Tập tính là gì? Cơ sở thần kinh, vai trò, ví dụ tập tính học được & bẩm sinh

Tập tính là nội dung mà chúng ta sẽ được tiếp cận và làm quen trong chương trình sinh học lớp 11. Nếu bạn đang quan tâm về tập tính là gì, vai trò và vị dụ cụ thể về các loại tập tính thì hay cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!

Tập tính là gì?

Tập tính là chuỗi các phản ứng của động vật khi trả lời các kích thích từ môi trường (bên trong hay bên ngoài cơ thể).

Ví dụ: Quá trình săn mồi của hổ báo, khi chúng săn mồi chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đuổi để bắt được con mồi. Hành trình săn mồi này của chúng được gọi là tập tính kiếm ăn của hổ báo.

Tìm hiểu về tập tính
Tìm hiểu về tập tính

Qua đây chúng ta có thể thấy được rằng vai trò của tập tính giúp cho sinh vật có thể thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.

Phân loại tập tính

Có 2 loại tập tính hiện nay là tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Đặc điểm của các loại tập tính này như sau:

Tập tính bẩm sinh là gì?

Tập tính bẩm sinh là những tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, mang đặc trưng cho loài. Tập tính bẩm sinh của động vật là đặc điểm hay khả năng tồn tại trong bản chất của sinh vật từ khi mới sinh ra hay được hình thành trong quá trình phát triển, sinh trưởng, di truyền từ đời cha đến đời con. 

Tập tính bẩm sinh được quyết định bởi những yếu tố di truyền và môi trường trong tổ chức cơ thể. Ví dụ như gen, môi trường thai nhi, thời gian sinh sống,… 

Các ví dụ về tập tính bẩm sinh ở động vật:

  • Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ 
  • Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành chúng sẽ chui lên trên cây để lột xác.
  • Gà trống gáy vào mỗi buổi sớm.
  • Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.
Gà trống gáy mỗi sáng là tập tính bẩm sinh của loài gà
Gà trống gáy mỗi sáng là tập tính bẩm sinh của loài gà

Tập tính học được là gì?

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành ở trong quá trình sống của cá thể, thông qua việc học tập và rút kinh nghiệm.

Ví dụ về tập tính học được: 

  • Khi bị con người đuổi động vật thường chạy trốn 
  • Mèo bắt chuột để làm thức ăn
  • Khi ngửi thấy mùi thức ăn chó sẽ tiết nước bọt.

Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?

Cơ sở thần kinh của tập tính chính là những phản xạ có điều kiện hoặc không điều kiện. Trong đó:

  • Tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện, được quy định bởi kiểu gen, chúng bền vững và không bị thay đổi.
  • Tập tính học được chính là chuỗi các phản xạ có điều kiện, không bền vững, đặc biệt chúng có thể thay đổi.

Khi số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên sẽ khiến cho mức độ phức tạp của tập tính cũng được tăng lên. Sự hình thành của tập tính học được ở động vật được phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh, cũng như vào tuổi thọ của chúng.

Những hình thức học tập phổ biến ở động vật

Quen nhờn

Động vật sẽ không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu như những kích thích đó không kèm theo bất kỳ điều kiện gì.

Hình thức quen nhờn
Hình thức quen nhờn

Ví dụ: Nếu như thấy bóng đen từ trên cao ập xuống thì gà con sẽ chạy trốn. Nhưng nếu như nhiều lần xuất hiện bóng đen như thế mà không nguy hiểm thì chúng sẽ không chạy trốn nữa. 

In vết

Đây là hiện tượng con non mới sinh thường đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thông thường sẽ là bố mẹ. Hiện tượng này thường chỉ thấy ở những loài động vật thuộc lớp chim. 

Học khôn

Thực hiện phối hợp các kinh nghiệm cũ để nhằm giải quyết các tình huống mới. Thông thường hình thức học khôn thường gặp ở những động vật có hệ thần kinh đặc biệt phát triển.

Ví dụ: Động vật tinh tinh biết cách chồng các chiếc thùng lên nhau để có thể đứng lên lấy thức ăn ở trên cao. 

Học ngầm

Đây là kiểu học không có ý thức, động vật không biết rõ là mình đã có thể học được.

Ví dụ: Trâu nuôi ở nhà, khi dắt thả nó ở một nơi khác xa nhà nhưng nó vẫn có thể nhớ được đường để quay về nhà.

Hình thức học ngầm ở con trâu
Hình thức học ngầm ở con trâu

Điều kiện hóa hành động

Liên kết một hành vi của động vật với điều kiện nào đó, sau đó động vật sẽ chủ động thực hiện lặp lại các hành vi đó. 

Ví dụ: Thực hiện thả 1 con chuột vào lồng có bàn đạp gắn với thức ăn. Mỗi khi chúng đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau vài lần như vậy khi nào thấy đói thì chuột sẽ chủ động chạy tới để đạp bàn đạp lấy thức ăn. 

Điều kiện hóa đáp ứng

Là sự hình thành mối liên kết mới ở trong thần kinh trung ương bởi tác động của các kích thích được kết hợp với nhau đồng thời.

Ví dụ: Vừa thực hiện đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau 1 thời gian chỉ cần nghe thấy tiếng chuông là chó sẽ tiết nước bọt.

Những dạng tập tính phổ biến thường thấy ở động vật

Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Các loài động vật sử dụng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để nhằm thực hiện đánh dấu lãnh thổ. Mỗi khi có đối tượng xâm phạm vào lãnh thổ của mình thì chúng sẽ quyết liệt chiến đấu để bảo vệ nơi ở, nguồn thức ăn và sinh sản của mình. 

Ví dụ: Các loài động vật như chó, mèo, hổ,… chúng đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu.

Tập tính sinh sản

Đây là tập tính bẩm sinh mang bản năng của các loài động vật, bao gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường ở bên ngoài hay bên trong gây ra hiện tượng chín sinh dục với những tập tính như: ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,… 

Hươu đực húc nhau để tranh quyền giao phối 
Hươu đực húc nhau để tranh quyền giao phối

Tác nhân kích thích: Môi trường bên ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..), cùng với môi trường bên trong (hoocmon sinh dục).

Ví dụ: 

  • Gà trống, công đực thu hút, khoe mẽ với con cái bằng những điệu múa hay màu lông rực rỡ. 
  • Hươu đực húc nhau, con thắng sẽ được giao phối với con cái.

Tập tính này nhằm để tạo ra các thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.

Tập tính di cư

Tập tính này hình thành bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, vì thế nhiều loài côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư nhằm để tránh rét hoặc sinh sản.

Ví dụ: Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để nhằm sinh sản.

Tập tính này nhằm để tránh các điều kiện môi trường không thuận lợi.

Tập tính xã hội

Đây là dạng tập tính sống bầy đàn, trong đàn sẽ có các thứ bậc (hươu, nai, voi, khỉ, sư tử,…), có nghĩa là trong đàn sẽ có con bầy đàn. Bên cạnh đó chúng cũng có tập tính vị tha,… 

Tập tính sống bầy đàn
Tập tính sống bầy đàn

So sánh giữa tập tính bẩm sinh với tập tính học được

Tập tính học được và tập tính bẩm sinh đều là các tập tính cơ bản của động vật. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

Loại tập tính Tập tính bẩm sinh Tập tính học dược
Đặc điểm Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, mang đặc trưng của loài. Đây là tập tính hình thành trong quá trình sinh sống, thông qua từ việc học tập và rút kinh nghiệm.
Cơ sở thần kinh Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện, trình tự của chúng ở hệ thần kinh đã được quy định sẵn từ khi sinh ra. Cơ sở thần kinh của tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, được hình thành từ những mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh.
Tính chất Dạng tập tính này thường bền vững và không thay đổi. Tập tính này không bền vững và có thể thay đổi
Số lượng Có hạn Có thể nhiều
Ảnh hưởng môi trường Không bị tác động hay ảnh hưởng của môi trường Chịu tác động của môi trường
Tính đại diện Đặc trưng cho loài Đặc trưng cho đời sống cá thể

Ứng dụng các hiểu biết về tập tính vào đời sống sản xuất

Việc biết dược tập tính giúp cho con người có thể thực hiện huấn luyện động vật cho những mục đích khác nhau như: Giải trí, săn bắn, chăn nuôi, bảo vệ mùa màng, an ninh quốc phòng,… như: 

  • Dạy các con thú (hổ, voi, khỉ, cá sấu, cá heo, trăn, chó,…) làm xiếc.
  • Dùng thú để săn mồi, chăn gia súc, sử dụng chó để nhằm phát hiện ra ma túy để bắt tội phạm.
  • Dùng một số tập tính của gia súc trong chăn nuôi: khi nghe tiếng kẻng, trâu bò trở về chuồng.
  • Làm bù nhìn ở ruộng để nhằm giúp xua đuổi chim chóc phá hoại cây trồng.

Như vậy, những thông tin trên đây chúng ta đã có thể hiểu được tập tính là gì, cũng như những đặc điểm cơ bản của tập tính. Có thể thấy tập tính có vai trò vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến sự sống còn và thích nghi với môi trường của các loài động vật.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *