Nấm sữa Kefir là gì? Công dụng và cách nuôi nấm sữa Kefir

Gần đây trên khắp các diễn đàn nấu nướng làm đẹp, chị em đang rần rần săn lùng nấm Kefir hay nấm sữa Tây Tạng nhờ vào công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đẹp da. Hãy cùng thapgiainhietliangchi tìm hiểu nấm sữa Kefir, nấm sữa Tây Tạng (hay còn gọi là nấm sữa chua) là gì? Công dụng và cách nuôi loại nấm Kefir này ra sao nhé!

Tìm hiểu nấm sữa Kefir là gì?

Nấm sữa Kefir, hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như nấm tuyết Tây Tạng, nấm Kefir, men Kefir, hạt Kefir, con giấm sữa, nấm Tuyết Liên, nấm sữa Tây Tạng,…

Nấm sữa Kefir
Tìm hiểu nấm sữa Kefir là gì?

Nấm sữa Kefir là gì? Nấm Kefir chính là một loại sinh vật sống, có hình dạng giống như bỏng mẻ của rượu nếp, với màu trắng nhìn thoáng trông giống bông súp lơ trắng, mềm, thơm ngậy và có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Thường sống thành những chùm nhỏ.

Nấm Kefir là một loại thực phẩm được lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic cũng vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu enzim và các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ tiêu hoá.

Loại nấm sữa chua này rất thích ăn sữa tươi, sinh sống trong môi trường sữa và sản sinh tạo ra một loại men có lợi cho sức khỏe người sử dụng, nổi bật nhất là giúp cân bằng hệ tiêu hóa, đường ruột.

Cách sử dụng nấm sữa Kefir, nấm sữa Kefir thường được sử dụng làm các loại sữa chua như sữa chua thông thường, sữa chua uống, sữa chua Hy Lạp,… Để nuôi nấm người ta thường sử dụng sữa bò tuy nhiên hiện nay xu hướng ăn thuần chay, ăn thực vật phát triển rất nhiều người nuôi nấm Kefir bằng sữa đậu nành.

Hiện nay, nhờ có sự nghiên cứu, phân tích, phát triển của các nhà khoa học, nấm sữa Kefir không chỉ còn được nuôi và ứng dụng trong phạm vi vùng đất thảo nguyên Tây Tạng, mà đã được sử dụng rộng rãi trên khắp các vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia, được rất nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa chuộng.

Sữa chua từ nấm Kefir khác với các loại sữa chua thông thường như thế nào?

Tuy cùng là sữa chua và đều có những lợi khuẩn giúp ích cho sức khỏe, cho cơ thể, tuy nhiên sữa chua làm từ nấm Kefir và sữa chua thông thường vẫn tồn tại sự khác biệt nhất định.

Trong sữa chua Kefir có chứa: Acetobacter species, Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc và Streptococcus species – đều là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng lại không có trong sữa chua thông thường.

Đặc biệt là nấm Kefir có chứa 2 men là Saccharomyces Kefir và Torula Kefir. Hai loại men này có thể thâm nhập vào màng niêm mạc tạo thành một nhóm SWAT, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường chức năng miễn dịch cho đường ruột.

Nấm men và lợi khuẩn trong sữa chua nấm Kefir có kích thước nhỏ hơn so với sữa chua thường nên chúng dễ dàng mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá hơn. Đặc biệt, nấm Kefir rất bổ dưỡng và thích hợp cả cho trẻ sơ sinh, người già và người suy nhược.

Tác dụng của nấm sữa Kefir

Nấm Kefir có tác dụng gì? Vì sao nấm sữa Kefir lại được sử dụng rộng rãi như vậy? Thapgiainhietliangchi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số công dụng cụ thể của loại men Kefir ngay dưới đây:

  • Tác dụng của nấm Kefir hỗ trợ điều trị các loại bệnh liên quan đến hệ tim mạch, như xơ cứng động mạch vành, tuần hoàn máu kém, thiếu máu, huyết áp cao,…
Tác dụng của nấm tuyết Tây Tạng
Tác dụng quý của nấm tuyết Tây Tạng
  • Hỗ trợ tốt cho những người mắc các bệnh về hô hấp, phổi hay hen suyễn
  • Góp phần thúc đẩy làm tan sỏi sạn trong mật và thận, cải thiện đường tiểu tiện, giúp cho gan và mật khỏe mạnh hơn
  • Ngăn chặn sự hình thành phát triển lượng mỡ trong cơ thể, nhất là ở vùng bụng
  • Ức chế các tế bào ung thư, lão hóa, giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa và giữ gìn sắc đẹp thanh xuân
  • Cải thiện các triệu chứng mất ngủ, rối loạn thần kinh, tâm trạng thất thường buồn bã
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phù hợp sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường vì có thể làm cân bằng lượng đường lactose có trong máu
  • Đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, chữa lở loét dạ dày, bao tử, lao ruột hay thập nhị tràng
Tác dụng ít biết của nấm sữa Kefir
Tác dụng ít biết của nấm sữa Kefir
  • Trị rụng tóc và góp phần thúc đẩy quá trình mọc tóc mới, đen hơn chắc khỏe hơn vì có khả năng tái tạo lại các tế bào tóc
  • Hỗ trợ điều trị một số loại bệnh ung thư nội tạng như gan, mật, thận, phổi, ruột, bao tử,….
  • Bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho đường ruột nhờ nấm Kefir chứa 2 loại men Saccharomyces Kefir và Torula kefir, với khả năng xâm nhập sâu vào màng niêm mạc để tạo thành nhóm SWAT góp phần loại bỏ các vi khuẩn có hại trong đường ruột

Một số lưu ý khi sử dụng nấm sữa Kefir

  • Nên uống sữa nấm sau khi bữa ăn khoảng 30 phút
  • Không dùng các sản phẩm từ nấm Tây Tạng khi đang đói, vì lúc này dạ dày sẽ tiết ra các axit tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong nấm sữa chua Kefir 
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa từ 200 – 400 ml sữa từ nấm Kefir, vì uống quá nhiều sẽ gây ra hậu quả khó lường, nhất là đối với những ai bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Nấm Kefir có tác dụng chống lão hóa
Nấm tuyết Tây Tạng chống lão hóa và giữ gìn sắc đẹp thanh xuân

Mua nấm sữa Kefir ở đâu? Nấm Kefir giá bao nhiêu?

Bạn hoàn toàn có thể tìm mua hay xin men Kefir tại một số hội nhóm nuôi nấm sữa Kefir trên Facebook. Vì tốc độ sinh trưởng phát triển của loại nấm này khá nhanh, nên nếu may mắn, bạn có thể được người khác cho tặng mà không cần phải tốn tiền mua đâu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua nấm sữa chua Kefir tại các cơ sở sản xuất sữa đó. Vì tại đó, chất lượng của nấm Kefir chắc chắn sẽ được kiểm định tốt hơn và thường có mức giá dao động từ 100 nghìn – 200 nghìn đồng trên mỗi lít nấm sữa.

Cách để vận chuyển được nấm sữa Kefir?

Rất nhiều người băn khoăn liệu nấm sữa Kefir có vận chuyển đi xa được không hay có bị chết trong quá trình vận chuyển không, nhất là khi ta mua chúng về? Khi vận chuyển, bạn có thể cho nấm Kefir vào hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa có nắp và đổ vào sữa tươi, cứ một muỗng cà phê nấm ta cho 200ml sữa tươi, giúp cho men Kefir có thể sống được bên ngoài đến 24 tiếng.

Cách nuôi con sữa chua nấm sữa Kefir – Nấm sữa Tây Tạng

Nấm sữa Kefir có tốc độ sinh trưởng vô cùng nhanh, chỉ với một muỗng nấm sữa nhỏ sau khoảng một tuần, chúng có thể sinh sôi ra số lượng rất nhiều. Thapgiainhietliang sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi nấm sữa Kefir (nấm tuyết Tây Tạng) ngay sau đây:

Bước 1: Hãy lọc sữa từ hũ nấm cái

Bạn dùng rây (hay rổ) để lọc sữa từ hũ nấm cái vừa mới mua. Dùng muỗng đảo thật đều nấm và khuấy nhẹ để lọc bớt sữa ra.

Lưu ý: Bạn nên dùng rổ, rây và muỗng đều làm bằng nhựa để tiến hành lọc sữa, vì để tránh men sữa gây ra các phản ứng hóa học giữa axit với bề mặt dụng cụ kim loại.

Lọc sữa từ hũ nấm cái
Lọc sữa từ hũ nấm cái

Bước 2: Rửa sạch lại nấm Kefir

Rửa sạch lại nấm dưới vòi nước, dùng muỗng nhựa đảo đều nấm sữa trong rây rổ, để vỗ vào chiếc rây rổ của bạn để nấm được ráo bớt đi nước.

Rửa sạch lại nấm Kefir

Bước 3: Nuôi nấm tuyết Tây Tạng bằng sữa tươi

Rửa sạch hũ, lọ thủy tinh dùng để nuôi nấm, rồi hãy lấy khăn khô lau sạch lại.

Tiếp đó, cho nấm sữa cái Kefir vào hũ. Cứ ½ muỗng canh nấm cho vào 1 bịch sữa tươi không đường 220ml.

Cuối cùng, bạn hãy lấy miếng vải màn sạch (hoặc khăn xô em bé) phủ lên miệng hũ, dùng thun buộc lại để giữ cố định miếng vải không bay ra. Đặt hủ nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt trong khoảng 8 – 24 tiếng.

Nuôi nấm tuyết Tây Tạng bằng sữa tươi
Nuôi nấm tuyết Tây Tạng bằng sữa tươi

Lưu ý: Tùy thuộc vào nhiệt độ và môi trường mà thời gian lên men của nấm sữa chua có thể thay đổi.

Sau khi kết thúc thời gian ủ sữa, lọc sữa lại bằng màng lọc. Phần sữa được chắt lọc ra chính là sữa chua nấm Kefir, còn về phần nấm cái Kefir bạn hãy tiếp tục nuôi với quy trình và cách làm như trên nhé.

Một số lưu ý để nuôi nấm sữa Kefir đúng cách

  • Cần vệ sinh kỹ các đồ dùng nuôi men Kefir sạch sẽ, không để bẩn, không đảm bảo trước khi dùng
  • Nên chọn dụng cụ làm bằng thủy tinh, vải hoặc nhựa để nuôi men Kefir. Tránh dùng dụng cụ bằng kim loại vì nấm có thể ăn mòn các chất liệu đó và sinh ra các chất nguy hiểm cho sức khỏe, hoặc nấm phản ứng có thể bị chết
  • Tránh rửa nấm một cách thường xuyên (không nên rửa quá 2 lần), vì lớp bám ở bên ngoài nấm chính là lớp men có lợi cho sức khỏe con người.
  • Chỉ nên dùng duy nhất một loại sữa cố định trong quá trình nuôi nấm, để nấm không phải mất thời gian thích nghi với môi trường mới, làm chậm đi tốc độ phát triển của chúng. Đồng thời, cần phải thao tác nhẹ nhàng khi thay sữa cho nấm
  • Thời gian lên men của nấm tuyết Tây Tạng còn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và thời tiết. Vì thế, tốc độ lên men của nấm sẽ bị ảnh hưởng khi gặp phải thời tiết lạnh. Trung bình cứ khoảng 5 – 8 tiếng là đủ để nấm sinh sôi nhiều
  • Cần kiên trì, tỉ mỉ khi nuôi nấm, nghĩa là mỗi ngày bạn cần phải nhất định lọc sữa một lần hoặc để ý chúng, vì chúng hoàn toàn có thể ăn hết sữa chỉ trong vòng một ngày. Nếu không được cung cấp đầy đủ thức ăn (tức là sữa tươi) nấm sẽ chết.

Dấu hiệu khi nấm sữa Kefir Tây Tạng bị chết:

Cần làm sạch lại và cấy lại nấm để nuôi, khi thấy nấm có hiện tượng chuyển sang màu vàng ngà trong quá trình nuôi cấy, vì đó là dấu hiệu nấm đang bị thiếu sữa. Nếu để tình trạng này kéo dài, nấm sẽ bị chết. 

Nấm Kefir bị tách nước bạn không cần quá lo lắng bổ sung hoặc đổi loại sữa là được.Trường hợp trên đều không sao cả, mà trước khi lọc bạn hãy dùng thìa nhựa khuấy nhẹ nhàng để cho sữa và nước trộn được đều vào nhau, phần sữa đặc trộn đều với phần sữa bị loãng rồi mới lọc như bình thường.

Nấm sữa Kefir bị tách nước
Nấm sữa Kefir bị tách nước

Trường hợp nấm sữa Kefir bị tách nước và quá chua có thể đều do các nguyên nhân sau: 

  • Nhiệt độ phòng quá cao nhưng bạn lại ủ lâu (hãy để ở nhiệt độ phòng thường là 28 độ, nếu bạn để điều hoà 24/24 hãy để 12 tiếng sữa chua Kefir sẽ chua nhẹ, sau 14 tiếng chua hơn và sẽ đặc hơn).
  • Cho quá nhiều nấm cái nhưng ít sữa (liều lượng chuẩn nhất là một thìa cà phê nấm sẽ tương ứng với 200ml sữa tươi), khi nấm đã sinh sôi nhiều hơn, bạn phải bổ sung thêm một lượng sữa tươi tương ứng, tất nhiên cũng không cần chính xác tuyệt đối. Nhưng nếu với hai thìa nấm mà bạn chỉ cho có 200ml sữa thì sữa sẽ chua nhanh lắm.

Thành phẩm nấm Kefir bị tách nước vẫn có thể sử dụng được bình thường, chỉ có điều là sẽ rất chua khó uống không, tốt nhất bạn nên làm sinh tố hoa quả sữa chua Kefir hoặc sinh tố hoa quả sữa chua Kefir, vị ngọt của hoa quả hoà với vị chua của sữa chua Kefir sẽ vừa hơn, các món sinh tố này cũng rất tốt cho các bé. 

Trong quá trình nuôi nấm, nấm cái có thể tự nổi lên nhưng rồi sẽ lại tự lặn xuống. Bạn đừng quá lo lắng nhé!

Bài viết trên là đã cung cấp đầy đủ thông tin về nấm Kefir, công dụng cũng như cách nuôi nấm sữa Kefir, hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu thêm về loại nấm này, có thêm những kiến thức giúp ích cho quá trình nuôi, sử dụng nấm Tây Tạng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy để lại bình luận cho chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *