Khi đi mua xe, bạn thường nghe đến odo và trip của xe. Chỉ số này phần nào có thể cho ta biết chất lượng cũng như xe đã sử dụng lâu hay chưa. Vậy vấn đề đặt ra, xe odo là gì? trip là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về odo qua bài viết bên dưới.
Odo xe là gì?
Đồng hồ odo là gì? Odo hay Odometer là đồng hồ đo quãng đường xe đã đi được, nó sẽ được gắn ngay trên xe máy và ô tô.
Số odo là gì? Là chỉ số giúp chủ phương tiện biết được đoạn đường đã đi và thời điểm cần đi bảo dưỡng cho xe. Hiện nay đã có các loại odo phổ biến như odo cơ học, odo tự động hoặc bán tự động.
Ở Việt Nam, odo còn gọi là công tơ mét. Do đó, đơn vị đo lường chủ yếu của các mẫu xe nước ta kí hiệu là km trong khi nhiều nước trên thế giới được tính là dặm. Thông thường, odo trên xe máy sẽ lắp ở đầu xe cùng đồng hồ tốc độ. Trên ô tô thì odo lắp ở khoang lái và ở bên phải tay lái.
Sự phát triển của odo qua từng thời kỳ
Cho đến nay, odo đã từng bước hoàn thiện được các tính năng của mình. Vậy trước đó, chiếc đồng hồ này đã ra đời và phát triển như thế nào?
– Năm 1600, odo ra đời và phục vụ cho phương tiện thô sơ như xe kéo, xe ngựa,…
– Năm 1645, nhà toán học Blaise Pascal phát minh ra máy Pascaline. Bộ máy này dựa trên các bánh răng để đo quãng đường đã đi được.
– Năm 1698, Thomas Savery đã phát minh ra odo để đo quãng đường tàu thuyền đã đi.
– Năm 1895,Cyclometer dạng odo do Curtis Hussey Veeder phát minh ra đã tính và hiển thị được quãng đường đi, thông qua số vòng quay bánh xe và sợi dây truyền động.
– Năm 1903, anh em Arthur P và Charles H, Warner cho ra mắt auto-meter. Đây là thiết bị dùng nam châm để đo sự chuyển động của trục. Thông qua đó, tính được vận tốc và quãng đường xe đã đi một cách chính xác.
– Năm 2000, đồng hồ odo dạng cơ đã được áp dụng nhiều hơn ở các dòng xe ô tô hiện đại.
Xem thêm: Tầm quan trọng của hệ thống làm mát đối với động cơ ô tô
Trip là gì
Trip km còn được gọi là trip a trip b, là số liệu để đo khoảng cách hành trình. Hiểu đơn giản là khi bắt đầu đi, kim đồng hồ chỉ vào A là 0, đến khi dừng thì kim sẽ di chuyển về B. Đoạn giữa A và B là km odo, đánh dấu quãng đường bạn đã đi.
Trip km sẽ giúp bạn hiển thị rõ ràng quãng đường đi một cách chính xác nhất. Bạn sẽ không phải tính toán mất thời gian và công sức như trước nữa. Do đó, ngoài ô tô thì người ta đã dùng trip km cho cả xe máy như SH, Air Blade, Lead, winner…
Kiểm tra odo và trip trên ô tô
Kiểm tra odo là gì?
Odo có đặc điểm là không thể tua odo hay thiết lập lại từ đầu được. Chỉ số odo nó sẽ chạy cho đến khi nào không thể dùng được nữa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những “mánh khóe tinh vi” tua ngược odo để lừa khách hàng. Vì thế, khi mua xe cũ thì ngoài việc check odo, bạn nên kiểm tra cả lịch sử của xe. Việc này giúp đảm bảo chất lượng xe sau khi mua về còn sử dụng được lâu dài hay không.
Ngoài ra, nếu mang xe đi bảo dưỡng thì số km đã đi sẽ được ghi lại. Nếu mua xe cũ thì nên check xem số km đó có tăng đúng sau khoảng thời gian nhất định hay không. Cách kiểm tra lịch sử bảo dưỡng này khá phổ biến khi mua xe đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra lại nội thất, động cơ,…để có thể đảm bảo mua xe với giá phù hợp.
Xem thêm: Phí thuế trước bạ oto là gì? Cách tính và khi nào phải nộp?
Cách reset số trip
Trên thanh táp lô sẽ có một nút ấn, mỗi lần ấn nút thì nó sẽ chuyển sang một chế độ. Khi muốn reset trip thì ấn đến khi màn hình hiện chữ trip A, giữ 3 giây rồi thả tay. Lúc này, trip A đã trở lại về 0.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản về trip odo của ô tô cũng như trip trên xe máy là gì. Hy vọng bạn có thể áp dụng chúng vào việc mua bán cũng như quá trình sử dụng xe của mình.