Cách sử dụng máy ép plastic mặc dù khá đơn giản, không cần đào tạo quá nhiều về kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu người vận hành không nắm rõ chi tiết từng bước và thực hiện đúng trình tự thì sẽ khiến cho thành phẩm ép không đạt được chất lượng như mong muốn, thậm chí còn gây hư hại máy.
Cấu tạo, chức năng các bộ phận của máy ép plastic
Trước khi đi vào chi tiết hướng dẫn sử dụng máy ép nhiệt thì chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, chức năng các bộ phận của máy ép plastic để tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng. Cụ thể, máy ép plastic có đặc điểm cấu tạo như sau:
- Vỏ máy: Phần vỏ máy có tác dụng bảo vệ các chi tiết bên trong của máy khỏi các tác động từ môi trường. Bên cạnh đó, vỏ máy còn có tác dụng dùng làm lớp cách điện, cách nhiệt, đảm bảo an toàn cho người dùng khi vận hành máy.
- Dây nguồn: Kết nối máy với nguồn điện.
- Bộ phận rulo: Máy ép plastic thường sẽ có từ 2 đến 4 rulo, có tác dụng nhằm hạn chế tối đa tình trạng kẹt giấy trong quá trình sử dụng.
- Bộ điều chỉnh nhiệt: Bộ phận này giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện tăng, giảm nhiệt độ cho các loại giấy tờ, tài liệu cần ép. Với cách điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, thiết bị giúp đảm bảo sản phẩm ép phẳng, chắc chắn hơn mà không bị co lại.
- Dàn kẹp giấy: Có tác dụng chống kẹt giấy khi sử dụng.
- Công tắc khởi động và dừng máy để bật và tắt thiết bị.
- Công tắc thay đổi chế độ ép dẻo và ép cứng: Khá nhiều máy plastic hiện đại đã tích hợp cả 2 chế độ ép dẻo và ép cứng. Bạn có thể chuyển đổi giữa các chế độ này dễ dàng bằng nút chuyển đổi ở trên thân máy.
- Bọc cao su chống chạm đất: giúp máy không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, giúp bảo vệ máy tốt hơn.
Hướng dẫn sử dụng máy ép plastic chính xác
Cách dùng máy ép plastic cơ bản đều giống nhau giữa các model máy, nếu bạn chưa biết cách sử dụng máy như thế nào an toàn, hiệu quả thì hãy tham khảo các bước sau đây:
Bước 1: Cắm nguồn điện và bật công tắc khởi động
Khi cắm nguồn điện và bật công tắc khởi động bạn sẽ thấy đèn báo màu đỏ sáng lên. Vẫn ở công tắc này, bạn chọn chế độ ép nóng hoặc ép nguội theo nhu cầu.
Lúc này sở lên thân máy bạn sẽ cảm thấy có độ rung nhẹ, máy cũng bắt đầu ấm dần lên. Thường thì thời gian để làm nóng máy sẽ từ 3-5 phút. Khi đã đạt được đến mức nhiệt thích hợp thì đèn báo màu xanh sẽ sáng lên, lúc này nhiệt độ đã đủ, bạn có thể thực hiện ép.
Xem thêm: Cách sửa máy ép plastic với 4 lỗi thường gặp hiệu quả
Bước 2: Điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ ép
Hầu hết máy ép plastic hiện nay đều tích hợp tính năng điều chỉnh nhiệt độ với núm xoay hay bảng điều khiển điện tử ngay trên thân máy cực tiện dụng. Vì thế, bạn có thể thực hiện điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với màng ép.
Ngoài ra, trên máy cũng có tích hợp núm điều chỉnh tốc độ ép, bạn có thể điều chỉnh tốc độ ép sao cho phù hợp với bản in.
Bước 3: Thực hiện ép
Bạn sẽ đặt bản in vào bên trong màng ép đã được chuẩn bị sẵn, sau đó căn chỉnh cho đều. Đưa bảo in vào trong khe ép để thực hiện chạy ép, tùy vào mỗi máy mà tốc độ ép có thể khác nhau. Thông thường bạn sẽ chờ từ 1-2 phút là máy đã hoàn thành công việc ép.
Bước 4: Cắt tạo hình
Khi máy đã hoàn toàn ép xong, bạn cần đợi cho thành phẩm nguội bớt sau đó mới cầm lên để chỉnh sửa. Dùng kéo để cắt những viền thừa sau khi ép nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và đẹp mắt cho thành phẩm.
Lưu ý:
- Hầu hết máy ép plastic hiện nay đều được trang bị 2 chế độ ép là ép nóng và ép nguội. Tùy vào loại màng ép để lựa chọn chế độ ép sao cho phù hợp chỉ với việc bật công tắc ngay trên thân máy.
- Nếu trong quá trình ép nếu xảy ra trường hợp màng bị cuốn hay kẹt vào bên trong máy, bạn hãy gạt nút đen ngay ở phía sau máy, đồng thời kéo bản in quay trở lại. Điều này giúp tránh được các tình trạng cháy máy không mong muốn.
Xem thêm: Mua thanh lý máy ép plastic cũ cần lưu ý những điều này?
Lưu ý quan trọng để sử dụng máy ép Plastic hiệu quả
Khi dùng máy ép Plastic, người sử dụng nên chú ý những điều cơ bản sau đây:
- Nếu không dùng máy nữa bạn nên rút phích cắm điện ra.
- Sau khi máy làm việc xong sẽ còn rất nóng, để tránh bị bỏng bạn nên đặt máy ở vị trí vững chắc, không nên làm rơi máy
- Trước khi tiến hành ép, bạn cần tháo hết các kim giấy, kẹp giấy ra để không làm hỏng máy.
- Tuyệt đối không vệ sinh máy bằng các chất tẩy rửa mạnh
- Đối với giấy dày hơn 1mm không phù hợp để ép.
- Nếu vận hành máy ép nhiệt Plastic liên tục trong 2 giờ, bạn nên cho máy nghỉ 15 giây sau mỗi lần ép.
- Khi tắt máy nên đợi ít nhất 30 phút cho máy nguội hẳn mới sử dụng lần tiếp theo để giúp máy hoạt động lâu bền.
- Để không làm hư hỏng tài liệu, bạn cần chú ý để nhiệt độ ở mức vừa phải, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại giấy.
Giải đáp thắc mắc phổ biến về cách dùng máy ép plastic
Cắt tài liệu, tranh ảnh trước hay sau khi ép plastic?
Trước khi ép, bạn nên cắt tài liệu gọn gàng, đảm bảo vừa vặn nhất với màng nhựa nhằm để cho ra thành phẩm đẹp nhất. Khi đã ép xong thì cắt bớt viền nếu quá nhiều.
Máy ép plastic mất bao lâu để làm nóng máy?
Trung bình thời gian để giúp làm máy nóng thường từ 3-5 phút. Có máy nhanh nhanh hơn thì thời gian chưa đến 3 phút. Đặc biệt, đối với những dòng máy giá rẻ, chất lượng kém có thời gian làm nóng chậm lên tới 10 phút.
Thường thì trên máy đều có đèn báo hiệu, vì thế bạn hãy chú ý khi nào đèn báo hiệu chuyển sang màu xanh là có thể bắt đầu thực hiện ép.
Máy ép plastic có tính năng tự động tắt không?
Máy ép plastic không có tính năng tự động tắt, bạn cần phải tắt máy bằng nút công tắc ngay trên thân.
Cách tắt máy như sau: điều chỉnh nhiệt độ máy về 0, đợi tầm 3 phút để máy nguội mới tiến hành rút dây điện.
Hy vọng những hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng máy ép plastic mà chúng tôi mang đến trên đây sẽ giúp bạn đọc có thể sử dụng máy một cách an toàn, chính xác nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công đối với thiết bị của mình!