Câu nghi vấn là gì? Dấu hiệu nhận biết và ví dụ về câu nghi vấn

Câu nghi vấn là gì? Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn là những kiến thức được rất nhiều các bạn học sinh thắc mắc, tìm kiếm. Chính vì vậy trong bài viết sau đây thapgianhietliangchi sẽ giới thiệu đến bạn các kiến thức về câu nghi vấn.

Câu nghi vấn là gì? 

Câu nghi vấn là gì? Câu nghi vấn thực chất là một dạng khác của câu hỏi nhằm mục đích muốn được giải đáp một điều chưa biết, thường là nêu lên quan điểm của mình về hiện tượng, sự vật nào đó nhưng chưa chắc chắn về nó.

Câu nghi vấn là gì? Hình thức trong câu nghi vấn: thường sẽ sử dụng các từ nghi vấn. Từ nghi vấn là gì? Từ nghi vấn là các từ như: bao nhiêu, bấy nhiêu, bao lâu, chăng, ai, gì, sao, ư, hả, nào… và thường kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.

Câu nghi vấn là gì? 
Câu nghi vấn là gì?

Ví dụ về câu nghi vấn:

  • Bà ăn cơm sáng rồi à?
  • Thầy U đã đỡ mệt hơn chưa?
  • Món quà này đẹp quá nhỉ?

Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn 

Ta có thể nhận biết một câu có phải là câu nghi vấn hay không qua một số dấu hiệu phổ biến sau đây:

  • Ở dạng viết, câu nghi vấn sẽ thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu văn.
  • Ở dạng nói, câu nghi vấn sẽ có ngữ điệu nghi vấn như: thường lên cao giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh vào ý cần được trả lời, giải đáp.

Chức năng câu nghi vấn

Chức năng hỏi của câu nghi vấn

Câu nghi vấn là một dạng của câu hỏi nên Câu nghi vấn có chức năng chính là để hỏi, thể hiện một nghi ngờ nào đó không chắc chắn và cần được xác định lại.

Ví dụ về câu nghi vấn: 

  • Bác đã ăn tối rồi à?
  • Bạn viết bài báo này chăng?

Chức năng cầu khiến của câu nghi vấn

Ngoài chức năng chính để hỏi thì câu nghi vấn còn được dùng để cầu khiến, yêu cầu thực hiện một công việc nào đó. Chức năng này khá là khó để nhận ra, vì vậy ta phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể mới có thể gọi tên chức năng cho đúng.

Ví dụ về câu nghi vấn: “Thằng kia! Ông tưởng mày đã chết từ đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” (Ngô Tất Tố)

Câu nghi vấn ở đây là “Còn sống đấy à?” với chức năng cầu khiến. “Ông” không phải hỏi với mục đích là xem nhân vật anh nông dân đã chết chưa mà “Ông” muốn anh ta phải nộp sưu ngay lập tức.

Chức năng khẳng định của câu nghi vấn

Câu nghi vấn được sử dụng nhằm khẳng định một sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ về câu nghi vấn:

“Nhà cháu đã túng thiếu lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế này. Chứ cháu có nào dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lý cho cháu xin khất…” (Ngô Tất Tố)

Câu nghi vấn ở đây là “Chứ cháu có nào dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?” không dùng với mục đích để hỏi mà thể hiện việc chị Dậu khẳng định mình không dám trốn sưu thuế và sẽ trả sưu thuế.

Chức năng câu nghi vấn
Chức năng câu nghi vấn

Chức năng phủ định của câu nghi vấn

Câu nghi vấn có chức năng phủ định thường được dùng để loại bỏ, bác bỏ các ý kiến đã được nêu ra.

Ví dụ về câu nghi vấn: “Lão chỉ còn có một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão thì đi bằn bặt. Già rồi mà ban ngày cũng như ban đêm, chỉ thui thủi có một mình thì ai mà chả phải buồn?” (Nam Cao)

Câu nghi vấn ở đây là “Ai mà chả phải buồn” với chức năng phủ định.

Xem thêm: Câu trần thuật đơn là gì? Phân loại và bài tập về câu trần thuật đơn

Chức năng bộc lộ cảm xúc của câu nghi vấn

Chức năng bộc lộ cảm xúc là chức năng phổ biến nhất của câu nghi vấn được dùng trong các sáng tác văn thơ nhằm bộc lộ cảm xúc, tâm tư của tác giả, có thể là vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên hay tiếc nuối, xót xa,…

Ví dụ về câu nghi vấn: “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mà mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con khi con người ta giằng lấy. Người ta còn chửi con, lại chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết được không?” ( Nguyên Hồng)

Phân biệt từ nghi vấn với từ phiếm định trong câu nghi vấn

Đôi lúc chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn các từ như ai, đâu, nào, gì… có trong câu nghi vấn thì sẽ đều là từ nghi vấn. Tuy nhiên phải đặt trong từng hoàn cảnh, ngữ nghĩa cụ thể thì chúng thuộc từ nghi vấn hoặc đại từ phiếm định. Ta có thể phân biệt như sau:

– Từ nghi vấn thường thể hiện những điều chưa chắc chắn cần được lời giải đáp của chủ thể. Còn đại từ phiếm định là chỉ một nhân vật không cụ thể nào đó có trong một không gian, thời gian cũng không xác định.

Ví dụ minh họa như sau: “Điều gì đối với tôi cũng đều rất quan trọng” khác với “Bạn biết được điều gì về cô ấy?”

“Điều gì” trong câu thứ nhất chính là đại từ phiếm định chỉ một sự việc nào đó không xác định, chung chung. Còn “Gì” trong câu thứ hai chính là từ nghi vấn với mục đích hỏi chính xác về đặc điểm, tính cách của chủ thể được hỏi tới trong câu.

– Cách kết hợp từ trong một số trường hợp có thể sẽ là từ nghi vấn nhưng trong cách kết hợp khác nó lại từ phiếm định:

+ Ai, gì, nào, đâu đứng sau từ phủ định như “Không,chẳng” (có thể thêm vào từ “cả”) sẽ tạo thành từ phiếm định.

+ Ai, gì, nào, đâu đứng trước từ phủ định như “không, chẳng” sẽ tạo thành từ nghi vấn.

Ví dụ minh họa như sau:

+ “Không ai có thể thích nó cả” – ” Ai lại không thích nó?

=> “Ai1” chính là từ phiếm định, “Ai2” lại là từ nghi vấn

Tương tự như thế ta có:

+ Nó chẳng còn muốn ăn cái gì cả – Cái gì mà nó chẳng ăn?

+ Anh ấy chẳng bao giờ ra ngoài chơi cả – Lúc nào mà anh ấy chẳng đi chơi.

– Nếu có kết cấu đối ứng như: ai…nấy; gì…nấy; nào…nấy; đâu…đấy thì chúng sẽ là từ phiếm định

Ví dụ minh họa: Ai nấy đều đi làm cả/ Ở đâu có áp bức ở đấy sẽ có đấu tranh/ Nói gì làm nấy…

– Nếu có trường hợp lặp lại như là “đâu đâu”; “gì gì”…cũng không phải là từ nghi vấn mà là từ phiếm định.

Ví dụ minh họa: 

Anh ấy cứ đi đâu đâu ấy

Em ấy cứ nói chuyện gì gì thôi à…

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn

– Quan hệ từ “hoặc” không được sử dụng trong câu nghi vấn vì nó sẽ làm sai cú pháp câu hoặc biến đó thành một câu trần thuật. 

Ví dụ minh họa: Anh đi hoặc tôi đi. Câu này mang ý nghĩa khẳng định và không thể là câu nghi vấn.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn

– Nhiều từ sở hữu hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng nó lại không được sử dụng trong câu nghi vấn. 

Ví dụ minh họa: Anh cần ai thì anh đi mà gọi người ấy. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà chính là đại từ phiếm chỉ.

– Trong một số trường hợp, thay đổi vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu đó.

– Nên sử dụng câu nghi vấn sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể, mục đích để hỏi phải rõ ràng và kết hợp với các từ nghi vấn hợp lý nhất.

Bài tập luyện tập về câu nghi vấn 

Bài tập 1: Xác định các câu nghi vấn xuất hiện trong đoạn văn trên và cho biết chức năng của chúng.

  1. Mỗi chiếc lá rụng xuống là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt ly. Vậy sự biệt ly sẽ không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly ấy theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
  2. Vâng, hãy thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không bao giờ mất đi, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm… Ôi, nếu thế thì nó đâu là quả bong bóng?

Đáp án bài tập 1:

Câu a) “Sao ta không ngắm sự biệt ly ấy theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?” là câu nghi vấn, có chức năng chính là dùng để cầu khiến.

Câu b) “Ôi, nếu thế thì nó đâu là quả bong bóng” là câu nghi vấn, có chức năng chính dùng để phủ định và bộc lộ tình cảm, tâm tư.

Bài tập 2: Xác định câu nghi vấn, đặc điểm hình thức, chức năng của câu đó và thay thế bằng câu có ý nghĩa tương đương.

Đáp án bài tập 2:

Câu a) Các câu nghi vấn bao gồm:

– Sao cụ lo xa thế? 

Từ nghi vấn ở đây là “sao”, 

Có chức năng là để phủ định vấn đề.

Câu có ý nghĩa tương đương là: Cụ không cần phải lo xa quá như thế.

– Tội gì bây giờ phải nhịn đói mà tiền để lại?

Từ nghi vấn là “gì”.

Chức năng dùng để phủ định.

Câu thay thế: Cụ không nên suốt ngày nhịn đói mà để tiền lại như thế.

– Ăn mãi sẽ hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu

Từ nghi vấn là “gì”

Chức năng chính dùng để phủ định vấn đề

Câu tương tự thay thế: Ăn hết thì lúc chết sẽ không có tiền để lo liệu hậu sự.

Câu b) 

Câu nghi vấn là “Cả đàn bò mà giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, thì chăn dắt làm sao?

Từ nghi vấn là “sao”

Chức năng của câu là dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm tư

Câu tương tự thay thế là: Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm nó khó mà chăn dắt nổi.

Câu c)

Câu nghi vấn là “Ai dám bảo là thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử”

Từ nghi vấn trong câu là “Ai”

Chức năng chính dùng để khẳng định vấn đề

Câu tương tự thay thế: Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử đó.

Bài viết trên đây là những kiến thức về câu nghi vấn do thapgiainhietliangchi sưu tầm tổng hợp, hy vong sau khi đọc bài viết các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi câu nghi vấn là gì? Bên cạnh đó nắm được dấu hiệu nhận biết, các chức năng của câu nghi vấn để áp dụng vào làm các bài tập hay trong giao tiếp hàng ngày. Nếu còn thắc mắc gì về câu nghi vấn hãy để lại bình luận để nhận được giải đáp nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *