Các loại hoá chất vệ sinh tháp giải nhiệt

Để tháp giải nhiệt có thể hoạt động tốt thì người dùng không thể bỏ qua bước vệ sinh tháp giải nhiệt. Sử dụng hóa chất để vệ sinh tháp giải nhiệt là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Vì vậy, người dùng cần hiểu rõ về thành phần hóa học và cách sử dụng hóa chất để vệ sinh tháp hiệu quả. 

Các loại hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt

Hiện nay, hóa chất tháp được chia thành 2 loại: hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt và hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt. Mỗi loại sẽ có thành phần, cấu tạo và công dụng khác nhau. Người dùng nên tìm hiểu kỹ để tiến hành vệ sinh tháp hiệu quả.

Hóa chất vệ sinh tháp

Tháp giải nhiệt thường được thiết kế theo dạng khép kín, các chi tiết bên trong khó có thể vệ sinh theo phương pháp thông thường. Nếu người dùng cứ để như vậy mà không cọ rửa sẽ gây nên tình trạng lắng cặn, rong rêu ở bên trong tháp, từ đó sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của thiết bị. 

Do đó, để làm sạch các mảng bám bẩn này, người ta phải sử dụng các loại hóa chất bảo trì tháp giải nhiệt. Hóa chất sẽ làm sạch tháp mà không ăn mòn các linh kiện của tháp, đồng thời kiểm soát các loại vi khuẩn, tảo, nấm.

can hoá chất vệ sinh tháp giải nhiệt

Can hóa chất vệ sinh tháp 

Một số hóa chất làm sạch tháp  

Cromate: Đây là chất ức chế ăn mòn hiệu quả nhất, tuy nhiên đã bị cấm sử dụng bởi cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ – US EPA vì gây hại cho môi trường.

– C88: Hóa chất này có tác dụng làm mềm cáu cặn trong hệ thống, không gây ăn mòn kim loại. 

– Molybdat: Là loại hóa chất ức chế ăn mòn không có độc và có thể kiểm soát được quá trình ăn mòn thép ở trong khoảng 8-12mg/l và ăn mòn rỗ ở mức 4-8mg/l. 

– Polysilicate: Có khả năng tẩy rửa cáu cặn trong đường ống rất tốt đặc biệt là những vật liệu thép và nhôm ở mức 6-12mg/l. 

– Sublime: Đây là hóa chất chuyên dụng tẩy rửa cáu cặn, có khả năng phân hủy sinh học, an toàn với môi trường và con người. 

– Power clean DE 371: Có hiệu quả cao trong việc loại bỏ cáu cặn và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. 

Ngoài ra, còn có một một số loại vệ sinh, bảo trì tháp như Nitrat, Nitrit, kẽm,… 

Hóa chất xử lý nước cho tháp giải nhiệt

Nước là yếu tố quan trọng nhất của tháp tản nhiệt nước. Tuy nhiên, lượng nước đầu vào đôi khi có rác, bụi bẩn lẫn vào; lâu dần có thể làm tắc nghẽn hệ thống làm mát. Lúc này người dùng cần loại bỏ các chất lơ lửng trong nước để ngăn chặn sự hình thành cáu cặn và vi sinh vật phát triển. Đồng thời hạn chế tình trạng tháp bị ăn mòn do lượng oxy hòa tan trong nước, muối hòa tan, kiềm.

Để xử lý nước cho tháp, người dùng có thể sử dụng phương pháp làm mềm nước, trao đổi ion, khử kiềm, giảm độ pH, châm hóa chất, kiểm soát quá trình cô đặc, xử lý bằng phương pháp vật lý là lọc nước, tuy nhiên xử lý nước bằng hóa chất là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

vệ sinh nước tháp giải nhiệt

Cần sử dụng hóa chất để xử lý nước cho tháp

Một số hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt

– BSG 100: Đây là hóa chất ức chế vi khuẩn tạo màng nhầy trong tháp hiệu quả nhất. Nó có tính năng bao phủ, ngăn cản sự phát triển và trao đổi chất của vi khuẩn với môi trường. 

– GenGard GN8220: Hóa chất này có tác dụng ức chế cáu cặn trong hệ thống, ngăn ngừa kết tủa cặn và hôi thối trong hệ thống tháp hạ nhiệt tuần hoàn hở. Để sử dụng, người dùng chỉ cần hòa tan trực tiếp hóa chất vào hệ thống bằng tay hoặc bằng bơm định lượng.

– Spectrus NX1100: Hóa chất này giúp kiểm soát vi sinh trong hệ thống, ngăn ngừa sự phát triển của rêu, tảo và diệt được nhiều vi sinh trên thành hệ thống. Hiện nay đang là hóa chất được sử dụng nhiều nhất. 

Những lưu ý khi sử dụng hóa chất tháp 

vệ sinh linh kiện tháp giải nhiệt bị ăn mòn

Chọn hóa chất phù hợp, tránh tình trạng linh kiện bị ăn mòn  

Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình vệ sinh tháp cũng như giảm những rủi ro không mong muốn đối với người vận hành tháp thì khi sử dụng hóa chất tháp giải nhiệt, người dùng cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau: 

– Tuân thủ các quy định về an toàn lao động: Ngắt điện trước khi vệ sinh, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và đặt biển cảnh báo khi tiến hành bảo trì. 

– Lựa chọn đúng loại hóa chất cho thiết bị. Đồng thời, hóa chất phải có khả năng làm sạch cáu cặn, rong rêu và không gây ra phản ứng ăn mòn, gỉ sét kim loại. 

– Trước khi kết hợp các loại hóa chất với nhau thì người dùng cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc nhà sản xuất để chọn loại hóa chất phù hợp với liều lượng thích hợp. 

– Người tiến hành tẩy rửa tháp cần sử dụng đúng nồng độ dung dịch tẩy rửa, nắm rõ quy trình vệ sinh và xử lý hóa chất an toàn.

– Ngoài ra, phải giám sát chặt chẽ thời gian chạy tuần hoàn của chất tẩy rửa để tránh gây ăn mòn các linh kiện bên trong tháp.

Mong rằng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để sử dụng hóa chất bảo trì tháp giải nhiệt hợp lý và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *