Card đồ họa là gì? VGA là gì? Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động

Card đồ họa là gì? Tại sao máy tính muốn thực hiện các công việc liên quan tới thiết kế hoặc để chơi game thì phải cần tới card đồ họa? Để trả lời cho các vấn đề trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây. 

Card đồ hoạ là gì? VGA là gì?

Card đồ họa hay còn được gọi là card màn hình có tên đầy đủ là Video Graphics Card (VGA). Bộ phận này có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính như độ phân giải, màu sắc, độ tương phản và chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình,… Do vậy, máy tính nào cũng đều phải có card màn hình để xử lý hình ảnh cũng như độ phân giải. 

card đồ họa là gì
Card màn hình là gì?

Và bộ phận đóng vai trò quan trọng quyết định đến sức mạnh của VGA chính là GPU (Graphic Processing Unit). Đây là bộ não của VGA, nó xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hình ảnh.

Tùy vào nhu cầu công việc mà bạn lựa chọn VGA mạnh hoặc yếu, đắt hoặc rẻ. Ví dụ, nếu bạn làm đồ họa 3D thì cần trang bị máy có VGA mạnh để dựng hình ảnh, còn nếu chỉ làm việc bình thường thì nên sử dụng máy có VGA vừa đủ để mở file.  

Các loại card đồ hoạ

Card đồ họa rời là gì?

card rời cho máy tính
Card đồ họa rời cho máy tính

Với những người làm video, đồ họa, phim ảnh chuyên nghiệp thì mua máy có VGA rời là điều tất yếu. Những file đồ họa làm việc nặng nếu như không có VGA rời thì sẽ ko xử lý mượt để làm việc được.

Card đồ họa rời được thiết kế riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập. Nó chuyên về xử lý đồ họa, hình ảnh. 

Card rời được trang bị một bộ tản nhiệt riêng, một GPU xử lý riêng, giúp cho máy tính hoặc laptop mạnh mẽ hơn trong việc xử lý đồ họa. Do vậy, nếu bạn muốn chọn card đồ họa chơi game, làm thiết kế, phim ảnh thì nên chọn những chiếc laptop có card rời để có thể trải nghiệm đồ họa tốt nhất và không bị giật, lag. 

Tuy nhiên, do có sức mạnh vượt trội nên giá thành của card rời hiện nay khá cao từ 1 triệu cho đến vài triệu đồng. Nếu muốn tiết kiệm chi phí bạn có thể mua card đồ họa cũ. 

Nguyên lý hoạt động của card rời như sau: Card lấy thông tin từ CPU, phân tích và chuyển dữ liệu dưới dạng bit thành tín hiệu đồ họa sau đó hiển thị tới mắt người dùng thông qua màn hình. 

Ưu điểm

  • Card đồ họa rời cho laptop sử dụng một khe cắm riêng và độc lập với máy chủ. 
  • Sử dụng GPU và bộ nhớ riêng mà không cần dùng đến RAM của máy tính nên không làm ảnh hưởng đến hệ thống chung của máy tính.
  • Hỗ trợ, xử lý các ứng dụng, các phần mềm nặng hoặc game yêu cầu xử lý đồ hoạ cao rất tốt.

Nhược điểm

  • Chi phí đắt hơn so với các loại khác.
  • Hệ thống tản nhiệt của card đồ họa rời thường không tốt có dễ bị nóng máy hơn. 

Card đồ họa onboard là gì?

Loại card này được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (mainboard) của máy tính, cụ thể hơn là được nhà sản xuất tích hợp sẵn vào CPU (bộ xử lý trung tâm, bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính). Card màn hình laptop tích hợp hoạt động nhờ vào sức mạnh của RAM (bộ nhớ tạm) và CPU để hỗ trợ xử lý hình ảnh. 

Card màn hình laptop tích hợp hoạt động nhờ vào sức mạnh của RAM
Card đồ họa tích hợp là gì?

Chính vì được tích hợp sẵn nên giảm chi phí đáng kể mà vẫn đảm bảo việc xử lý hình ảnh hiển thị. 

Ưu điểm 

  • Hạn chế lỗi trong quá trình bạn sử dụng bởi được thiết kế tối ưu cho Mainboard dựa vào Chipset.
  • Rất hiếm khi bị xung đột về phần cứng.

Nhược điểm 

  • Do sử dụng chung với RAM chung với máy tính nên tổn hao tài nguyên có sẵn hơn. RAM cũng dễ bị nóng nếu hoạt động quá tải; tình trạng này liên tục có thể khiến máy có thể bị đơ, bị treo.
  • Card Onboard không thể chạy các phần mềm nặng hoặc các yêu cầu độ xử lý đồ hoạ cao,… 

So sánh 2 loại card đồ họa

Vậy giữa card đồ họa rời và tích hợp thì nên chọn loại nào, chúng khác nhau như thế nào? Để hiểu rõ hơn mời bạn theo dõi bảng sau đây của chúng tôi. 

– Điểm giống nhau của Card Onboard và Card rời: Đều có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính, quyết định đến sức mạnh xử lý đồ họa và độ hiển thị của máy tính đến mắt người dùng. Cả hai đều dễ nóng nếu phải hoạt động trong thời gian dài.

– Điểm khác nhau:

Card Onboard Card rời 

Sử dụng chung với RAM.
Sử dụng khe cắm riêng, độc lập.
Hao tổn nhiều tài nguyên có sẵn. Không làm hao tổn tài nguyên sẵn có của máy tính.
Không chạy được các phần mềm quá nặng Chạy các phần mềm nặng rất mượt.
Chi phí thấp. Chi phí cao


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất card đồ họa, nổi bật đó là  card đồ họa Nvidia, card đồ họa Intel và ADM. Đây đều là những hãng sản xuất có danh tiếng và các sản phẩm của họ đều có khả năng làm việc vượt trội. 

Nguyên lý hoạt động của card đồ họa

Công việc của card đồ họa laptop khá là phức tạp, nhưng nguyên lý hoạt động của nó lại rất đơn giản và rất dễ hiểu.

Nguyên lý làm việc của card
Card đồ họa có nguyên lý làm việc đơn giản

Hình ảnh mà chúng ta có thể thấy được trên màn hình máy tính được tạo thành bởi rất nhiều điểm ảnh, nó gọi là pixel. Và hiện nay, trong hầu hết các thiết lập độ phân giải thì màn hình thường hiển thị hơn 1 triệu điểm ảnh. Máy tính sẽ tiếp nhận thông tin và quyết định cần phải làm gì theo thứ tự với từng điểm ảnh để tạo ra một hình ảnh chính xác. Để có thể làm được điều này, nó phải sử dụng bộ chuyển đổi, lấy các dữ liệu nhị phân từ CPU về và chuyển chúng thành hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính.

Sau khi CPU nhận được yêu cầu xem một hình ảnh từ người sử dụng, nó sẽ chuyển yêu cầu này tới card màn hình. Tại đây card đồ họa cho laptop sẽ quyết định sẽ dùng những pixel nào hiển thị hình ảnh. Rồi nó sẽ gửi những thông tin để màn hình hiển thị hình ảnh thông qua dây cáp.

Còn nếu quá trình tạo ra hình ảnh không phải là dữ liệu nhị phân thì sẽ đòi hỏi quá trình xử lý phức tạp hơn rất nhiều. Ví dụ, để có thể vẽ ra một hình ảnh 3D thì card đồ họa laptop Asus phải tạo ra một khung điện từ, sau đó quét hình ảnh rồi thêm vào đó màu, ánh sáng. Đặc biệt là những trò chơi có nhiều hình ảnh 3D, máy tính sẽ phải lặp lại quá trình này khoảng 60 lần mỗi giây. Trong trường hợp không có card đồ họa hỗ trợ thì CPU sẽ không thể xử lý kịp. Điều này sẽ khiến hình ảnh bị giật, vỡ hình, máy bị lag, đơ.  

Nhiệm vụ quan trọng của card màn hình

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã rõ card đồ họa có tác dụng gì. 

Thông qua kết nối màn hình, card đồ họa có chức năng xử lí thông tin về hình ảnh như: độ tương phản, độ phân giải, màu sắc, chất lượng hình ảnh,… Từ đó người dùng có thể thao tác, làm việc trên máy tính một cách dễ dàng. 

card đồ họa cho laptop
Card màn hình có nhiệm vụ chính là xử lý các thông tin về hình ảnh

Ngoài ra, nói về công dụng của card màn hình thì phải nhấn mạnh đến GPU.  Đây chính là bộ phận quan trọng nhất của card màn hình. GPU càng tốt, càng khỏe thì tốc độ xử lý hình ảnh càng dễ dàng và mượt mà. Đặc biệt, với các game thủ, các nhà thiết kế, làm phim thì có card đồ họa tốt là điều rất quan trọng. Chính vì vậy, họ luôn tìm kiếm những loại card đồ họa mạnh nhất hiện nay để về trang bị cho máy tính của mình. 

Vậy loại card đồ họa nào tốt nhất cho laptop hiện nay. Hiện nay Nvidia GTX 980M, Nvidia GTX 960M, AMD Radeon R9 M275, Nvidia GTX 860M,… chính là những loại card tốt nhất. 

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về card đồ họa. Hy vọng rằng, qua đây bạn đọc đã hiểu rõ card đồ họa là gì cũng như các loại card đồ họa laptop nào tốt nhất hiện nay. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *