Áp suất thẩm thấu là gì? Công thức tính áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu là gì? Công thức tính áp suất thẩm thấu là gì? Áp suất trong quá trình thẩm thấu của máu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Đây là những câu hỏi mà không ít các bạn học sinh thắc mắc. Bài viết sau sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về sự thẩm thấu này.

Áp suất thẩm thấu là gì?

Thẩm thấu chính là sự chuyển dịch của dung môi từ nơi dung dịch có nồng độ thấp sang nơi dung dịch có nồng độ cao thông qua qua màng. Quá trình thẩm thấu giữa hai dung dịch diễn ra liên tục cho đến khi nồng độ của hai dung dịch được bằng nhau. Từ đó, suy ra, áp suất của sự thẩm thấu là áp suất tối thiểu cần phải có được để áp dụng cho các dung dịch. Nhờ vậy, có thể ngăn được dòng chảy vào dung môi tinh khiết thông qua màng bán định.

Áp suất trong quá trình thẩm thấu
Áp suất trong quá trình thẩm thấu giúp cân bằng nồng độ của dung dịch

Nhiều bạn đã thắc mắc không biết áp suất thẩm thấu cao là gì? Thực ra, hiện tượng áp suất thẩm thấu cao là lực đẩy của áp suất mạnh, làm cho các phân tử di chuyển qua màng được nhanh hơn. Thông thường, lông hút sẽ có áp suất thẩm thấu cao.

Vậy tên tiếng Anh của áp suất thẩm thấu là gì? đó là Osmotic pressure.

Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trên cả thực vật và động vật, áp suất của sự thẩm thấu sẽ phụ thuộc vào nồng độ của phân tử bé và ion. Với động vật nói riêng, chúng còn phụ thuộc cả vào sinh lí tế bào ở từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt là với màng lipoprotein. Màng lipoprotein này giữ vai trò vận chuyển lipid trong máu, đảm bảo lượng máu được lưu thông hiệu quả.

Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu tăng hay áp suất thẩm thấu giảm ảnh hưởng hầu hết từ những yếu tố này.

Công thức tính áp suất thẩm thấu

Công thức tính áp suất thẩm thấu

Trong vật lý thì nguyên tắc xác định áp suất thẩm thấu được tính theo công thức: 

P = RTC, Với

– P: ký hiệu của áp suất của sự thẩm thấu (atm)

– R: hằng số (R= 0,082)

– T: nhiệt độ tuyệt đối (T = 273 + toC)

– C: nồng độ của dung dịch (gam/lít)

Sau khi áp dụng công thức này, chúng ta có thể lấy kết quả cuối cùng để so sánh áp suất thẩm thấu giữa các dung dịch khác nhau.

Ý nghĩa của áp suất thẩm thấu

Sau khi tìm hiểu được áp suất thẩm thấu là gì? chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của áp suất thẩm thấu nhé!

Trong hồng cầu, ý nghĩa của áp suất thẩm thấu trong dung dịch giữ vai trò rất quan trọng bởi nó đã tạo ra sự cân bằng. Nếu thay đổi áp suất thì có thể làm thay đổi hàm lượng nước trong tế bào và từ đó xảy ra hiện tượng rối loạn chức năng tế bào.

Với thực vật, quá trình thẩm thấu sẽ giúp cho cây hút nước và khoáng chất ở trong đất, đảm bảo cho cả quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra bình thường. Nếu có các thay đổi đột ngột về áp suất sẽ gây hại cho cây. Hiệu suất phản ứng này có thể làm cho cây bị chết.

Đối với động vật, áp suất của sự thẩm thấu giúp cho máu được lưu thông, đảm bảo phân phối lượng nước trong cơ thể, ngăn tình trạng mất nước diễn ra. Nhờ vậy mà động vật có thể đảm bảo được lượng nước tối thiểu trong cơ thể.

Áp suất thẩm thấu của máu

Khi nhắc tới sự thẩm thấu, chắc hẳn chúng ta liên tưởng ngay đến áp suất thẩm thấu của máu. Đây là quá trình có vai trò quan trọng trong cơ thể người. Áp suất của sự thẩm thấu trong máu thường được muối khoáng có trong huyết tương tạo ra, chủ yếu trong đó là muối NaCl. Áp suất trong quá trình thẩm thấu của máu sẽ quyết định hoàn toàn sự phân phối nước.

Áp suất thẩm thấu trong máu
Sự thẩm thấu có vai trò quan trọng với cơ thể người

Phân loại áp suất thẩm thấu của máu

Áp suất trong thẩm thấu của máu được chia thành 2 loại:

– Phần lớn: Do nồng độ của muối khoáng tạo nên bởi sự hòa tan trong máu (chủ yếu là NaCl). Theo đó phần này sẽ được gọi là áp suất thẩm thấu của tinh thể (thông thường giá trị này sẽ tương đương 5675 mmHg).

– Phần nhỏ: Do các protein của huyết tương tạo nên, là áp suất thể keo (giá trị tầm 25 mmHg). Mặc dù, thể keo có giá trị không lớn nhưng chúng lại có vai trò quan trọng trong việc giữ cũng như trao đổi nước giữa các mao mạch và mô.

Trong điều kiện thường, áp lực thẩm thấu máu hữu dụng sẽ cao hơn so với áp lực thẩm thấu máu vì chỉ có 940ml nước trong 1 lít huyết tương, còn lại là protein. Công thức ước tính áp lực thẩm thấu của huyết tương lâm sàng hay tính áp suất thẩm thấu của máu người như sau:

Áp lực thẩm thấu = nồng độ natri máu (mmol/L) x 2 + nồng độ glucose máu (mmol/L) + nồng độ ure máu (mmol/L).

Vai trò của áp suất thẩm thấu trong máu

Dù là cơ thể người hay động vật thì quá quá trình thẩm thấu trong máu ổn định đều có ý nghĩa sinh lý quan trọng. Nếu như áp suất quá trình thẩm thấu ở hồng cầu và huyết tương có giá trị là ngang nhau, thì hồng cầu có thể giữ nguyên được hình dạng cũng như kích thước cơ bản của nó.

Vai trò quan trọng của áp suất thẩm thấu trong máu
Sự thẩm thấu ổn định giúp cơ thể phát triển ổn định

Dù là cơ thể người hay động vật thì quá quá trình thẩm thấu trong máu ổn định đều có ý nghĩa sinh lý quan trọng. Nếu như áp suất quá trình thẩm thấu ở hồng cầu và huyết tương có giá trị là ngang nhau, thì hồng cầu có thể giữ nguyên được hình dạng cũng như kích thước cơ bản của nó.

Ngoài ra, khi đưa hồng cầu vào dung dịch NaCl thì áp suất của thẩm thấu sẽ lớn hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu và khi đó hồng cầu sẽ bị teo nhỏ lại. Vì vậy, nếu bỏ hồng cầu vào dung dịch có áp suất nhỏ hơn áp suất trong sự thẩm thấu của hồng cầu rất nhiều thì nước sẽ đi vào hồng cầu. Vì thế, hồng cầu sẽ căng phồng dần, nếu tăng quá mức có thể tạo hiện tượng dung huyết.

Trên đây là một số thông tin về áp suất thẩm thấu là gì và công thức tính của nó. Hy vọng sẽ giúp được bạn đọc hiểu rõ hơn những kiến thức hữu ích cho công việc cũng như quá trình học tập.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *