Bill là gì trong xuất nhập khẩu, bán hàng? Các loại bill

Bill là chứng từ quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên khá nhiều người chưa hiểu rõ về bill hàng là gì, bill tiếng anh là gì, cũng như phân loại các loại bill hiện nay. Cùng tìm hiểu chi tiết về bill là gì trong bán hàng online và trong xuất nhập khẩu ngay bài viết sau đây!

Bill nghĩa là gì trong xuất nhập khẩu?

Bil là gì? mã bill là gì? Bill là từ được viết tắt của từ bill of lading, dịch sang tiếng việt là vận đơn đường biển. Đây là chứng từ chuyên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được người vận chuyển chuyên chở lập ra hoặc là những đại diện lập ra nhằm để phát hành cho người gửi giúp vận chuyển hàng hóa từ cảng khởi hành đến cảng đích.

Bill tiếng anh đọc là gì?
Bill tiếng anh đọc là gì?

Bill như bản cam kết hàng hóa giữa người bán và người mua. Ở trong chứng từ cần phải có đầy đủ thông tin lịch trình, cũng như thời gian, địa điểm giao hàng, hình thức vận chuyển,… Những thông tin này giúp bạn đối chiếu để làm căn cứ nếu như xuất hiện phát sinh.

Check bill là gì? Là việc kiểm tra lại thông tin cơ bản về vận chuyển hàng hóa trong xuất nhập khẩu. 

Switch bill là gì? Là vận đơn có thể thay đổi, cho phép thay đổi một số chi tiết trên bill như cảng người gửi hàng, người nhận, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số lượng hàng, ngày ký phát,.. đây chỉ là 1 hành động mà thôi.

Bill to là gì? tức là sau khi billing xong hoá đơn, hành động đưa cho người nhận gọi là bill to.

Bill là gì trên facebook? Tức là hoá đơn bán hàng online trên facebook.

Vai trò của bill trong vấn đề xuất nhập khẩu

Bill trong xuất nhập khẩu nhằm để đảm bảo bên xuất khẩu nhận được thanh toán từ bên nhận hàng (nhập khẩu). Chúng được xem như bằng chứng thương mại để hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng ngoại thương.

Bên vận chuyển sẽ không cần giữ hết bản gốc trước khi giao hàng, đây là điều kiện cần thiết để nhà xuất khẩu có thể giữ kiểm soát hàng hóa. Khi thanh toán xong thì đã được bên nhận hàng hoàn thành.

Vai trò của số bill là gì trong xuất nhập khẩu
Vai trò của số bill là gì trong xuất nhập khẩu

Bill of lading có những chức năng cơ bản sau đây: 

  • Biên nhận hàng hóa: được người vận chuyển dùng như giấy xác nhận về lô hàng cho hải quan, cũng là bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng ngoại thương.
  • Bằng chứng hợp đồng vận tải: hàng hóa vận chuyển đến người gửi hàng. Đây là bằng chứng hợp đồng của người vận chuyển đã nhận hàng. Thông tin ở bên trong vận đơn nhằm để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa người mua hàng và người vận chuyển.
  • Chứng từ sở hữu hàng hóa: nhằm để xác nhận sở hữu hàng hóa được ghi trên vận đơn. Với chủ sở hữu chứng từ này họ có quyền sở hữu hàng hoá. Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng, cầm cố hay mua bán. Chúng có vai trò quan trọng đối với vận đơn thương mại quốc tế. 

Vì thế, vận đơn đường biển chính là căn cứ thủ tục khai hải quan và xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhờ đó để xác định số lượng hàng gửi cho người mua có đảm bảo đầy đủ thông tin như hợp đồng hay không. Đây cũng là chứng từ dùng làm thanh toán tiền từ bên nhập khẩu.

Xem thêm: PCS là gì trong xuất nhập khẩu? Ý nghĩa của đơn vị PCS

Bill of lading là chứng từ quan trọng nếu như bạn muốn khiếu nại. Hay sử dụng chúng để nhằm cầm cố, chuyển nhượng, mua bán hàng hóa ghi đầy đủ trên đó.

Chức năng của Bill of lading
Chức năng của Bill of lading

Các loại bill of lading

Để đảm bảo phù hợp hơn với các loại vận đơn trong thực tế, chúng ta có các loại bill như sau:

Vận đơn theo chủ thể nhận hàng

  • Vận đơn đích danh (straight B/L): loại vận đơn này có chứa đầy đủ hết các thông tin cá nhân của người nhận như: họ tên, địa chỉ,…
  • Vận đơn theo lệnh (order B/L): Loại này đặc biệt phổ thông trên thị trường thương mại, vận tải quốc tế. Người vận chuyển sẽ thực hiện giao hàng theo lệnh của bên gửi.
  • Vận đơn vô danh ( bearer B/L): được phép thực hiện giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Đây cũng là vận đơn theo lệnh, tuy nhiên trên đó không có chứa thông tin của người nhận, không ghi theo lệnh của ai.

Căn cứ theo tình trạng đơn

Dựa theo tình trạng đơn chúng ta có những loại cơ bản như sau: 

  • Vận đơn hoàn hảo (clean B/L): bill không chứa thông tin xấu của hàng hóa
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Bill chứa các thông tin xấu về hàng hóa như việc đóng gói không được cẩn thận, kém chất lượng,…
Phân loại Bill theo tình trạng nhận hàng
Phân loại Bill theo tình trạng nhận hàng

Căn cứ dựa trên tình trạng nhận hàng

  • Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L): Người vận chuyển cấp hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu.
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): bill nảy sẽ được phát trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Người vận chuyển cam kết hàng hóa được chở trên con tàu đã ghi trên bill. 

Căn cứ dựa trên chủ thể cấp vận đơn

Theo chủ thể cấp vận đơn chúng ta có 2 loại bao gồm:

  • Vận đơn chủ (Master B/L): được phát hành bởi hãng tàu, bên gửi và nhận hàng có thể là công ty hay chủ hàng.
  • Vận đơn nhà (House B/L): Được cấp phát bởi bên công ty giao nhận, thông thường người gửi hàng sẽ là các công ty forwarder. 

Căn cứ theo xuất trình vận đơn

Theo xuất trình vận đơn chúng ta có những loại cơ bản như sau:

  • Vận đơn gốc (Original B/L): Bên nhận cần xuất trình bill gốc mới được lấy lệnh giao hàng.
  • Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): Nhận hàng sẽ không phải xuất trình vận đơn gốc.
  • Vận đơn copy (Copy B/L): trên vận đơn được in hoặc đóng dấu copy
  • Vận đơn đường biển (B/L): Giấy tờ này rất quan trọng trong xuất nhập khẩu để xác thực hàng hóa cần nhận. Nên cần cẩn trong quá trình làm việc, đặc biệt liên quan đến công ty.
  • Vận đơn xuất trình (Surrendered B/L): được xuất trình cho hãng tàu hoặc đại diện các hãng tàu. Khi nhận hàng chỉ hoàn tất toán các phí như Local Charges đầu cảng dỡ, không cần phải nộp bill gốc. 
Phân loại Bill theo việc xuất trình nhận đơn
Phân loại Bill theo việc xuất trình nhận đơn

Căn cứ dựa vào hình thức chuyên chở 

Dựa vào hình thức chuyên chở ta có các loại cơ bản như sau:

  • Vận đơn chở suốt (Through B/L): Dùng nhiều phương tiện vận tải trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Bên phía chuyên chở sẽ chịu hoàn trách nhiệm về một phần quá trình chở hàng, cùng như là đại lý giao nhận (Forwarding agent). Chúng chỉ tương tự như biên lai chứng minh cho việc đã trao đổi hàng hóa với nhau.
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L): Cần dùng ít nhất 2 phương tiện vận chuyển, đây là dạng hợp động giữa bên sở hữu và bên vận chuyển. Bên vận chuyển phải đảm bảo việc chuyên chở chính từ điểm xuất phát đến điểm nhận. Họi có thể thuê đơn vị vận chuyển khác để hoàn tất chu trình giao hàng.
  • Vận đơn đi đường (Direct B/L): Hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ mà không cần chuyển tải dọc đường.

Lưu ý khi thực hiện ký kết các loại vận đơn đường biển 

Trước khi ký kết vận đơn, để đảm bảo không xảy ra vấn đề gì bạn cần chú ý những điều cơ bản sau:

  • Kiểm tra form mẫu B/L
  • Xác minh thông tin địa chỉ rõ ràng, cụ thể
  • Xác minh rõ ràng hàng hóa
  • Không chứa điều khoản thương mại
  • Hóa đơn gốc cần được phát hành đúng số và đánh dấu thích hợp

Nếu như bạn mới bắt đầu định hướng ngành xuất nhập khẩu, nên hiểu rõ về vận đơn, cách check thông tin trên bill. Hy vọng thông tin mà chúng tôi mang đến ở bài viết trên đây sẽ thực sự hữu ích và giúp bạn trả lời được cho câu hỏi bill tiếng Anh là gì cũng như những điều cơ bản về bill nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *