Sâm Bòng Bong hay Cây Sâm Rết tuy mọc hoang dại ở nhiều nơi, nhưng lại là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng chữa bệnh, không chỉ được áp dụng ở nước ta mà còn với nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines,… Hãy cùng thapgiainhietliangchi tìm hiểu về loại dược liệu này qua bài viết sau.
Cây sâm Chân Rết (sâm bòng bong) là cây gì?
Tên gọi khác của cây sâm Bòng Bong là Quản trọng, Sâm Chân Rết , guột sâm. Sâm Bòng Bong với tên gọi khoa học là Helminthostachys zeylanica (L.) Hook. Cây sâm Bòng Bong thuộc họ Lưỡi rắn – Ophioglossaceae.
Đặc điểm hình dáng cây Sâm Rết
Đây là loại thảo mộc, thân gỗ mọc đứng, cao khoảng 30 đến 50cm, với những rễ to, thân dễ nằm ngang, với nhiều rễ phụ và nạc trông như chân Rết .
Cuống lá dài từ 20 đến khoảng 30cm, dày, có màu lục hoặc màu cánh gián. lá chẻ thành nhiều thùy hình mác, đầu lá tù hay nhọn, có dạng hình bàn tay, hơi giống lá cây Bòng Bong, mép là có thể có khía hình răng, lượn sóng, hay nguyên vẹn.
Phần sinh sản là bông dài 10-15cm, rộng 0,5-1cm, ngoằn ngoèo, mọc ở đầu một cái cuống từ gốc của phần không sinh sản. Túi bào tử xếp dày đặc quanh trục bôn, bào tử dạng hình tròn, không màu hoặc có màu hơi vàng nhạt.
Bộ phận dùng được duy nhất của cây Sâm Rết là thân rễ và có thể thu hái quanh năm, nhưng thời gian thu hoạch tốt nhất là vào cuối thu và mùa đông, rửa sạch, giữ nguyên trạng phần rễ hoặc cắt bớt rễ phụ đem phơi khô.
Thân rễ chứa các chất stigmasterol, fucosterol, dulcitol. Dược liệu có vị ngọt nhưng hơi đắng, tính mát.
Xem thêm: Cây rau dớn có tác dụng gì? cây rau dớn có phải là cây dương xỉ không?
Cây sâm Rết ưa bóng râm, thường mọc hoang rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta (như Lạng Sơn, Cao Bằng,Yên Bái, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ), vùng núi miền Trung ( các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi), một số khu vực ở Tây Nguyên. Thường sinh trưởng trên đất nương rẫy bỏ hoang, dưới các tán cây chân đồi. Bên cạnh đó phân bố các khu vực Nam Trung Quốc, các nước Châu Á nhiệt đới.
Tác dụng của cây sâm Bòng Bong
Sâm Chân Rết vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, mát phổi, tiêu đờm ứ, chỉ thống, giải độc. Loại thảo dược này được áp dụng chữa bệnh ở rất nhiều nơi trên thế giới:
- Ở Inđônêxia, cũng như ở Malaysia, Philippines, người ta dùng những chồi non của sâm Bòng Bong để ăn sống hay nấu chín thay rau ăn hàng ngày, các chồi non có nhiều photpho và sắt.
- Thân rễ được dùng trị ho có nhiều đờm, bệnh hen suyễn và ho lao. Liều dùng khoảng 12-20g rễ khô sắc uống. Có thể dùng ngoài, giã thân rễ tươi đắp vết thương và vết rắn độc cắn, đồng thời sắc nước uống cùng.
- Ở Malaysia, dược liệu này được xem như đồ bổ và giúp hạ nhiệt, ngừa ho.
- Ở Java sâm Chân Rết dùng để trị lỵ, xuất huyết và giai đoạn đầu của bệnh lao phổi.
- Ở Ấn Ðộ lại xem thảo dược này như vị thuốc giúp nhuận tràng, chống độc và giảm đau. Dùng trị bệnh đau dây thần kinh tọa rất hiệu quả.
Tác dụng của cây sâm Rết áp dụng vào chữa trị một số bệnh sau:
- Chữa ho kéo dài
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, khi ăn trầu không, người ta thường cho thêm ít rễ sâm Bòng Bong để chống ho.
- Chữa mụn nhọt, lở ngứa do nóng trong
Lấy thân rễ cây sâm Rết phơi khô khoảng 6-12g, thái nhỏ sắc với 200ml nước đến khi còn 50ml, uống trong ngày. Nước sắc này giúp thanh nhiệt chữa mụn nhọt, lở ngứa hiệu quả.
- Bồi bổ cơ thể bị suy nhược, gầy yếu
Đồng bào dân tộc Mông hay Dao Đỏ thường dùng thân rễ sâm Bòng Bong tươi, thái nhỏ, hầm chung với gà để ăn giúp bồi dưỡng cơ thể suy nhược, gầy yếu, nhất là cho phụ nữ sau sinh hoặc những người mới ốm dậy.
- Chữa các bệnh xương khớp, đau lưng, nhức mỏi gân cốt
Người dân tộc Tày và Mường thường lấy thân rễ sâm Bòng Bong phơi khô khoảng 100 – 150g, thái mỏng, ngâm với một lít rượu nếp 35 – 40 độ trong 15-20 ngày có thể sử dụng được, nhưng càng lâu càng tốt.
Ngày uống 2 lần mỗi lần khoảng 30ml để chữa đau lưng, nhức mỏi gân xương.
- Chữa rắn cắn, vết côn trùng đốt
Bằng cách lấy thân rễ sâm Bòng Bong giã nát, đắp chữa rắn, rết cắn và các loại côn trùng đốt.
Tuy nhiên khi dùng bất kỳ dược liệu gì, cũng cần xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng, để tránh nhầm lẫn với các loại dược liệu khác, không đem lại hiệu quả chữa bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe. Nên dùng đúng theo định lượng được chỉ định không nên lạm dụng quá mức sâm Chân Rết nói riêng, các vị thuốc khác nói chung.
Bài viết là thông tin về cây Sâm Chân Rết (Sâm Bòng Bong) một loại thảo dược dễ kiếm, dễ tìm ở khu vực đồi núi, nhưng lại có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên loại dược liệu này cũng ngày càng một khan hiếm do hiện tượng đốt nương làm rẫy, diện tích rừng ngày một thu hẹp.