Trẻ sơ sinh bị vàng mắt – Nguy hiểm tiềm ẩn và cách phòng ngừa

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt

Tình trạng trẻ sơ sinh vàng mắt xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân vàng mắt thường gặp là do nồng độ Bilirubin trong máu cao. Đây là một sắc tố màu vàng được sản sinh ra trong quá trình hồng cầu phá vỡ và thay mới.

Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng mắt?
Hiện tượng vàng mắt ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ em trong độ tuổi tập đi và người trưởng thành, gan có nhiệm vụ đào thải Bilirubin qua đường ruột. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện đầy đủ nên không đủ khả năng loại bỏ hết chất này và gây ứ đọng tại mật.

  • Trẻ sơ sinh mắt vàng thường nằm trong các đối tượng sau đây:
  • Trẻ thiếu tháng, sinh non (sinh trước 37 tuần)
  • Trẻ bị thiếu sữa, thiếu dinh dưỡng
  • Nhóm máu của trẻ không tương thích với nhóm máu của mẹ: khiến cơ thể trẻ tích tụ các kháng thể phá hủy các tế bào hồng cầu, dẫn đến sự gia tăng đột ngột nồng độ Bilirubin trong máu và bé sơ sinh bị vàng mắt.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Vấn đề ở gan, viêm gan sơ sinh
  • Thiếu enzyme
  • Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu bên trong

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị vàng mắt

  • Mắt trẻ sơ sinh bị vàng, đục, quan sát thấy màu vàng ở lòng trắng mắt
  • Tay chân và vùng bụng chuyển màu vàng
  • Sốt cao
  • Bú kém, bỏ bú
  • Buồn ngủ, lừ đừ, uể oải
  • La khóc nhiều
  • Hay bị nôn trớ, đi ngoài phân lỏng
  • Phân có màu nhạt (thông thường, trẻ bú mẹ có phân màu vàng xanh và trẻ bú bình có màu vàng đậm).
  • Nước tiểu sẫm màu
vàng mắt bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện của bệnh lý vàng mắt

Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể gặp phải

Trẻ sơ sinh mắt bị vàng nếu không được điều trị kịp thời có thể mắc phải các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bệnh não cấp tính: Nguyên nhân là do Bilirubin tích tụ quá nhiều trong não, gây độc cho các tế bào não. Cha mẹ cần chú ý tới các dấu hiệu như: sốt cao, uể oải, khóc thét, bú kém, cơ thể hoặc cổ bị cong.
  • Vàng da nhân não: Bilirubin cấp tính gây tổn thương vĩnh viễn cho não, dẫn đến bại não hoặc nguy cơ tử vong
Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị vàng
Bệnh lý vàng mắt gây biến chứng về thần kinh

Cách phòng ngừa vàng mắt ở trẻ sơ sinh

  • Đảm bảo trẻ được cho ăn đầy đủ theo khuyến cáo: 8 – 10 cữ bú một ngày đối với trẻ bú mẹ và 30 – 60 ml sữa sau mỗi 2 – 3 tiếng đối với trẻ bú bình.
  • Chú ý quan sát kỹ trẻ trong 5 ngày đầu sau sinh.
  • Tình trạng mắt bé sơ sinh bị vàng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như ứ mật, viêm gan B… Do đó, cha mẹ cần đặc biệt theo dõi sức khỏe của con nếu bé 1 tháng tuổi bị vàng mắt để chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa.

Xem thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh – dấu hiệu bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Khi nào thì nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Thông thường, hiện tượng vàng mắt ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn cần đưa con đến bệnh viện khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao trên 38°C
  • Da trẻ có màu vàng đậm
  • Bú kém, hay bỏ bú, khóc thét nhiều và phản ứng chậm với môi trường xung quanh

Trên đây là tổng hợp thông tin cần biết về bệnh lý vàng mắt ở trẻ sơ sinh mà Tháp giải nhiệt Liangchi chia sẻ đến bạn đọc. Thời gian đầu sau sinh là thời điểm quan trọng nhất đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ và người thân cần đặc biệt chú ý và quan sát, nếu thấy biểu hiện gì bất thường, hãy đưa bé đến bệnh viện và cơ sở y tế ngay nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *