Corticoid là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị da nhiễm corticoid

Corticoid là thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. Hiện corticoid bị lạm dụng nhiều trong mỹ phẩm “làm trắng da”, giúp mang lại hiệu quả làm trắng nhưng nhưng để lại nhiều hậu quả khôn lường. Để hiểu rõ hơn corticoid là gì, cũng như dấu hiệu nhận biết và điều trị da bị nhiễm corticoid sẽ được chúng tôi thông tin đầy đủ, chi tiết ngay sau đây!

Corticoid là gì?

Corticoid (corticosteroid) là loại thuốc làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể Corticoid có khả năng làm giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ, phản ứng dị ứng, cho nên được bác sĩ kê đơn để điều trị các vấn đề như: hen suyễn, viêm khớp, lupus, dị ứng,… 

Corticoid là gì?
Corticoid là gì?

Corticoid có tác dụng gì? Corticoid tương tự như với cortisol, dạng hormon được sản xuất tự nhiên bởi tuyến thượng thận của cơ thể. Cơ thể cần phải có cortisol để trở nên khỏe mạnh. Cortisol còn có vai trò quan trọng trong cơ thể như chuyển hóa, đáp ứng miễn dịch và căng thẳng (stress).

Sau đây là tên các loại thuốc có chứa corticoid gồm: Kem bôi da, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai, dụng cụ hít tác động trên phổi.

Corticoid hiện có các dạng như:

  • Dạng viên uống
  • Siro
  • Dạng tiêm
  • Dạng hít qua miệng
  • Dạng xịt mũi
  • Dạng dung dịch được dùng với máy khí dung
  • Dạng gel, kem, thuốc mỡ,… để bôi ngoài da, nhỏ mắt, tai,…

Tác dụng phụ của corticoid

Việc sử dụng corticoid trong thời gian ngắn (1 – 2 tuần) thường không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ như: kích ứng dạ dày, khó ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc sẽ thường gặp nếu như bạn dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng đợt ngắn nhưng lặp lại nhiều lần. liều càng cao thì khả năng gặp tác dụng phụ càng lớn. Liều dùng cụ thể sẽ tuỳ vào từng tình trạng bệnh cụ thể.

Trong đó, một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc kéo dài phải kể đến như:

  • Loãng xương
  • Tăng khả năng bị nhiễm trùng
  • Tăng đường huyết
  • Tăng huyết áp
  • Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng
  • Tăng nhãn áp, đọc thuỷ tinh thể
  • Vết thương lâu lành
  • Da mỏng, dễ bị bầm tím
  • Trẻ em chậm lớn.
Các tác dụng phụ của Corticoid
Các tác dụng phụ của Corticoid

Nếu dùng corticoid dài sẽ tăng nguy cơ teo tuyến thượng thận, vì quen với việc có thuốc trong cơ thể nên chúng sẽ ngừng hoạt động, không còn duy trì chức năng bài tiết hormon như bình thường.

Dấu hiệu da nhiễm corticoid

Da nhiễm corticoid là tình trạng tổn thương da do sử dụng sản phẩm chứa Corticoid với nồng độ cao trong khoảng thời gian dài. 

Tác hại của corticoid trên da sẽ tuỳ từng mức độ, cơ địa của từng người. Ở cấp độ nhẹ tổn thương da thường không đáng kể, có thể phục hồi nếu như được chăm sóc đúng cách. 

Nhưng khi chuyển đến giai đoạn nặng thì tế bào và cấu trúc da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi. Bên cạnh việc làm tổn thương đến da mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân do thấm qua da vào máu

Theo đó, các dấu hiệu da nhiễm corticoid sẽ như sau:

  • Cấp độ 1: Đây là mức độ nhẹ khi chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, nồng độ thấp. Bề mặt da khô bong tróc, hơi sần sùi, ngứa râm ran ở vùng bôi.
  • Cấp độ 2: Viêm da cấp tính, đây là lúc da bắt đầu bị nhiễm độc, bị nổi những bong bóng nước như bị bỏng khiến cho vùng tổn thương bị lan rộng khắp mặt.
  • Cấp độ 3: Giãn mạch máu, tổn thương tấn công đến hệ mao mạch dưới da. Bạn sẽ thấy da luôn đỏ rực, cảm thấy nóng ran, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Tác hại của corticoid trên da
Tác hại của corticoid trên da
  • Cấp độ 4: Viêm da tăng tiết nhờn, dẫn tới tình trạng nổi mụn ồ ạt: da bóng nhầy, đi kèm với đó là mụn bị sưng to, có những vết viêm nhiễm lớn trên mặt, da nóng đỏ và rát.
  • Cấp độ 5: Viêm da kích thích, da có độc cao, da đỏ, kèm theo đó là cảm giác bỏng rát, đau nhức ngay cả khi không chạm vào. Mụn nước kèm theo dịch vàng cùng với đó là dấu hiệu bị nhiễm trùng và hoại tử.

Hướng dẫn điều trị da nhiễm corticoid

Ngưng sử dụng corticoid

Đây là việc đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện, không nên sử dụng sản phẩm chứa Corticoid, bạn nên lưu ý giản từ từ, không giảm đột ngột cho tới khi dừng hẳn. 

Bởi vì việc dừng đột ngột sẽ khiến cho làn da của bạn phản ứng, gây ra tình trạng da bị nổi mụn nước li ti chi chít, ngứa ngáy, ửng đỏ. Vì thế, bạn nên thực hiện giảm từ từ. 

Cùng với đó bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng da để chăm sóc da khỏe, giúp việc cai nghiện dễ dàng hơn (không dùng sản phẩm dưỡng da nếu nhiễm corticoid ở cấp độ nặng)

Chăm sóc da mỗi ngày

Khi bị nhiễm corticoid thì làn da yếu và mong manh, vì thế bạn cần chú ý chăm sóc và dưỡng da đúng cách như sau:

  • Làm sạch da bằng nước muối sinh lý để rửa mặt hàng ngày, không nên dùng mỹ phẩm để tránh tình trạng da bị nổi mụn. Dùng khăn bông mềm hoặc bông thấm nước muối để lau nhẹ nhàng lên da, không chà xát làm da bị tổn thương.
Làm thế nào để điều trị da bị nhiễm corticoid 
Làm thế nào để điều trị da bị nhiễm corticoid
  • Dùng kem dưỡng da chất lượng thay dần cho kem chứa corticoid với da nhiễm độc thể nhẹ. Ưu tiên dòng kem từ thiên nhiên, lành tính, có chứa nhiều vitamin để dưỡng cho da khỏe.
  • Riêng trường hợp da bị nhiễm độc nặng cần tuyệt đối không dùng bất kỳ sản phẩm dưỡng da nào. Cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau xanh, trái cây có màu, vitamin C, vitamin A,.. tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, cay hay các chất kích thích như cafein, bia, rượu,..
  • Vì da yếu nên không thể dùng được kem chống nắng, vì thế bạn cần bảo vệ da khỏi khói bụi, che chắn da cẩn thận.
  • Với trường hợp bị nhiễm Corticoid nặng, bạn cần thăm khám ở bác sĩ da liễu có chuyên môn, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết trên đây mà thapgiainhietliangchi.com mang tới hy vọng đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi corticoid là gì, cũng như những làm thế nào để nhận biết và điều trị tình trạng da bị nhiễm corticoid hiệu quả nhất. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *