Hướng dẫn 5 bước vệ sinh tháp giải nhiệt cho người sử dụng

Vệ sinh tháp giải nhiệt là một trong những việc quan trọng đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và độ bền cho thiết bị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh tháp đúng cách. Thế nên, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh tháp tản nhiệt đơn giản chỉ với 5 bước.

Tại sao cần vệ sinh tháp giải nhiệt?

Các sản phẩm tháp làm mát nước hiện nay đa số là tháp giải nhiệt hở. Chúng hoạt động dựa trên quá trình trích nhiệt từ không khí và thải ra môi trường bên ngoài. Do đó, nước trong tháp có thể tiếp xúc với không khí bên ngoài. Bên cạnh đó, nước sử dụng cho hệ thống này thường không được xử lý làm mềm nước nên thường có kết tủa CaCO3, MgCO3,… Những cặn bẩn này có tính chất như đá vôi, thường bám vào đường ống, tấm đệm và khung tháp. Chúng làm giảm diện tích bề mặt làm việc, giảm độ dẫn nhiệt và khiến tháp hoạt động kém hiệu quả. 

vệ sinh thường xuyên tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt được vệ sinh thường xuyên sẽ đảm bảo hiệu quả làm việc 

Ngoài ra, các vi sinh vật cũng có thể xâm nhập vào hệ thống tản nhiệt nước trong quá trình bổ sung không khí và nước vào tháp. Các loại vi sinh vật khi vào bên trong tháp sẽ phát triển nhanh chóng gây ra tình trạng tháp bị ăn mòn cục bộ, đường ống dẫn nước bị rò rỉ. Không chỉ vậy, chúng còn khiến nước làm mát có mùi hôi gây ảnh hưởng đến mọi người. 

Chính vì thế, việc vệ sinh tẩy rửa cáu cặn tháp giải hạ nhiệt là việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi tiến hành vệ sinh người dùng cần phải có kế hoạch cụ thể và hiểu rõ quy trình để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.  

5 bước vệ sinh tháp giải nhiệt

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để tẩy rửa tháp tản nhiệt, nhưng phương pháp hay được sử dụng nhất là sử dụng hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt. 

tẩy rửa vệ sinh tháp giải nhiệt

Tẩy rửa tháp hạ nhiệt bằng hóa chất chuyên dụng 

Hóa chất sẽ phản ứng với các vi sinh vật, các loại cáu cặn trong nước, làm chúng kết lắng và tạo điều kiện cho người sử dụng loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn khi xả đáy. Nhờ đó, tháp sẽ không bị bám rong rêu, cáu cặn cho khả năng làm việc ổn định và đảm bảo độ bền cho thiết bị.

Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Tắt máy bơm rồi mới tiến hành tẩy rửa tháp tản nhiệt. 

Bước 2: Giữ lại một lượng nước vừa đủ bên trong tháp để hòa tan hóa chất tẩy rửa. Để đảm bảo hiệu quả vệ sinh cũng như đảm bảo hạn chế tình trạng hóa chất ăn mòn các phụ kiện, người dùng nên sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng. Sau khi đổ hóa chất, người dùng mở các van cần thiết và cho hóa chất chạy tuần hoàn trong tháp để tẩy sạch các cáu cặn cũng như rong rêu. 

Bước 3: Sau khi để hóa chất chạy tuần hoàn một thời gian nhất định, người dùng tiến hành xả đáy. Tuy nhiên, trước khi xả bạn cần sử dụng quỳ tím để thử độ pH đảm bảo trung tính để hóa chất không gây hại tới môi trường xung quanh. 

Bước 4: Tháo các ống phân phối nước để vệ sinh và loại bỏ chất bẩn rồi lắp lại như cũ.

Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống điện và chạy thử máy sau khi vệ sinh. Đảm bảo thiết bị không gặp phải sự cố gì sau khi vệ sinh.

Với 5 bước vệ sinh tháp giải nhiệt bên trên, hy vọng người dùng có thể tự mình tẩy rửa tháp, đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt, ổn định và bền bỉ theo thời gian. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc cần tìm hiểu thêm về các loại tháp tản nhiệt nổi tiếng trên thị trường hiện nay thì hãy để lại comment ngay dưới bài viết này nhé!

Xem thêm: Ứng dụng của tháp giải nhiệt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *