Lắp đặt tháp giải nhiệt là một trong những bước quan trọng để đảm bảo cho thiết bị vận hành ổn định và hiệu quả giải nhiệt cao. Mặc dù bạn là kỹ thuật viên chuyên nghiệp nhưng không phải lúc nào bạn cũng nắm chắc được thông tin về quy trình cũng như những lưu ý cần thiết khi lắp đặt tháp làm mát. Vậy thì hãy theo dõi và lưu lại những thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi chắc chắn giúp ích với bạn.
Tháp giải nhiệt- giải pháp làm mát trong xưởng sản xuất công nghiệp hiện nay
Tháp giải nhiệt nước là thiết bị được sử dụng để chuyển đổi năng lượng nhiệt dư thừa của nước ra ngoài khí quyển. Cơ chế hoạt động của thiết bị có thể dựa vào sự trao đổi nhiệt với không khí để giảm nhiệt độ hay quá trình bay hơi của nước vào không khí để loại bỏ nhiệt nóng. Với hiệu suất giải nhiệt cao nên cooling tower là giải pháp làm mát hiệu quả mà các doanh nghiệp nên đầu tư cho xưởng sản xuất công nghiệp của mình
Cấu tạo về tháp giải nhiệt công nghiệp
Để thuận tiện trong quá trình lắp đặt tháp giải nhiệt, người dùng cần phân biệt và nắm được các bộ phận cấu thành nên sản phẩm. Tháp làm mát được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, gồm các linh-phụ kiện chính sau:
– Thiết bị chống ồn: Đây là thiết bị giảm âm, được sử dụng để làm giảm âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt trong tháp vận hành.
– Hệ thống phân nước: Bộ phận này được thiết kế đặc biệt theo dạng đầu phun áp thấp với lỗ ống phun lớn nên không bị ứ đọng nước giúp cho quá trình phân nước lên tấm giải nhiệt đều hơn.
-Tấm giải nhiệt: Được làm từ PVC chắc chắn, thiết kế dạng sóng nước, thực hiện công việc phân chia nước, hạ nhiệt cho nguồn nước nóng đem lại hiệu quả giải nhiệt cao.
– Tấm tản nước: Sử dụng vật liệu PVC thực hiện chức năng cản lực gió và hạn chế tình trạng thất thoát nước và giúp người dùng giảm bớt số lần thêm nước cho tháp.
– Hệ thống động cơ: Động cơ tháp giải nhiệt có khả năng chống thấm nước nhờ kết cấu gọn gàng. Động cơ hoạt động dựa trên sự chuyển động của bánh răng nên có chỉ số an toàn cao giúp người dùng thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng dễ dàng.
– Đế bồn: Là nơi chứa nước nên rất dễ bị cặn bẩn, rong tảo phát triển ảnh hưởng đến quá trình làm việc vận hành nên người dùng cần chú ý vệ sinh phụ kiện này thường xuyên hoặc xử lý nguồn nước đầu vào.
Một số phụ kiện tháp giải nhiệt
– Cánh quạt: Được làm bằng hợp kim nhôm cao cấp, hệ thống cánh và mâm quạt được lắp đặt cân bằng với nhau. Khi hoạt động, động cơ quạt sẽ hút gió theo ống thoát gió tạo thành hướng gió theo chiều thuận giúp cho việc điều chỉnh lượng gió phù hợp với nhu cầu sử dụng hơn. Bên cạnh đó, giúp tháp làm việc ổn định, ít tiếng ồn hơn
– Vỏ tháp giải nhiệt: Vỏ tháp làm mát được làm từ sợi thủy tinh nên có khả năng chống ăn mòn, chống thấm nước cao nên có tuổi thọ dài lâu. Thanh sắt cố định được phủ một lớp xi mạ tráng kẽm giúp tiết kiệm được khoản chi phí bảo trì thường xuyên.
Cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước đơn giản
Sau khi tìm hiểu về các bộ phận tháp cũng như tìm hiểu về hướng dẫn lắp đặt tháp giải nhiệt trong cuốn hướng dẫn sử dụng là bạn có thể bắt tay vào công việc lắp đặt tháp tản nhiệt. Bạn nên thực hiện theo 6 bước dưới đây của chúng tôi, chắc chắn sẽ giúp thời gian lắp đặt tháp được rút ngắn đáng kể và đem lại hiệu quả cao.
Bước 1: Người dùng cần chuẩn bị đầy đủ các linh kiện tháp giải nhiệt như đế bồn, vỏ bồn, đầu phun, motor, cánh quạt,…và các dụng cụ lắp đặt.
Bước 2: Thực hiện lắp đế bồn. Với những model tháp làm mát kích thước lớn trước khi lắp đặt bạn cần sử dụng keo để ghép các mảnh đế bồn với nhau. Còn với các tháp nhỏ hơn thì không cần dán chúng lại với nhau bởi đơn vị sản xuất đã tạo chúng thành 1 khối hoàn chỉnh.
Cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước hiệu quả
Bước 3: Tiếp đến, bạn thực hiện công việc lắp hệ thống thanh đỡ cho tấm tản nhiệt.
Bước 4: Lắp tấm giải nhiệt nước và màng PVC lên tháp.
Bước 5: Sau đó, bạn lắp phần vỏ đế bồn cho tháp giải nhiệt. Với tháp giải nhiệt công nghiệp Tashin, Liang chi cỡ nhỏ thì bạn chỉ cần lắp vỏ bồn bên ngoài rồi đặt chúng lên, còn model có kích thước lớn thì bạn nên ghép từng mảnh vỏ bồn với nhau rồi bắt vít chúng với đáy và các thanh ngang motor để tạo sự chắc chắn.
Bước 6: Cuối cùng, bạn cần phải lắp lưới chắn nước để nước không bị văng ra ngoài trong khi làm việc.
Một số lưu ý khi lắp đặt tháp giải nhiệt
Khi lắp đặt tháp giải nhiệt công nghiệp, người dùng cần lưu ý một số yếu tố dưới đây:
– Lựa chọn vị trí lắp đặt có rộng rãi, thông thoáng để hạn chế được hiện tượng vọng âm
– Khoảng cách từ vách ngăn của thấp đến tường bao quanh cần phải lớn hơn chiều cao của tháp
– Nếu như bạn đặt 3 tháp thành hình tam giác thì khoảng cách giữa 2 tháp cần phải lớn hơn 1/2 đường kính của tháp tản nhiệt
-Tháp giải nhiệt cooling tower phải đặt cân bằng, không được đặt nghiêng để tránh trường hợp phân tán nước không đều trên bề mặt tấm tản nhiệt
– Người dùng nên lắp đặt thêm thiết bị chống ồn dưới chân đế để giảm hiện tượng chấn động đồng loạt của hệ thống làm mát.
Khoảng cách giữa 2 tháp liền nhau phải lớn hơn 1/3 đường kính của tháp
– Đường ống nước vào/ra tháp cần phải được lắp thẳng không được đi lên đi xuống và phải theo tiêu chuẩn đầu ra/vào của tháp.
– Vị trí lắp đặt của tháp phải cao hơn hoặc bằng so với bình ngưng tụ
– Bơm tháp hạ nhiệt cần phải đặt thấp hơn hoặc ngang bằng với độ cao của tháp
– Khi lắp đặt hệ thống đường ống, bạn cần chừa lại một lối đi để quá trình vệ sinh, lắp đặt linh kiện tháp giải nhiệt khi hỏng hóc trở nên dễ dàng hơn
– Tránh đặt tháp quá gần tường sẽ dễ gây ra tình trạng hỏng hóc hay tạo điều kiện để rong rêu phát triển.
Với các thông tin trên đây về lắp đặt tháp giải nhiệt, hy vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn để quá trình lắp đặt, vệ sinh trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hay có nhu cầu đặt mua tháp giải nhiệt giá rẻ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi – thapgiainhietliangchi.com để được tư vấn nhanh chóng.