Huyết tương là gì? Thành phần và chức năng của huyết tương

Trong máu bao gồm các thành phần bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương là gì? Chức năng của huyết tương là gì trong việc cung cấp và nuôi dưỡng cơ thể. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về huyết tương bài viết sau đây của thapgiainhietliangchi.com.

Huyết tương là gì?

Huyết tương là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt đồng thời huyết tương cũng là một trong những thành phần vô cùng quan trọng của máu.

Rất nhiều người thắc mắc và đặt ra câu hỏi liệu huyết tương có mùi gì? Các nghiên cứu đã cho thấy, thành phần này có vị hơi mặn và mùi đặc trưng của các loại acid béo. 

Huyết tương là gì?
Huyết tương là thành phần quan trọng nhất của máu

Huyết tương chiếm bao nhiêu phần trăm trong máu? Huyết tương chiếm tới từ 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể.

Sinh lý huyết tương sẽ thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Sau bữa ăn huyết tương sẽ có màu đục và sau khi ăn vài giờ thì sẽ trong trở lại và có màu vàng chanh. Nếu đơn vị máu có huyết tương màu đục sẽ không thể nào sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người nhận máu. Từ đó ta cũng đặt ra khái niệm huyết tương đục nghĩa là gì?

Thành phần của huyết tương

Thành phần các chất chủ yếu của huyết tương là gì? Huyết tương có 90% thể tích là nước, 10% còn lại là các chất tan khác như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ,…

– Protein huyết tương: Huyết tương có chứa rất nhiều protein hòa tan và chiếm đến 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:

  • Albumin: Là loại protein huyết tương phổ biến nhất (chiếm 3,5-5g/dL máu) và là yếu tố chính tạo ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) của máu. Các chất chỉ có thể hòa tan một phần hoặc sẽ không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với các albumin.
  • Globulin: Alpha, beta, gamma là những protein có hình cầu hòa tan trong huyết tương. Gamma protein có các kháng thể hay còn gọi là immunoglobulin được tổng hợp bởi tương bào.
  • Fibrinogen: Được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme sẽ liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp và chế tiết ra ở gan.

– Các hợp chất hữu cơ khác:

Các hợp chất hữu cơ khác có trong huyết tương bao gồm: amino acid, vitamin, glucose và một số loại peptide điều hòa lipid và steroid hormone.

– Ngoài ra còn có các muối khoáng khác: muối khoáng chiếm 0.9 g/oz về thể tích bao gồm các loại muối điện li như Na, Ca, K,….

Huyết tương chiếm bao nhiêu phần trăm trong máu?
Huyết tương chiếm bao nhiêu phần trăm trong máu?

Chức năng của huyết tương

Chức năng của huyết tương là gì? Huyết tương có vai trò gì? Huyết tương có vai trò giúp vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, oxy, hormon hay protein… Mỗi lít huyết tương sẽ chứa khoảng 75g protein. 

Hợp chất này lại được chia thành hai loại chính gồm albumin và globulin:

  • Albumin: Có vai trò cung cấp áp suất thẩm thấu, giữ cho phần chất lỏng của máu ở bên trong các mạch máu, ngăn máu tràn vào các mô và sau đó tràn vào các tế bào. Albumin nói một cách dễ hiểu được xem như là một loại xốp hút nước lưu thông, giữ một lượng nước cần thiết trong dòng máu.
  • Globulin: Có nhiệm vụ như các những kháng thể chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, huyết tương còn tiến hành tách riêng các thành phần của máu ra được để truyền cho bệnh nhân theo nguyên tắc “thiếu gì truyền nấy”. Và với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong y học hiện đại ngày nay, thay vì việc truyền máu toàn phần như xưa thì nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại chính là chỉ sử dụng các loại chế phẩm từ máu mà người bệnh cần nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến khi truyền máu.

Trong các chế phẩm từ máu được dùng trong truyền máu, các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng rất phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.

Tóm lại, huyết tương có 3 chức năng chính như sau: 

  • Có các chất dinh dưỡng, hormon, kháng thể, chất thải nên tham gia quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể.
  • Duy trì máu luôn ở trạng thái lỏng để có thể lưu thông dễ dàng trong mạch máu.
  • Vận chuyển các chất dinh dưỡng, muối khoáng các chất cần thiết khác cho cơ thể và các chất thải.
Hình ảnh huyết tương
Hình ảnh huyết tương

Một số câu hỏi liên quan đến huyết tương

Huyết tương đục nghĩa là gì?

Thành phần chủ yếu của huyết tương chính là nước. Ngoài ra huyết tương còn chứa một số thành phần khác như: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng…

Huyết tương sẽ thay đổi theo tình trạng sinh lý trong cơ thể. Sau bữa ăn, huyết tương có màu trắng đục và trở nên trong hơn, có màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ.

Đây là hiện tượng thường thấy do lượng lipid tăng cao trong máu sau khi ăn. Lipid được vận chuyển bởi Chylomicron (một loại lipoprotein) từ ruột qua máu sau đó đến gan. Hạt Chylomicron có kích thước khá lớn nên đã gây đục huyết tương trong vòng 2 – 3 giờ sau khi ăn với những chế độ ăn giàu đạm, mỡ,…

Trong một số trường hợp đặc biệt ( như bữa ăn quá nhiều đạm, mỡ), tình trạng huyết tương đục có thể kéo dài lên đến 12 giờ hoặc lâu hơn nữa sau ăn.

Một số trường hợp có tiền sử rối loạn chuyển hóa lipid (hay còn gọi tăng mỡ máu) cũng gây ra tình trạng huyết tương đục mà không liên quan đến chế độ ăn.

Nếu trong nhiều lần, xét nghiệm máu hay xét nghiệm trước hiến máu cho thấy huyết tương đục, ngay cả khi đã rất cách xa bữa ăn thì bạn nên đi khám kiểm tra sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân đã gây ra huyết tương đục.

Trường hợp nào cần truyền huyết tương

Dựa trên chức năng của huyết tương, ta có thể biết được bệnh nhân cần được truyền huyết tương trong những trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân suy giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh khi không có được chế phẩm chuyên biệt để truyền.
  • Bệnh nhân có ban xuất huyết do suy giảm tiểu cầu (thrombotic thrombocytopenic purpura) trong khi phải thay huyết tương.
  • Bệnh nhân bị truyền máu với khối lượng lớn và có triệu chứng của rối loạn và đang chảy máu.
  • Bệnh nhân bị thiếu antithrombine III nhưng không có antithrombine III đậm đặc để truyền.
  • Chảy máu cấp kèm theo đó là giảm toàn bộ yếu tố đông máu.
  • Bệnh lý đông máu do tiêu thụ kèm theo giảm nặng các yếu tố đông máu.

Kháng huyết thanh là gì?

Kháng huyết thanh là gì? Kháng huyết thanh (KHT) là một sản phẩm có nguồn gốc từ máu và được sử dụng để kích hoạt hệ thống miễn dịch của một người nào đó đã từng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoặc độc tố giúp cho hệ miễn dịch có thể loại bỏ các yếu tố đó.

Các kháng huyết thanh được sử dụng khi mà các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, hay như là một dòng phòng thủ trong một kế hoạch điều trị, tùy thuộc vào các tình hình cụ thể. 

Kháng huyết thanh là gì? Nhiều công ty sản xuất các kháng huyết thanh sử dụng cho y tế và nghiên cứu, ứng dụng phổ biến nhất của những dòng kháng huyết thanh là sử dụng như một sản phẩm kháng nọc độc được sử dụng để điều trị các trường hợp tiếp xúc với rắn độc hay các động vật có độc khác.

Sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương

Bên cạnh những thắc mắc về chức năng của huyết tương là gì, vai trò của huyết tương, thì có không ít người muốn tìm hiểu về sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương. Vậy nội dung sau đây của thapgiainhietliangchi.com sẽ giúp bạn biết được sự khác nhau giữa huyết tương và huyết thanh, dựa trên những yếu tố sau:

Huyết tương

Về đặc điểm: Huyết tương cùng với các tế bào máu (như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) sẽ tạo nên máu trong cơ thể con người. Huyết tương là một trong những thành phần vô cùng quan trọng của máu. Huyết tương chiếm tới khoảng 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể.

Sự khác biệt giữa huyết thanh và huyết tương
Sự khác biệt giữa huyết thanh và huyết tương

Về màu sắc: Huyết tương ở người khỏe mạnh sẽ là chất lỏng có màu vàng nhạt, vàng chanh và trong suốt. Huyết tương thay đổi thường xuyên tùy theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ như sau bữa ăn huyết tương sẽ có màu đục và trở nên trong lại, có màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ.

Về thành phần: Huyết tương chứa đến 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan khác như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ,…

Về Protein huyết tương: Huyết tương có chứa rất nhiều protein hòa tan và chiếm 7% thể tích, trong đó các loại protein quan trọng nhất như là:Albumin, Globulin, Fibrinogen.

Huyết thanh

Về đặc điểm: Huyết thanh bình thường sẽ có thành phần và biểu hiện tương đồng với huyết tương, chính là bao gồm cùng mức các nguyên tố vi lượng và nước. Sự khác biệt nhất ở đây là yếu tố đông máu Fibrinogen sẽ không có trong huyết thanh. Trong máu, huyết thanh là thành phần không phải dạng tế bào máu (tức là không chứa tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu), cũng như không phải chất đông máu. 

Nói cách khác huyết thanh chính là huyết tương không bao gồm tơ huyết. Huyết thanh bao gồm tất cả các protein mà không được sử dụng trong quá trình đông máu và tất cả các chất điện giải, nội tiết tố, kháng thể, kháng nguyên và bất kỳ chất ngoại sinh nào.

Về màu sắc: Một mẫu huyết thanh bất thường có thể sẽ có màu sữa, đục hay vàng đậm và nó chỉ ra các tình trạng bất thường của sức khỏe như là Cholesterol máu quá cao hay là tăng Billirubin máu.

Về thành phần: Thành phần của huyết thanh bao gồm các nguyên tố vi lượng và đa lượng như là: Clorua, Phosphor, Kali, Natri, Canxi, Magie, Enzyme, bilirubin, creatinine, axit uric, glucose,…

Cách để tạo ra huyết thanh chính là cho máu đông lại trong một khoảng thời gian nhất định, tiếp đến đun ống nghiệm bằng que thử, sau một thời gian sẽ loại bỏ được máu đã đông ra ngoài, sau đó ly tâm ống nghiệm đó. Sau khi làm xong các bước trên chúng ta sẽ thu được huyết thanh.

Bài viết trên là những thông tin về huyết tương, chức năng của huyết tương, mong rằng những nội dung bổ ích trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống hay học tập nghiên cứu. Hãy thường xuyên cập nhật các bài viết trên thapgiainhietliangchi.com để có thêm nhiều kiến thức thật thú vị nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *