Gỗ công nghiệp MFC là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong thiết kế và thi công nội thất. Nhờ những ưu điểm vượt trội của chúng trong nội thất gia đình mà đã trở thành chất liệu gỗ rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy gỗ MFC là gì, có tốt, có bền không? Hãy cũng thapgiainhietliangchi tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Gỗ MFC là gì?
Gỗ MFC là gì? MFC là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Melamine Faced Chipboard” được hiểu là ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine. Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp có nguyên liệu chủ yếu từ những loại gỗ trồng rừng có thời gian sinh trưởng ngắn như cao su, bạch đàn, keo…Các loại cây gỗ này được trồng ngắn ngày, không cần cây to.
Những loại gỗ công nghiệp này sau khi thu hoạch thường được đưa về nhà máy để băm nhỏ và tạo thành các dăm gỗ. Sau quá trình đó, người ta sẽ sử dụng các chất kết dính bằng keo để tạo đồ dày cho gỗ, dưới một áp suất lớn.
Để kết thúc công đoạn hoàn thiện hình thức cho gỗ, người ta sẽ phủ lên một lớp Melamine để bảo vệ cùng lớp sơn bóng, tỉ mỉ hơn, trên bề mặt gỗ MFC phủ Melamine có giả vân gỗ hay giả kim loại mang đến tính thẩm mỹ cao. Gỗ MFC hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp nham, gỗ phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ.
Bề mặt gỗ sau hoàn thiện có thể sử dụng lớp nhựa PVC tráng lên bề mặt bảo vệ chống ẩm và trầy xước cho gỗ.
Loại gỗ công nghiệp MFC ra đời được xem là bước cải tiến mới thay thế cho việc sử dụng những dòng gỗ tự nhiên quý đang ngày càng khan hiếm.
Đặc tính và cấu tạo của gỗ công nghiệp MFC
Cấu tạo của gỗ MFC
Gỗ MFC được cấu tạo từ hai bộ phận chính là cốt gỗ ván dăm và tấm phủ bề mặt Melamine.
- Cốt gỗ ván dăm:
Nguyên liệu chính để làm nên gỗ ván dăm (hay còn gọi là ván okal) là các loại gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su,… và phần gỗ thừa trong quá trình chế biến như bìa bắp, phoi bào, mùn cưa,….
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các loại thực vật khác mà trong thành phần cấu tạo có chứa Lignin và Cellulose. Ví dụ như bã mía, rơm rạ, thân cây bông, cây lanh hay cây gai dầu.
Thành phần nguyên liệu của ván dăm bao gồm khoảng 80% gỗ, 9 đến 10% là keo Urea Formaldehyde (keo UF), có 7 đến 10% nước và dưới 0,5% là các thành phần khác như Parafin, chất làm cứng,chất bảo vệ gỗ,.…
- Bề mặt trang trí Melamine của gỗ MFC
Melamine là 1 loại giấy trang trí thường được ép lên tấm vật liệu gỗ công nghiệp để ứng dụng vào sản xuất các đồ nội thất gỗ.
Về bản chất, đây là một loại giấy nền được tạo vân giả giống gỗ tự nhiên, tạo màu sắc để phù hợp với xu hướng, phong cách nội thất, đáp ứng nhu cầu về cả công năng lẫn tính thẩm mỹ cao cho các sản phẩm.
Đặc tính của gỗ công nghiệp MFC phủ Melamine
Bề mặt tấm gỗ MFC đa dạng về màu sắc, có thể là một màu trơn, màu giả vân gỗ hay màu giả kim loại tùy theo sở thích của bạn mà lựa chọn.
Gỗ MFC với khả năng chịu lực tốt cũng như chịu nhiệt cao.
Do được tạo nên từ các dăm gỗ cộng với lực ép vừa phải nên trọng lượng gỗ MFC cực nhẹ. Có thể ứng dụng trong những hạng mục vách trang trí dài mà không sợ bị cong vênh.
Khả năng chống ẩm kém nếu sử dụng cốt gỗ ván dăm thường. Còn nếu bạn lựa chọn cốt gỗ ván dăm lõi xanh có khả năng chống ẩm thì có thể sử dụng tốt trong môi trường có độ ẩm cao.
Phân loại gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC phủ Melamine rất phong phú về chủng loại, nhưng dựa trên đặc tính ta có thể chia gỗ MFC thành hai loại chính gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm.
Gỗ MFC phủ Melamine loại thường
Ưu điểm của loại gỗ này là sở hữu một bảng màu tương đối phong phú giúp đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong việc chọn các món đồ nội thất phù hợp với thiết kế không gian phòng ở.
Loại gỗ này sở hữu bảng màu lên đến 80 màu và thậm chí còn nhiều hơn thế với các màu chủ đạo như các màu đơn sắc, đẹp mắt hơn là những màu giả vân gỗ.
Đặc biệt một số hoạ tiết tinh xảo đến nỗi bạn nhầm tưởng là gỗ thật. Loại gỗ MFC thường có ưu điểm là đẹp mắt màu sắc phong phú nên được sử dụng phổ biến để làm các đồ nội thất như cửa gỗ công nghiệp MFC, tủ bếp gỗ MFC, giường ngủ hay bàn trang điểm gỗ MFC,…
Gỗ MFC phủ Melamine chống ẩm
Đây cũng là loại gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến, nhờ vào đặc tính chống ẩm thường được gọi là gỗ MFC lõi xanh. Khả năng chống ẩm của loại gỗ này xuất phát từ phần kết cấu gỗ được sở hữu các hạt hút ẩm giúp bề mặt gỗ luôn được khô thoáng, không bị mủn, phồng rộp và có khả năng chống chịu nước.
Ngoài ra màu sắc của gỗ MFC lõi xanh chống ẩm này vẫn đẹp và đa dạng tương tự như loại gỗ MFC thường.
Tuy nhiên loại gỗ này sẽ sở hữu trọng lượng nặng hơn so với tấm gỗ MFC thường. Phía bên trong loại gỗ này có lõi màu xanh chính vì vậy còn được gọi là gỗ MFC lõi xanh.
Gỗ MFC chống ẩm này có tính ứng dụng cao để phục vụ cho việc thiết kế, chế tạo nội thất ở những nơi có độ ẩm cao như vách ngăn vệ sinh, vách nhà vệ sinh, cửa toilet hay cửa tủ gỗ nhà bếp, tủ đựng đồ nhà bếp, bên cạnh đó gỗ công nghiệp này cũng được sử dụng để chế tạo loại tủ đựng hồ sơ để giúp bỏ quản tốt các tài liệu bên trong tránh hơi ẩm.
So sánh 2 loại gỗ MFC thường và MFC chống ẩm thì gỗ MFC chống ẩm có độ bền cao hơn bởi khả năng chống ẩm, có khả năng chịu nước tốt, không dễ bị mủn hay ảnh hưởng đến chất liệu bên trong trước tác động của môi trường.
Bên cạnh đó gỗ MFC lõi xanh cũng sở hữu độ cứng và trọng lượng lớn hơn so với gỗ MFC phủ Melamine thường giúp gia tăng độ bền và khả năng chống chịu lực.
Gỗ MFC phủ Melamine có bền không?
Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp được rất nhiều người tin dùng và được chế tạo làm các đồ nội thất như giường, tủ, kệ đựng, bàn trang điểm, bàn tại các trường học, bàn hội nghị, bàn ăn,… Nếu so sánh với các loại gỗ thịt cổ thụ và loại gỗ quý hiếm thì có độ bền không bằng. Tuy nhiên tuổi thọ sử dụng của loại gỗ MFC thường kéo dài trong khoảng từ 5 đến 10 năm nếu biết bảo quản, cùng với giá thành rẻ thì đây là một nguyên liệu bạn nên cân nhắc lựa chọn.
Ưu điểm của gỗ công nghiệp MFC phủ Melamine
Đây là loại gỗ có tính năng chống cong vênh, mối mọt và chống bong tróc tương đối tốt, đây cũng được xem là yếu tố cần thiết để giúp gia tăng độ bền trong sử dụng gỗ MFC phủ Melamine.
Có khả năng chống ẩm tương đối tốt, điều mà nhiều người vẫn thường cho rằng là ở các loại gỗ công nghiệp không làm được. Cũng nhờ ưu điểm này mà gỗ MFC đặc biệt gỗ MFC lõi xanh được xem là vật liệu phù hợp sử dụng ở nơi có nhiệt độ nóng ẩm đặc trưng như đất nước ta.
Gỗ MFC có khả năng cách âm tốt với trọng lượng và độ dày tương đối nên thích hợp làm vách ngăn cho phòng ở hay làm các cửa ra vào, cửa sổ. Đi kèm với khả năng cách âm là khả năng cách nhiệt rất tốt.
Mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn với bảng màu phong phú khác nhau, ngoài các màu trơn cơ bản còn có cả các loại màu giả vân gỗ và kim loại tương đối tinh xảo, màu bền đẹp theo năm tháng.
Dễ dàng vệ sinh sạch sẽ nhờ bề mặt phẳng, mịn được tráng lớp Melamine. Đồng thời giúp bề mặt hạn chế trầy xước, va đập. Ván gỗ được ép dưới áp lực nên cốt ván có khả năng bám vít cao, thi công nhanh gọn,
Giá gỗ MFC khá rẻ và có tính ứng dụng tương đối cao trong công nghiệp nội thất cũng như đồ nội thất sử dụng đời sống hàng ngày. Mức giá để sở hữu đồ nội thất MFC rẻ hơn so với gỗ công nghiệp MDF. Được xem là sự lựa chọn tối ưu cho những ai muốn lựa chọn vật liệu gỗ nội thất có giá thành rẻ nhưng vẫn tích hợp được nhiều ưu điểm cần thiết như bên trên.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp MFC phủ Melamine
Mặc dù sở hữu ưu điểm là có khả năng chống ẩm nhưng khả năng chịu nước của gỗ MFC lại tương đối thấp. Đặc biệt chúng sẽ dễ bị bung, tách và hở ván nếu như phải tiếp xúc lâu ngày với mặt nước.
Xét phần bề mặt của loại gỗ này có nhiều đánh giá là không chân thật và chuẩn xác bằng các loại gỗ tự nhiên, kiểu dáng có phần hoàn hảo, hoa mỹ hơn.
Xem thêm: Gỗ MDF là gì? Gỗ MDF có bền không? Đặc điểm và phân loại
Bên cạnh đó tồn tại sự hạn chế nhất định về độ dày cũng như khả năng chịu mài mòn không được cao. Cũng bởi những nhược điểm đặc trưng này mà loại gỗ công nghiệp này có độ bền kém hơn so với những loại gỗ tự nhiên như gỗ lim. gỗ hương hay gỗ gõ đỏ…
Tuy nhiên những hạn chế trên là điều không thể tránh khỏi với một loại gỗ công nghiệp, sản xuất hàng loạt, nguyên liệu gỗ được trồng và thu hoạch trong thời gian ngắn.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được gỗ MFC là gì? Ưu nhược điểm của loại gỗ này. Hi vọng những gì bài viết trên đây cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về một dòng gỗ công nghiệp đang rất được ưa chuộng, đồng thời giải đáp được phần nào thắc mắc gỗ MFC có bền không?