Khí áp là gì? Đặc điểm và Nguyên nhân sinh ra khí áp

Khí áp là gì? Khí áp là kiến thức cơ bản đầu tiên trong chương trình Địa Lý trung học cơ sở. Đây cũng là phần kiến thức vô cùng thú vị, nó có thể cho ta biết nguyên nhân sinh ra gió và các đai khí áp trên trái đất. Bài viết sau đây thapgiainhietliangchi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin về khí áp, đừng bỏ qua nhé!

Định nghĩa khí áp là gì?

Khí áp là sức ép của không khí lên trên bề mặt của Trái Đất. Tùy theo từng tình trạng không khí mà sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau theo đó dẫn đến khí áp cũng khác nhau. 

Chúng ta có 2 kiểu đai khí áp bao gồm đai áp cao và đai áp thấp. Đai áp ở vùng cực là đai áp cao, đai áp ở cận cực là đai áp thấp, đai áp ở cận xích đạo là đai áp cao và đai áp tại xích đạo là đai áp thấp. Các đai khí áp này xen kẽ với nhau. 

Khí áp trên trái đất được phân bố theo các đai áp cao và các đai áp thấp vừa xen kẽ vừa đối xứng với nhau qua áp thấp xích đạo. Cụ thể sẽ như sau:

Ở đầu hai cực trái đất là đai áp cao, dần xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam sẽ là đai áp thấp. Tiếp tục đi xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam sẽ là đai áp cao. Và đai áp thấp sẽ nằm trong vùng xích đạo cuối cùng. Để dễ hình dung, quan sát chúng ta có thể nhìn vào hình vẽ sau:

Các đai khí áp
Tìm hiểu khí áp là gì?

Các đai áp thấp sẽ nằm ở những vị độ 60 độ, 0 độ và 60 độ Nam và Bắc

Các đai áp cao sẽ nằm ở những vĩ độ 90 độ, 30 độ, 30 độ và 90 độ Nam và Bắc.

Đặc điểm của khí áp là như thế nào?

Các đai áp cao, đai áp thấp được phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.

Các đai khí áp không phân bố liên tục, mà có sự phân bố xen kẽ nhau giữa các lục địa và đại dương.

Khí áp và các tầng khí
Khí áp và các tầng khí

Khí áp thay đổi bị theo độ cao: Càng lên cao không khí sẽ càng loãng và sức nén sẽ càng nhỏ đi khiến khí áp giảm. Và ngược lại khi càng xuống thấp sức nén sẽ càng nặng dẫn đến khí áp có thể tăng lên. 

Khí áp có thể thay đổi theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm xuống, tỷ trọng sẽ tăng dẫn đến khí áp tăng lên. Và ngược lại, khi nhiệt độ tăng, tỷ trọng lại giảm dẫn đến khí áp thấp.

Khí áp bị thay đổi theo độ ẩm: Khi không khí có chứa nhiều hơi nước khiến cho khí áp giảm. Đồng thời khi nhiệt độ cao hơi nước sẽ bốc lên nhiều chiếm nhiều chỗ và không khí khô sẽ làm cho khí áp giảm.

Nguyên nhân sinh ra khí áp

Có thể hiểu một cách đơn giản, khí áp là áp lực không khí lên trái đất mà các vật thể phải chịu. Không khí tuy bản chất là khí không màu, không mùi, không vị mà chúng ta không thể nào nhìn thấy sờ thấy. Nhưng trên thực tế, con người hoàn toàn có thể cảm nhận được sự tồn tại của chúng, qua gió được sinh ra do sự di chuyển của các luồng không khí. 

Vậy nguyên nhân sinh ra gió là nhờ vào sự di chuyển của không khí
Vậy nguyên nhân sinh ra gió là nhờ vào sự di chuyển của không khí

Do đó không khí không những tồn tại một cách thiết thực mà không khí còn rất có chất lượng. Chất lượng này đã tạo ra áp lực lên Trái Đất và các vật thể trên Trái Đất và chúng ta gọi đó chính là khí áp. 

Vậy nguyên nhân nào sinh ra khí áp là gì? Vì không khí có trọng lượng nhất định. Tuy là trọng lượng nhẹ ( với 1 lít không khí trung bình chỉ nặng 1,3g) nhưng khí quyển có chiều dài hơn 60.000km nên trọng lượng đó hoàn toàn có thể tạo nên sức ép lớn cho bề mặt Trái Đất, tạo ra khí áp.

Những câu hỏi trắc nghiệm phổ biến có liên quan đến khí áp

Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm được hỏi rất nhiều, xoay quanh kiến thức về khí áp là gì? Nguyên nhân sinh ra khí áp,…Nắm được những câu hỏi nào sẽ giúp bạn tự tin hơn khi làm bài tập,các đề kiểm tra, bài thi…. 

Áp kế chính là dụng cụ đo khí áp
Áp kế chính là dụng cụ đo khí áp

Câu hỏi 1: Khí áp tại một điểm là như thế nào?

Trả lời câu 1: Khí áp của cột không khí thẳng đứng và có tiết diện 1cm2 với chiều cao bằng bề dày của khí quyển được chọn chính là khí áp tại một điểm. 

Câu hỏi 2: Khái niệm khí áp trung bình chuẩn là gì?

Trả lời câu 2: Khí áp trung bình chuẩn chính là khí áp ở ngang mặt biển bằng đúng trọng lượng của cột thủy ngân với tiết diện 1cm2 và chiều cao là 760mm. 

Câu hỏi 3: Dụng cụ đo khí áp là dụng cụ gì? Đơn vị đo khí áp là gì?

Trả lời câu 3: Dụng cụ đo khí áp chính là khí áp kế. Có hai đơn vị đo khí áp chính là milimet thủy ngân (viết tắt là mmHg) và Bar (với 1 bar = 1.000 milibar).

Câu hỏi 4: Các đai áp cao trên trái đất phân bố ở vùng vĩ độ cao, các đai áp thấp phân bố tại vùng vĩ độ thấp. Là đúng hay sai?

Đáp án câu 4: Đáp án là Sai. Vì các đai áp cao trên trái đất phân bố không liên tục, mà xen kẽ và đối xứng với nhau qua áp thấp sinh đạo.

Không khí sẽ đi từ nơi áp suất cao đến nơi có áp suất thấp
Không khí sẽ đi từ nơi áp suất cao đến nơi có áp suất thấp

Câu hỏi 5: Vào ban đêm, các vùng biển có khí áp cao hơn so với vùng đất liền kề cận là đúng hay sai?

Đáp án câu 5: Sai

Bài viết là tổng hợp những kiến thức về Khí áp và những yếu tố xung quanh Khí áp. Hy vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi khí áp là gì? Đặc điểm và nguyên nhân sinh ra khí áp. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về vấn đề trên, hãy để lại bình luận cho chúng tôi nhé! Chúc bạn có kết quả tốt với phần kiến thức Địa Lý thú vị này.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *