trước đây của bạn mà là những hành động cụ thể như sẵn sàng lắng nghe, sát cánh và giúp đỡ họ lúc khó khăn. Điều này giúp tạo dựng niềm tin và truyền cảm hứng cho mọi người làm theo sự dẫn dắt của bạn.
Biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình
Họ tự nhận thức rất rõ về bản thân, xác định đúng điểm mạnh/yếu của bản thân để học tập, làm việc hiệu quả nhất trong khả năng.
Luôn tự động viên mình
Họ luôn tham vọng và làm việc chăm chỉ, cần mẫn như một con ong dù không nhận được những lời tán thưởng. Họ luôn biết cách tự động viên bản thân và tập trung sự chú ý, năng lượng vào việc theo đuổi đam mê.
Những chỉ số quan trọng khác ngoài EQ và IQ
AQ – Chỉ số vượt khó
Người có AQ cao có chí tiến thủ, tính kiên trì, chịu đựng tốt nên có khả năng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh và dễ thăng tiến, thành công trong cuộc sống.
CQ – Chỉ số sáng tạo
Đây là nhóm người có tư duy rất sáng tạo và khác biệt, dễ trở thành người dẫn đầu xu hướng, nên rất có tiềm năng phát triển.
SQ – Chỉ số xã hội
Tương tự như EQ, người có SQ cao thường rất nhạy bén với tình hình biến động của xã hội, từ đó đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp với thực tiễn và đạt được thành công.
MQ – Chỉ số đạo đức
Đây là một hình thức đánh giá đạo đức của một người rất hay và chính xác thông qua chỉ số đạo đức.
SQ – Chỉ số biểu đạt ngôn ngữ
Đây là chỉ số thể hiện khả năng hoạt ngôn của một người, biết biểu đạt ngôn ngữ chính xác và nhạy bén cũng là một nhân tố cần thiết để thành công.
PQ – Chỉ số đam mê
Những người có PQ cao thường dốc hết sức lực và thời gian của mình để theo đuổi đam mê của mình.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về chỉ số EQ là gì và các chỉ số của con người. Bạn có chỉ số nào là cao nhất? Hãy biết cách tận dụng và phát huy điểm mạnh của bản thân để gặt hái thành công và chạm đến ước mơ nhé!