Máy nén khí là thiết bị được sử dụng rộng rãi và được ứng dụng nhiều trong đời sống. Một trong số đó là dùng trên ô tô. Vậy máy nén khí trên ô tô có gì khác với máy nén khí công nghiệp, nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Giới thiệu chung về máy nén khí trên ô tô
Máy nén khí trên ô tô là một bộ phận đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó kết hợp với bình khí nén để cung cấp lượng khí nén cần thiết cho các thiết bị, động cơ vận hành ổn định và phục vụ các nhu cầu tiện ích cho người sử dụng. Cụ thể, nguồn năng lượng khí nén do máy cung cấp được dùng thực hiện các chức năng sau:
Đẩy bơm phanh: Để có thể kiểm soát phanh của xe thì cần phải sử dụng đến khí nén.
Đóng vai trò là trọng tâm của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. Nó có thể biến đổi chất làm lạnh của ô tô từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, nhờ đó đạt được mục đích làm mát.

Thực hiện đóng mở cửa tự động.
Nâng hạ ghế ngồi một cách nhanh chóng,…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí ô tô
Cấu tạo máy nén khí trên ô tô
Thiết bị nén khí trên ô tô có cấu tạo tương tự như máy nén khí Fusheng, máy nén khí Puma hoặc Palada… được dùng trong công nghiệp. Nó bao gồm các bộ phận sau: Puly, mặt bích, van hút/van áp suất, đĩa bị động, đĩa cam, piston, bu lông xả môi chất.
Nguyên lý hoạt động
Máy nén khí của ô tô được hoạt động dựa theo nguyên lý sau: Khi động cơ của máy hoạt động thì trục khủy và piston cũng sẽ chuyển động đồng thời kéo theo puly quay. Piston sẽ đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, tạo chân không trong xilanh khiến cho van nạp mở. Van nạp của máy nén không khí sẽ được mở và đưa không khí từ bên ngoài vào thông qua bầu lọc vào xilanh. Quá trình hút này sẽ diễn ra cho tới khi piston di chuyển lên đến điểm chết trên, khi piston lên đến điểm chết trên thì trong xi lanh sẽ xảy ra quá trình nén khí, lượng khí bị nén lại khiến cho áp suất tăng từ đó đẩy mở van nén đưa khí nén qua nắp xilanh đến khu vực bình chứa khí.

Ở trong bình chứa khí, khi áp suất đạt đến 0,75 MPa thì van điều chỉnh sẽ bắt đầu hoạt động. Áp suất của khí nén trong bình tăng sẽ khiến van áp suất mơ và thông van nạp giữa hai xilanh, chặn đường dẫn khí nén đến với bình chứa.
Sau đó khí nén sẽ được phân phối đến các cơ cấu điều khiển bằng khí nén trên ô tô như: Nâng hạ ghế ngồi, phanh, đóng mở cửa… Khi lượng khí đi qua áp suất giảm xuống, van điều chỉnh áp suất sẽ mở ra, thông đường dẫn khí nén đến bình chứa, lúc này quá trình nạp, nén khí lại được tiếp tục.
Xem thêm: Các mẫu máy bơm hơi công nghiệp giá tốt
Bảo dưỡng máy nén khí ô tô đúng cách
Máy nén khí là một bộ phận quan trọng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xe ô tô. Nó cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên để luôn hoạt động thông suốt và mang lại hiệu quả cao nhất. Công tác bảo dưỡng vừa giúp cho thiết bị hoạt động trơn chu vừa giúp cho người dùng tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc về lâu dài. Bởi nếu như các chức năng máy hoạt động không hiệu quả thì người dùng có thể sẽ gặp nhiều phiền toái cũng như phải trả nhiều chi phí hơn cho việc sửa chữa, thay thế phụ kiện và tuổi thọ máy cũng sẽ giảm.
Dưới đây là một số công việc người dùng cần làm để đảm bảo thiết bị hoạt động được lâu bền:

Thay dầu định kỳ cho máy: Thay dầu định kỳ chính là công tác bảo dưỡng quan trọng nhất đối với các dòng máy nén không khí trên ô tô. Việc thay dầu cần được thực hiện sau khi máy hoạt động được khoảng 500. Khi thay dầu, người dùng cũng cần chú ý chọn đúng loại dầu chuyên dụng cho máy.
Vệ sinh lọc gió máy bơm khí nén: Nếu như bộ lọc khí tích tụ quá nhiều bụi bẩn sẽ gây tắc nghẽn bộ lọc và quá trình nạp khí sẽ chậm hơn. Bởi vậy, người dùng cần chú ý vệ sinh bộ phận này thường xuyên để đảm bảo hiệu suất làm việc của thiết bị đạt mức cao nhất.
Vệ sinh mặt ngoài máy nén: Trong quá trình làm việc máy nén khí sẽ liên tục sinh nhiệt. Nếu như máy bị bám bụi dày đặc thì khả năng tản nhiệt sẽ giảm đi đáng kể, dẫn đến tuổi thọ máy cũng giảm xuống. Chính vì vậy, người dùng cần loại bỏ các lớp bụi bẩn trên máy thường xuyên, đặc biệt là khu vực khoang tản nhiệt và lá tản nhiệt.
Bên cạnh đó người dùng cũng cần lưu ý các vấn đề sau:
Kiểm tra các bộ phận của hệ thống và cơ cấu, bên ngoài các đầu nối.
Điều chỉnh độ căng dây đai máy và tiến hành bôi trơn các bộ phận.
Thay lõi lọc không khí theo đúng định kỳ.
Trên đây là cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như cách bảo dưỡng của máy nén khí trên ô tô, hy vọng đây sẽ là những thông hữu ích cho người sử dụng.