Câu trần thuật đơn là gì? Phân loại và bài tập về câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn là gì? Câu trần thuật đơn là phần kiến thức sẽ được giảng dạy trong chương trình ngữ văn THCS. Cùng tìm hiểu nhanh về câu trần thuật đơn là gì, đặc điểm, hình thức, tác dụng, phân loại. Để nắm bắt được bài tốt hơn, bài viết dưới đây sẽ có những ví dụ minh họa cụ thể, để các em tham khảo và làm bài thật tốt.

Tìm hiểu chung về câu trần thuật đơn là gì?

Câu trần thuật là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu câu trần thuật đơn là gì chúng ta cần phải nắm được câu trần thuật là gì? Trần thuật có nghĩa là thuật lại sự việc, sự kiện đã diễn ra. Vậy câu trần thuật là một dạng câu được sử dụng nhằm mục đích để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định,… về những hiện tượng lạ, về hoạt động, trạng thái và tính chất của sự việc vật, sự việc hay đối tượng người sử dụng nhất định.

Trong giao tiếp hàng ngày, câu trần thuật thường được nói với giọng điệu bình thường hoặc có thể xen kẽ các từ ngữ biểu cảm nhưng mục đích ban đầu của câu trần thuật không thay đổi. Nhìn chung mục đích thường được sử dụng nhất của câu trần thuật là dùng làm kể. Vì vậy, câu trần thuật hay còn được gọi là câu kể.

Câu trần thuật đơn là gì?
Tìm hiểu chung về câu trần thuật đơn là gì?

Ví dụ minh họa cho câu trần thuật là gì?

  • Trên bàn, có một lọ hoa và vài quả táo.
  • Phía ngoài khung cửa, cánh đồng đang vào độ lúa chín vàng tỏa mùi hương ngát.
  • Đường phố vắng lặng kể cả vào khung giờ cao điểm, mọi người hạn chế ra ngoài vì dịch Covid.

Định nghĩa câu trần thuật đơn là gì?

Câu trần thuật đơn là gì? Theo định nghĩa trong sách giáo khoa: Câu trần thuật đơn là kiểu câu được tạo thành từ một cụm chủ – vị. Dạng câu trần thuật đơn thường được sử dụng để giới thiệu, miêu tả hoặc kể về một vật, sự việc, hiện tượng nào đó, hay cũng có thể dùng để bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân.

Câu trần thuật đơn hay còn được gọi là câu kể hoặc câu tường thuật.

Dấu hiệu nhận biết của câu trần thuật đơn là sẽ kết thúc câu bằng dấu chấm.

Ví dụ minh họa cho câu trần thuật đơn là gì?

  • Cô giáo em có vóc dáng hết sức mảnh mai

=> Chủ ngữ: Cô giáo, vị ngữ: có vóc dáng hết sức mảnh mai, dùng để tả.

  • Mẹ em là công nhân.

=> Chủ ngữ: Mẹ, vị ngữ: là công nhân, dùng để giới thiệu về nghề nghiệp của mẹ mình.

  • Hôm qua, cơn mưa rất lớn.

 =>Chủ ngữ: cơn mưa, Vị ngữ:rất lớn, dùng để kể về một sự việc cơn mưa.

Đặc điểm hình thức của câu trần thuật đơn

Đặc điểm hình thức của câu trần thuật đơn tương đối đơn giản, không có dấu ấn đặc trưng về hình thức như các kiểu câu nghi vấn (dấu chấm hỏi), câu cảm thán (dấu chấm than),… Đây chính là kiểu câu cơ bản nhất và cũng được sử dụng phổ biến thông dụng nhất trong ngôn ngữ nói lẫn ngôn ngữ viết.

Câu trần thuật đơn được mở đầu bằng vần âm in hoa và sẽ kết thúc bằng dấu chấm. Nhưng trong một số trường hợp câu trần thuật đơn có thể kết thúc bằng dấu chấm than (muốn nhấn mạnh vấn đề sắc thái biểu cảm), dấu chấm lửng (muốn nhấn mạnh vấn đề sự suy ngẫm).

Ví dụ về đặc điểm của câu trần thuật đơn 

  • Mẹ đã mua một bó hoa hồng.
  • Bông hồng nở rất đẹp!
  • Những dòng suy tư không biết từ đâu cứ dội về….

Phân loại câu trần thuật đơn

Dựa trên đặc điểm hình thức và nội dung người ta đã chia câu trần thuật đơn thành 2 loại chính: câu trần thuật đơn có sử dụng từ là và câu trần thuật đơn không có từ là.

Câu trần thuật đơn có từ “là”

Câu trần thuật đơn có từ là chủ ngữ và vị ngữ ngăn cách nhau bởi từ là. Ở phần vị ngữ sau từ “là” thường sẽ được tạo thành với danh từ, cụm danh từ. Hoặc cũng có thể kết hợp với động từ, cụm động từ với tính từ, cụm tính từ… phía sau từ “là” để tạo thành vị ngữ trong câu trần thuật đơn.

Câu trần thuật đơn có từ “là”
Câu trần thuật đơn có từ “là”

Trong câu trần thuật đơn có từ là, nếu mang ý nghĩa phủ định sẽ xuất hiện các từ như “ “không phải”, “chưa phải”.

Ví dụ đặt câu trần thuật đơn có từ là : Tôi không phải là người hướng ngoại.

Xem thêm: Câu cảm thán là gì? Dấu hiệu nhận biết, ví dụ về câu cảm thán

Câu trần thuật đơn không có từ “là”

Trong câu trần thuật đơn không có từ là, nếu mang ý nghĩa phủ định sẽ xuất hiện các từ như “không phải”, “chưa phải”. Câu trần thuật đơn không có từ là vẫn có cấu tạo giống với câu trần thuật đơn chỉ là trong câu sẽ không xuất hiện từ là.

Ví dụ đặt câu trần thuật đơn có không có từ là:

  • Chiếc quần được bà tôi thuê thêm hoa hồng ở đùi trái.
  • Tôi không thích ăn cháo chút nào.

=> Đây là câu trần thuật đơn không có từ là mang ý nghĩa phủ định

Câu trần thuật đơn không có từ “là”
Câu trần thuật đơn không có từ “là”

Các câu trần thuật đơn không có từ là sẽ có nhiệm vụ chính là được dùng để tả các hành động, trạng thái, đặc điểm,… của các sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở chủ ngữ phía trước hay còn được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ của câu thường sẽ đứng trước vị ngữ.

Ví dụ minh họa về câu trần thuật đơn không có từ là: 

Chiếc điện thoại này đã cũ và bị trầy xước nhiều ở phần đầu

=> Chủ ngữ: Chiếc điện thoại này

=> Vị ngữ: Đã cũ và đã bị trầy xước nhiều ở phần đầu

Những chức năng chính của câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn có chức năng chính là dùng làm kể, thông báo, nhận định, miêu tả,… 

Ngoài ra, câu trần thuật đơn còn có thể dùng làm yêu cầu đề nghị hay để bộc lộ tâm tư, tình cảm. Tuy nhiên đây lại không phải là chức năng chính của câu trần thuật đơn. Nên khi sử dụng câu trần thuật đơn với mục đích này, cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với những kiểu câu khác.

Ví dụ minh họa chức năng của câu trần thuật đơn:

  • Bông hoa mai rất đẹp!

→ câu trần thuật đơn trên bên cạnh mục đích thông báo còn tồn tại mục đích bộc lộ tình cảm, tâm tư.

  • Ôi, bông hoa mai đẹp quá!

→ câu cảm thán với mục đích chính là bộc lộ cảm xúc.

Những chức năng chính của câu trần thuật đơn
Những chức năng chính của câu trần thuật đơn

Cách đặt câu trần thuật đơn

Để có thể đặt một câu trần thuật có nghĩa, lời văn mượt mà các bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định mục đích đặt câu để lựa chọn được kiểu câu cho phù hợp.
  • Bước 2: Lựa chọn kiểu câu trần thuật đơn cho phù hợp nhất. Kiểu câu trần thuật đơn có từ “là” thường được dùng để giới thiệu là chính. Kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là” thường được dùng để miêu tả, thông báo.
  • Bước 3: Xác định cụm chủ vị nòng cốt của câu.
  • Bước 4: Có thể bổ sung thêm các thành phần phụ như trạng ngữ, phụ chú,…
  • Bước 5: Viết câu trần thuật đơn đảm bảo hình thức câu (sẽ mở đầu bằng vần âm viết hoa và kết thúc bằng dấu câu).
  • Bước 6: Đọc lại câu vừa viết và chỉnh sửa nếu cần.

Bài tập câu trần thuật đơn

Bài tập 1: Đặt với dạng câu trần thuật đơn

  • Đặt câu trần thuật đơn dùng để hứa hẹn: Tôi hứa sẽ đến điểm hẹn đúng giờ.
  • Đặt câu trần thuật đơn dùng để xin lỗi: Tôi rất xin lỗi vì đã làm phiền đến cô.
  • Đặt câu trần thuật đơn dùng để cảm ơn: Chúng tôi cảm ơn quý công ty vì đã tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  • Đặt câu trần thuật đơn dùng để chúc mừng: Chúc mừng bạn đã được nhận làm nhân viên chính thức.

Bài tập 2: Viết một đoạn văn có câu trần thuật đơn

Mẹ em là một giáo viên Vật Lý trung học cơ sở. Hằng ngày, mẹ sẽ thức dậy rất sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà và đi làm. Em rất thích nhìn hình ảnh của mẹ khi đứng lớp giảng bài trông rất nghiêm nghị và xinh đẹp. Mẹ em có một đôi mắt sáng long lanh. Mái tóc của mẹ dài với màu đen mun, óng ả, tự nhiên, thẳng mượt. Sở thích khi rảnh rỗi của mẹ là ca hát. Mẹ em hát rất hay. Em yêu mẹ rất nhiều vì mẹ đã vất vả nuôi nấng và chăm sóc em mỗi ngày.

Bài viết trên là những kiến thức về câu trần thuật đơn, hy vọng sau khi tham khảo bài viết các em học sinh đã nắm được câu trần thuật đơn là gì? Đặc điểm hình thức, dấu hiệu nhận biết và một số dạng bài tập câu trần thuật đơn. Nếu còn thắc mắc gì về câu trần thuật đơn hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi ở mục bình luận, để nhận được câu trả lời sớm nhất.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *