Module thực tế là 1 đơn vị nhỏ giúp cấu thành 1 tổng thể hoàn chỉnh, có chức năng lớn, mỗi module sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt. Một tổng thể sẽ bao gồm nhiều loại module khác nhau. Module là thuật ngữ mà bạn thường xuyên gặp nhiều ở những lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, tin học, điện tử… Cùng tìm hiểu thông tin về khái niệm modul là gì ở nhiều khía cạnh qua bài viết dưới đây nhé!
Module là gì?
Để trả lời chính xác khái niệm của modul là gì, có thể hiểu module chính là 1 đơn vị được cấu thành và góp phần tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Mỗi module sẽ đảm nhiệm việc thực hiện 1 chức năng, nhiệm vụ và vai trò khác nhau, nhằm hoàn thiện tổng thể đó.
Ví dụ như: Ở một công ty sẽ bao gồm nhiều phòng ban khác nhau như: phòng tài chính, marketing, nhân sự hay phòng phát triển sản phẩm, phòng IT,… Mỗi phòng ban đều đảm nhiệm một nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Như vậy, có thể gọi mỗi phòng ban trên là 1 module. Tất cả những module này phải kết hợp cùng nhau hoạt động một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể phát triển và hoàn thành được những mục tiêu đặt ra.
Module được sử dụng trong những lĩnh vực gì?
Ứng dụng của module trong tin học
Xét trong lĩnh vực tin học thì mô đun là gì? Có thể thấy module chính là một thành phần đảm nhiệm một chức năng nhất định nào đó trong một phần mềm hoặc một hệ thống cụ thể.
Module trong khía cạnh tin học chính là một đơn vị hoặc một đoạn có có nhiệm vụ thực hiện một chức năng riêng biệt. Nếu như trong một chương trình tích hợp, người dùng có thể sử dụng module như một công cụ để xử lý văn bản như một chương trình riêng biệt và độc lập.
Ví dụ: Nếu bạn đang cần viết 1 phần mềm O, bao gồm các chức năng cụ thể như A, B, C thì ta có thể chia phần mềm ấy thành nhiều những module khác nhau, như vậy thì các module này sẽ đảm nhiệm vai trò xử lý một chức năng A, B, C đó. Khi bạn tiếp tục viết một hoặc nhiều module khác có khả năng hoàn thành công việc liên kết các module A, B, C trên thì phần mềm O đã được hoàn thiện.
Ứng dụng của module trong thiết kế website
Để giải đáp thắc mắc vai trò của modul là gì trong lĩnh vực thiết kế website, thì đây là chức năng mà người dùng lập trình ra để có thể giúp người quản trị website có thể làm việc và sử dụng chức năng admin của website ấy một cách dễ dàng hơn. Ví dụ, khi quản trị một website, nếu chia module thì có thể thiết kế hoặc đăng bài trên website một cách dễ dàng hơn nhiều, giúp người đọc cảm thấy website có giao diện vô cùng chuyên nghiệp.
Tương tự như vậy, trong lĩnh vực tin học, việc phân chia module cũng đảm nhận một chức năng khác nhau, nhằm khiến một thiết bị tổng thể có khả năng hoạt động một cách bình thường, khiến người dùng dễ dàng phân biệt được từng bộ phận của chúng.
Khi hiểu bản chất modul là gì trong lĩnh vực phát triển website, ta có thể chia website thành nhiều loại module như sau:
Module tìm kiếm: Module này đảm nhiệm vai trò giúp người dùng tìm kiếm được thông tin 1 cách nhanh chóng. Hiện nay, module này thường được thiết kế dựa trên 2 loại: module tìm kiếm nhanh và loại module tìm kiếm nâng cao.
Module logo: Đây là loại module giúp người dùng tiến hành thao tác thêm logo hoặc chỉnh sửa logo trên website một cách dễ dàng hơn.
Module menu: Đây là loại module có nhiệm vụ điều hướng, khiến cho khách truy cập website có thể theo dõi các nhóm tin bài, nội dung. Dạng module này được thiết kế theo nhiều cấp độ khác nhau.
Module map: Giống như tên gọi của mình, loại module này có nhiệm vụ khiến cho khách hàng tìm được đường đi trên bản đồ một cách tiện lợi nhất, nâng cao sự chuyên nghiệp trong công tác phục vụ khách hàng.
Ứng dụng của module trong kiến trúc xây dựng
Trong lĩnh vực kiến trúc – xây dựng, có thể thấy module chính là 1 đơn vị đo quy ước có khả năng điều chỉnh kích thước ở những bộ phận có kết cấu và kiến trúc liên quan đến nhau. Từ đó, các bộ phận này có thể trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau. Quá trình điều chỉnh kích thước tức là lựa chọn ra hàng loạt các kích thước điển hình và có giới hạn ở trong hoạt động xây dựng nhằm mục đích thống nhất hóa và hạn chế số kiểu kích thước.
Ứng dụng của module trong lĩnh vực điện tử
Đối với lĩnh vực điện tử thì module có vai trò tập hợp những linh kiện điện tử khác nhau như tụ điện, transistor hay cuộn cảm,… chúng sẽ được liên kết trên 1 bo mạch, cùng thực hiện 1 chức năng nhất định nào đó.
Ví dụ: Ta có một số module điện tử như:
- Module wifi: Đảm nhận nhiệm vụ như wifi.
- Module relay 12v: Loại module này có vai trò có như 1 công tắc để đóng ngắt và mở mạch điện.
PV module là gì?
Hệ thống pin quang điện mặt trời (tiếng Anh còn gọi là Solar photovoltaic system) hoặc hệ thống năng lượng mặt trời (hay chính là Solar power system) đã không còn xa lạ trên thị trường hiện nay.
Nếu bạn đang thắc mắc trong PV module, từ PV là gì, thì đây chính là từ viết tắt của PhotoVoltaic. Đây là một trong các hệ thống năng lượng tái tạo ứng dụng các tấm quang điện (chính là các PV modules), có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng điện (điện năng).
Năng lượng điện được tạo ra có thể được lưu trữ lại hoặc sử dụng trực tiếp tùy vào mục đích của mỗi cá nhân. Người dùng có thể đưa điện năng trở lại lưới điện hoặc kết hợp cùng một hay nhiều máy phát điện khác để trở thành nguồn năng lượng tái tạo. Hệ thống pin năng lượng mặt trời được đánh giá là nguồn điện sạch và rất đáng tin cậy, phù hợp với hầu hết các hoạt động của con người như nhà ở, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi,…
PV Module chính là tấm pin mặt trời ghép, được tạo thành từ các solar-cell để tạo ra 1 tấm pin cơ bản có dòng và thế cần thiết. Những loại PV module cơ bản này sau đó có thể được ghép với nhau nhằm tạo ra một hệ PV với công suất lớn theo yêu cầu. Có 3 loại PV module phổ biến hiện nay, đó là:
– Crystalline Silicon (c-Si) PV Module: loại PV module này sử dụng 1 hoặc nhiều lớp c-Si để tạo ra solar-cell (tuy chỉ có 1 lớp hiệu quả nhưng chi phí lại tốn kém hơn nhiều lớp). Hiệu suất của loại này được đánh giá là khoảng 10-12%.
– Amorphous Silicon (a-Si)PV Module: loại PV module này sử dụng 1 lớp mỏng silicon có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời. Loại này được bán trên thị trường với giá thành khá rẻ và vì thế nên hiệu suất cũng thấp, chỉ khoảng 6% mà thôi.
– Hybrid Silicon PV Module: cấu tạo của loại PV module này là phủ nhiều lớp a-Si lên 1 lớp c-Si, mang đến hiệu suất khá cao, lên tới 17%.
Như vậy, có thể thấy rất khó để có thể xác định một cách rõ ràng và đích danh khái niệm module là gì. Ta chỉ có thể phân biệt các ý nghĩa của module ở từng lĩnh vực như xây dựng website hay tin học, điện tử,… Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu về định nghĩa module là gì và những ứng dụng của module trong từng khía cạnh của cuộc sống hiện nay.