Top 3 mẹo phân loại tháp giải nhiệt bạn cần biết

Với khả năng làm mát nhanh chóng và hiệu quả, tháp giải nhiệt đang trở thành sự chọn lựa của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện nay, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm tháp phù hợp sử dụng thì người dùng cần nắm được cách phân loại tháp giải nhiệt dưới đây.

phân loại tháp giải nhiệt

Tháp được chia thành nhiều loại khác nhau

Phân loại tháp giải nhiệt

Có nhiều cách phân loại tháp giải nhiệt, dưới đây là 3 cách chia phổ biến nhất hiện nay:

Phân loại dựa theo hình dáng thiết kế

Theo hình dáng thiết kế được chia thành 2 loại gồm:

Tháp tản nhiệt vuông

Được thiết kế theo cấu trúc hình khối nên cấu tạo khá đơn giản đơn giản giúp cho quá trình lắp đặt được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Sản phẩm cho phép người dùng liên kết với nhiều model khác nhau để tạo thành một tổ hợp làm mát cao. Được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như thực phẩm, điện tử,…

Một số thương hiệu tháp giải nhiệt vuông nổi tiếng mà bạn có thể chọn mua như: Tashin, Liang Chi;…

Tháp hạ nhiệt tròn

Tháp hạ nhiệt được cấu thành từ nhiều vật liệu tốt có khả năng chống ăn mòn, gỉ sét nên có độ bền cao nên được lắp đặt ở nhiều không gian làm việc khác nhau ngay cả những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sản phẩm có mức giá hợp lý nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp đông lạnh, ép nhựa,…

tháp giải nhiệt vuông và tròn

Phân loại tháp theo hình dạng

Phân loại dựa theo cơ chế tuần hoàn nguồn nước

Theo đó, tháp làm mát được chia thành 3 loại:

Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín

Là loại tháp không loại bỏ nguồn nước sau khi được giải nhiệt mà giữ lại một lượng cố định trong đường ống. Bởi vậy, bên trong các đường ống rất dễ bị bám cặn bẩn, rong rêu phát triển nên  người dùng cần có giải pháp để chống ăn mòn, ngăn ngừa vi sinh vật gây hại phát triển.

Tháp giải nhiệt tuần hoàn hở

Nước tuần hoàn sẽ bị hao hụt do bay hơi được diễn ra liên tục trong quá trình làm mát. Lượng nước bay hơi sẽ được cấp bù bằng một lượng tương đương nên chất lượng làm mát cũng sẽ thay đổi liên tục. Để đảm bảo hiệu suất giải nhiệt, người dùng cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và vệ sinh tháp theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất.

Tháp giải nhiệt không tuần hoàn

Thiết bị không có khả năng tái sử dụng lại nguồn nước nên sẽ lấy nước từ những nơi có trữ lượng dồi dào như ao, hồ, sông,…để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, những loại nước này lại chứa nhiều cặn bẩn nên người dùng cần xử lý nguồn nước để không hư hại tới các linh kiện bên trong tháp.

Xem thêm: Giới thiệu tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và cơ học

Phân loại tháp dựa theo nguyên lý hoạt động

Theo nguyên lý hoạt động có các loại tháp giải nhiệt sau:

Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

Thiết bị sử dụng vòng quạt lớn nhằm hút khí cưỡng bức trong nước, tăng thời gian tiếp xúc giữa nước và không khí. Tỷ lệ giải nhiệt của tháp phụ thuộc và đường kính, tốc độ quay của quạt và khối đệm trợ lực.

Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên

Tháp sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ với không khí bên ngoài và bên trong để làm lạnh nước. Khi đó, hơi nước nóng trong tháp sẽ bay lên trên, khí mát bên ngoài sẽ đi vào dưới đáy tháp để làm mát nước. Được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy có nhu cầu giải nhiệt cao và đòi hỏi không gian lắp đặt lớn.

tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên

Tháp đối lưu tự nhiên

Cấu tạo tháp giải nhiệt

Về cơ bản, các loại tháp giải nhiệt trên thị trường hiện nay đều có cấu tạo của tương đối giống nhau, gồm các bộ phận chính như:

Thiết bị chống ồn: Là thiết bị giảm âm giúp giảm âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt trong quá trình tháp vận hành.

Hệ thống phân nước: Thiết kế theo dạng đầu phun áp thấp, các lỗ ống phun lớn nên ít bị ứ đọng nước giúp cho quá trình phân nước lên tấm giải nhiệt đều hơn.

Tấm giải nhiệt: Được làm từ PVC bền chắc, thiết kế hình sóng nước; dùng để phân chia nước, giải nhiệt nguồn nước nóng.

Tấm tản nước: Thực hiện chức năng cản lực gió và giảm thiểu tình trạng thất thoát nước; hạn chế được số lần thêm nước cho tháp.

Hệ thống động cơ: Động cơ có thiết kế đặc biệt nên có khả năng chống thấm nước, chỉ số an toàn cao nên ít gặp phải sự cố hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

Đế bồn: Là nơi chứa nước, rất dễ bị bám bẩn nên người dùng nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh.

Cánh quạt: Được cấu thành từ hợp kim nhôm bền chắc. Hệ thống cánh và mâm quạt được thiết kế cân bằng; động cơ quạt hút gió từ ống thoát gió tạo hướng gió theo chiều thuận giúp người dùng điều chỉnh lượng gió phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

Vỏ tháp: Được làm từ sợi thủy tinh, có khả năng chống ăn mòn nên có tuổi thọ dài lâu.

Với những chia sẻ trên đây về cấu tạo, phân loại tháp giải nhiệt, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như chọn lựa cho mình model phù hợp. Khách hàng cần giải đáp câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Xem thêm: Ứng dụng của tháp giải nhiệt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *