Barrier tự động là một trong những thiết bị không còn xa lạ trong đời sống hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự xuất hiện của hệ thống này tại các cửa ngõ giao thông, cổng ra vào cơ quan, xí nghiệp, bãi đỗ xe,…phục vụ việc phân làn, điều chỉnh lưu lượng xe cộ qua lại.
Cách lắp đặt barrier không quá khó khăn, cầu kỳ. Tuy nhiên, lắp đặt như thế nào để barrier hoạt động tốt và an toàn vẫn là câu hỏi được khá nhiều người tiêu dùng quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo barrier tự động
Hiện nay, trên thị trường đang sử dụng ba loại thanh chắn barrier tự động phổ biến: cần thẳng, cần gập và rào chắn. Mặc dù có hình dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau nhưng cả ba loại barrier này về cơ bản đều có cấu tạo tương đối giống nhau. Cụ thể:
Tủ barrier tự động
Đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống barrier, có chức năng kiểm soát, điều khiển và chi phối mọi hoạt động của hệ thống. Với tính chất thường được đặt ngoài trời hoặc trong hầm các tòa nhà, phần thân barrier được thiết kế chuyên biệt, sử dụng hợp kim nhôm và sơn tĩnh điện, giúp bảo vệ tốt barrier khỏi những tác động của thời tiết và môi trường. Không những thế, lớp sơn bên ngoài còn barrier còn có khả năng chống xước, chống hao mòn hiệu quả. Bên trong tủ barrier gồm một loạt các thiết bị: lò xo, bộ động cơ, bảng main,… Mỗi bộ phận đều đóng một vai trò nhất định.
Thanh chắn barrier
Thanh chắn là bộ phận không thể thiếu trong mỗi hệ thống barrier. Cũng giống như tủ thân, thanh chắn barrier cũng được làm từ hợp kim nhôm và được sơn màu tĩnh điện. Ngoài ra, một số loại còn được dán thêm miếng phản quang giúp chủ phương tiện dễ dàng quan sát khi trời tối. Thanh chắn thường được thiết kế với chiều dài từ 4-8m, tùy vào không gian thực tế và mục đích sử dụng. Bộ phận này được thiết kế cố định một đầu vào phần tủ, đầu còn lại được đặt vào một giá đỡ để giảm xung tốc khi hoạt động, đảm bảo vận hành ổn định.
Thiết bị phụ trợ
Ngoài hai bộ phận chính là tủ thân và thanh chắn, để đi vào vận hành, người dùng cần cài đặt thêm một số thiết bị phụ trợ khác.
Đặc tính của barie tự động là có thể điều khiển từ xa nên mỗi sản phẩm sẽ đi kèm ít nhất 2 điều khiển từ xa, giúp nhân viên bảo vệ có thể ngồi trong chốt từ xa điều khiển đóng mở barrier dễ dàng mỗi khi có phương tiện ra vào. Bên cạnh đó, để barrier hoạt động chính xác, người dùng cũng nên lắp thêm vòng từ cảm biến và bộ dò vòng từ để phát hiện xe tốt hơn. Một số thiết bị hỗ trợ khác cũng được sử dụng phổ biến như: đèn báo sáng vào ban đêm, đèn LED hiển thị giá tiền khi vào bãi đỗ, decal phản chiếu để ra tín hiệu cảnh báo chủ xe.
Cách lắp đặt barrier tự động
Để barrier hoạt động an toàn và ổn định, bạn cần nắm vững những bước lắp đặt thanh chắn đường barrier tự động dưới đây.
Làm đế móng và tiến hành lắp barrier
Đây là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng sau này. Để thanh chắn barrier trụ vững cần phải có bệ đỡ tốt. Do đó, đế móng thường được làm bằng bê tông với độ dài khoảng 30 – 50cm, có sức bền tốt và sức chịu đựng cao.
Tiến hành lắp tủ barrier với thanh chắn
Người lắp đặt có thể hàn trước 4 bu lông của barie vào một bảng sắt, sau đó đặt xuống hố trước khi đổ nền bê tông lên. Để vài ngày cho bê tông chết, rồi tiến hành dựng barrier vào đế trụ và bốn bu lông tại vị trí đáy sao cho chắc chắn nhất. Cuối cùng là đẩy đầy thừa của dây nguồn, dây vòng từ vào đáy tủ.
Nối dây nguồn cho barrier
Để barrier tự động hoạt động được, cần thực hiện đấu nguồn điện vào bảng main điều khiển của barie. Sau đó cài đặt tần số hoạt động (thời gian nâng hạ) tùy vào nhu cầu sử dụng. Tiếp đến là lắp thanh chắn vào thân barrie cũng như lắp đặt thanh đỡ đầu thanh chắn. Cuối cùng là kiểm tra lại các chốt cắm, lò xo, dây nối và các mắt xích khác để đảm bảo tất cả đều đủ điều kiện hoạt động, giúp barrier hoạt động trơn tru, ổn định sau này.
Tiến hành cắm điện và vận hành thử cầu nâng, nếu thấy hệ thống nâng, hạ tốt, êm ái, không rung lắc thì có thể đưa vào sử dụng.
Một số lưu ý quan trọng khi lắp đặt barrier tự động
- Lựa chọn barrier phù hợp với không gian sử dụng. Ví dụ, với những không gian chật chội, nhỏ hẹp, barrier tự động cần gập là lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, ở những không gian rộng rãi hơn, khách hàng có thể cân nhắc lắp đặt barie tự động cần thẳng.
- Các hệ thống dây điện, dây nguồn và dây dẫn của barrier tự động cần được kết nối chắc chắn, an toàn để không gây nguy hiểm. Đồng thời, cần đảm bảo lắp đặt hệ thống barie với các thiết bị như cảm biến hồng ngoại, điều khiển từ xa, đầu đọc thẻ,…chính xác, theo đúng sơ đồ lắp đặt của nhà sản xuất đã cung cấp để đảm bảo khả năng vận hành an toàn của thiết bị.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cũng như một số lưu ý khi lắp đặt barrier tự động. Hy vọng đã giúp người dùng đang có nhu cầu về sản phẩm này có thêm thông tin hữu ích. Theo dõi thêm các bài viết khác trên website của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!