Bố cục của văn bản là gì? Vai trò, các thành phần bố cục văn bản

Khi ta viết một văn bản không thể tùy tiện viết ra mà tất cả đều phải dựa trên một bố cục cụ thể. Vậy bố cục của văn bản là gì? Vai trò, các thành phần bố cục văn bản ra sao? Chắc chắn bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc trên của các bạn.

Bố cục của văn bản là gì?

Khi viết một văn bản bất kỳ chúng ta không thể viết một cách tùy ý về mặt nội dung và bố cục trình bày. Bố cục văn bản chính là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, một hệ thống rõ ràng, rành mạch và hợp lý. 

Tìm hiểu về bố cục của văn bản
Khái niệm bố cục của văn bản lớp 6

Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục của văn bản cũng đều được chia thành 3 phần chính bao gồm: mở bài, thân bài và kết luận.

Vai trò và yêu cầu của bố cục văn bản

Để viết được đoạn văn bản, soạn hợp đồng hay một đoạn văn bạn cần nắm được vai trò, chức năng của bố cục văn bản, như sau:

Vai trò của bố cục văn bản

  • Giúp người viết trình bày được các vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng và chi tiết nhất.
  • Tác giả có thể dễ dàng sắp xếp nội dung theo thời gian, diễn biến câu chuyện một cách hợp lý.
  • Giúp người đọc hiểu rõ, nắm được nội dung mà mình đang đọc.
  • Tạo nên tính nghệ thuật cũng như sự thuyết phục cho văn bản.
Vai trò và yêu cầu của bố cục văn bản
Vai trò và yêu cầu của bố cục văn bản

Các yêu cầu một bố cục của văn bản bất kỳ

  • Trình tự của các phần phải liên quan với nhau, thống nhất thành một câu chuyện với nội dung rõ ràng, mạch lạc.
  • Phải thể hiện rõ mục đích của tác giả khi phân chia bố cục văn bản, mở bài, thân bài và kết bài nên viết những nội dung như thế nào để phù hợp với văn bản.
  • Giữa các thành phần phải phân biệt rạch ròi nhưng tạo thành một thể thống nhất chung về mặt nội dung.

Các thành phần bố cục văn bản

Một văn bản rõ ràng và mạch lạc thường sẽ có 3 thành phần bố cục chính gồm: mở bài, thân bài và kết bài.

– Phần mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung của câu chuyện, thông tin về tác giả, tác phẩm, nhân vật chính hay sự vật, sự việc chính.

Ví dụ: Khi mô tả về người mẹ mở bài nên giới thiệu khái quát về tên, tuổi, nghề nghiệp và mục đích khi mô tả các thông tin về người mẹ. Hoặc khi phân tích một bài thơ, đoạn văn nào đó thì đoạn mở đầu nên giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,…

Xem thêm: Văn bản là gì? Chức năng của các loại văn bản trong tiếng Việt

Các thành phần bố cục văn bản
Các thành phần bố cục văn bản

– Phần thân bài: Từ những nội dung đã được giới thiệu ở phần mở bài, phần thân bài chúng ta sẽ triển khai đi sâu vào phân tích, mô tả các nội dung đó. Từ đó giải quyết những nhiệm vụ được đặt ra, đây cũng là phần quan trọng nhất trong bố cục văn bản vì vậy câu từ, lời văn, cách sử dụng các loại động từ, danh từ, tính từ nên được lựa chọn phù hợp với mục đích và nội dung văn bản. Người dùng có hiểu được vấn đề bạn trình bày hay không được thể hiện rõ ở phần thân bài này.

– Phần kết bài: Khẳng định lại những nội dung đã phân tích ở phần thân bài và đưa ra kết luận chung nhất cho toàn bộ văn bản. Phần kết luận ta nên viết trực tiếp, ngắn gọn, xúc tích.

Bố cục của một số văn bản thường gặp 

Bố cục của văn bản tự sự lớp 6

Văn bản tự sự và miêu tả là hai loại văn bản được sử dụng phổ biến nhất ở bậc Trung học cơ sở nên sau đây thapgiainhietliangchi xin đưa ra nội dung bố cục mẫu của hai loại văn bản này để bạn đọc nắm được. 

Bố cục của một văn bản tự sự sẽ bao gồm:

– Mở bài: Giới thiệu khái quát về câu chuyện đó.

– Thân bài: Kể câu chuyện đó theo một trình tự, một cách chi tiết.

– Kết bài: Kết cục chung của câu chuyện và nêu cảm nghĩ của người viết về câu chuyện đó.

Ví dụ minh họa về bố cục của bài văn tự sự lớp 6

Để giúp các bạn đọc hình dung rõ hơn về bố cục bài văn tự sự chúng tôi xin đưa ra mẫu sau để bạn đọc tham khảo. Đề bài là “ Kể cho ông bà, bố mẹ nghe về câu chuyện thú vị của con ở trường”.

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về câu chuyện sinh hoạt ngoại khóa của con, được tham gia cuộc thi rung chuông vàng tại trường trong bữa cơm của gia đình.

+ Thân bài: Kể chi tiết về câu chuyện đó bao gồm có:

  • Thời gian sáng thứ 5 ngày tháng năm.
  • Địa điểm là tại trường học của con.
  • Hoạt động diễn ra là cuộc thi Rung chuông vàng được tổ chức cho học sinh khối 6.
  • Hoạt động của cuộc thi bao gồm có những hoạt động sau: Giới thiệu, vài tiết mục văn nghệ, tổ chức thi.
  • Diễn biến cuộc thi hấp dẫn ra sao, loại được bao bạn học sinh qua từng câu hỏi.
  • Kết quả chung cuộc ra sao bạn học sinh đạt giải là ai, học lớp nào và giải thưởng như thế nào.

+ Kết bài: Nêu cảm xúc của bản thân trước hoạt động và cảm nghĩ về cuộc thi cho ông bà, cha mẹ nghe.

Bố cục của một số văn bản thường gặp 
Bố cục của một số văn bản thường gặp

Bố cục văn bản miêu tả lớp 6

Văn bản miêu tả chủ yếu được viết ra để miêu tả về các sự vật sự việc,con vật, người được nhắc đến. Bố cục của văn bản miêu tả cũng gồm 3 thành phần chính như sau:

– Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề được miêu tả.

– Thân bài: Tập trung miêu tả sự vật sự việc, con vật, người từ chung cho đến chi tiết theo một trình tự nhất định.

– Kết bài: phát biểu cảm tưởng của bản thân về sự vật sự việc, con vật, người được miêu tả.

Ví dụ minh họa về bố cục của văn bản miêu tả lớp 6

Với đề bài “Miêu tả người thân yêu nhất của em” thì ta sẽ có một bố cục bài văn miêu tả như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp về người thân yêu nhất của mình là ai.

Công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ như trời như bể. Quả thật công cha nghĩa mẹ là thứ vô cùng thiêng liêng mà không ai có thể đếm hết được. Mẹ chính là người mang nặng đẻ đau sinh ra em, yêu thương chăm bẵm em từng ngày lớn lên. Mẹ cũng chính là người thân yêu nhất của em.

Xem thêm: Tổng hợp các dấu câu trong Tiếng Việt – Chức năng, cách sử dụng

+ Thân bài:

Tả mẹ từ chung cho đến đến chi tiết.

Giới thiệu chi tiết về mẹ: ngoại hình, tuổi tác, làm gì, ..

Ngoại hình của mẹ trông ra sao: Tóc dài/ngắn, thẳng hay xoăn; mắt tròn như bồ câu hay mắt đen; mũi; miệng;.. dáng người cao béo, thấp gầy, bụ bẫm, dong dỏng ra sao?…

Tính cách mẹ như nào: hiền lành; dịu dàng; thật thà; tốt bụng;…

Cách mẹ đối xử với mọi người xung quanh ra sao?

Cách mẹ dạy dỗ em hàng ngày như thế nào?

+ Kết bài: Nêu lên tình cảm dành cho mẹ và cảm nghĩ về mẹ, về những vất vả khó khăn của mẹ.

Bài viết trên là những kiến thức về bố cục của văn bản là gì, mong rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn có thể biết được tác dụng, chức năng, vai trò của văn bản. Đặc biệt là biết được các thành phần bố cục văn bản để có thể xây dựng một bố cục hợp lý trước khi viết một văn bản bất kỳ.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *